VAI TRÒ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Viện kiểm sát nhân dân có vai trị và nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ chế độ XHCN và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của cơng dân; bảo đảm mọi hành vi vi phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân phải được xử lý theo pháp luật. Một trong những hoạt động cơ bản để thực hiện chức năng nhiệm vụ đó là THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự, trong

đó ADPL ở giai đoạn này nhằm quyết định truy tố người phạm tội ra trước Toà án, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội là một nội dung hết sức quan trọng.

Áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự của VKSND có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật; kích thích tư duy pháp lý mới; tạo cho cơng dân hiểu và tự giác tuân thủ pháp luật. Thực tế cho thấy, các quy phạm pháp luật nói chung và các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự nói riêng đều được kiểm nghiệm qua quá trình điều tra cơng khai tại phiên tồ, kiểm nghiệm về tính phù hợp hay khơng phù hợp, tính có căn cứ hay khơng có căn cứ... là cần phải có những quy định mới hay cần sửa đổi bổ sung những quy định cụ thể nào khác.... Qua công tác này, phát hiện ra những dạng vi phạm pháp luật mới, những dạng quan hệ xã hội mới cần phải có những quy phạm pháp luật điều chỉnh kịp thời, những quy phạm đã lạc hậu, chồng chéo cần thay thế sửa đổi.

Áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự, giai đoạn điều tra cơng khai tại phiên tồ, có ý nghĩa quan trọng. Thơng qua hoạt động của mình, VKS nhấn mạnh, làm rõ hành vi phạm tội, động cơ mục đích, tác hại của tội phạm, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội để giáo dục riêng và phòng ngừa chung, đồng thời kiến nghị các cơ quan hữu quan có biện pháp phịng ngừa, hạn chế vi phạm và tội phạm. Công tác vận động tuyên truyền của VKS không chỉ đối với các đối tượng vi phạm, tội phạm mà còn tác động rộng lớn trong cộng đồng dân cư, các cơ quan ban ngành hữu quan, đặc biệt là đối với những phiên toà điển hình, phiên tồ xét xử lưu động.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w