QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 79 - 85)

PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM

SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngày 02/01/2002 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới”. Để tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải cách tư pháp, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” Đánh giá về công tác tư pháp trước năm 2002, Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu:

Trong những năm qua, tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm và các tranh chấp, xảy ra nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, nhưng công tác tư pháp đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân, bảo vệ pháp

chế XHCN, phục vụ tích cực cơng cuộc đổi mới; phần lớn cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hồn thành nhiệm vụ, nhiều đồng chí đã tận tuỵ với cơng việc, có những trường hợp hy sinh cả tính mạng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm. Tuy nhiên, chất lượng cơng tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của cơng dân, làm giảm sút lịng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp [2, tr.1].

Để khắc phục tồn tại, nhược điểm nêu trên, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong cơng tác tư pháp, Bộ Chính trị đã yêu cầu quán triệt các quan điểm chỉ đạo là:

Công tác tư pháp phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế; giữ vững bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cơng tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, tội tham nhũng và các loại tội phạm có tổ chức; bảo vệ trật tự, kỷ cương; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cơng dân. Phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội tham gia vào công tác tư pháp. Các cơ quan tư pháp phải dựa vào nhân dân để hoạt động, đồng thời phải là lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân

trong đấu tranh phòng chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp. Xây dựng cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh và từng bước hiện đại, góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng và Nhà nước [2, tr.2-3].

Để kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi và ban hành nhiều Luật, Bộ luật, Pháp lệnh đó là sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 (tháng 12/2001); ban hành Luật tổ chức VKSND, Toà án nhân dân năm 2002, Pháp lệnh KSV, Pháp lệnh Thẩm phán năm 2002; BLTTHS năm 2003, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004...

Quán triệt quan điểm chỉ đạo trên, nhìn chung thời gian qua, VKSND đã thực hiện tốt chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp; hoạt động kiểm sát được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án, chất lượng, hiệu quả công tác được nâng lên...

Đánh giá kết quả triển khai và thực hiện các Nghị quyết của Đảng, nhất là việc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu:

Cơng cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp uỷ, tổ chức Đảng lãnh đạo và thực hiện với quyết tâm cao, đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm đối với cơng tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, những kết quả đó mới chỉ là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Cơng tác tư pháp cịn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp còn

nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp cịn thiếu, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn cịn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.... Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng... Địi hỏi của cơng dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao [3, tr.1].

Để đáp ứng nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, vì mục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao” [3, tr.2], Bộ Chính trị đã nêu rõ cải cách tư pháp phải quán triệt các quan điểm chỉ đạo như sau:

Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với đổi mới công tác lập pháp, cải cách hành chính.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội trong q trình cải cách tư pháp. Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân.

Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp XHCN Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngồi phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai.

Cải cách tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc

Đồng thời, Nghị quyết 49-NQ/TW cũng đã xác định các nhiệm vụ cải cách tư pháp, như hồn thành chính sách pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp, trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch vững mạnh; hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp; bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp... [3, tr.2].

Tiếp đó, Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khố X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã xác định:

Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo tinh thần và nội dung Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị. Tiến hành cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; ban hành quy định cụ thể để thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra... Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao... Nâng cao phẩm chất, năng lực,

trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cơ quan tư pháp các cấp để đủ sức phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các loại tội phạm và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong xã hội, nhất là ở cấp sơ thẩm, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Các Nghị quyết của Đảng đã đề cập một cách khá chi tiết nhưng hết sức toàn diện những vấn đề về cải cách tư pháp, cả về tổ chức lẫn hoạt động, trong đó chú trọng vấn đề tăng cường chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử. Đặc biệt nhấn mạnh nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp trong đó có VKSND nói chung và cơng tác ADPL trong THQCT ở lĩnh vực XXST nói riêng nhằm đảm bảo việc truy tố, xét xử được minh bạch, khách quan, dân chủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Trên cơ sở các chủ trương, quan điểm, định hướng cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng và thực tiễn đấu tranh phũng, chống tội phạm thời gian quan; căn cứ vào các điều kiện thực tế về đội ngũ KSV, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của VKSND, để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn XXST các VAHS của VKSND thành phố Hà Nội , theo chúng tôi cần quán triệt một số quan điểm cụ thể sau:

Một là, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai

đoạn XXST cỏc VAHS của VKSND thành phố Hà Nội phải đảm bảo quán triệt đầy đủ, đúng đắn toàn diện các quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN và hội nhạp quốc tế; phải trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta và đảm bảo sự lónh đạo tồn diện của Đảng, sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan dân cử và nhân dân.

Hai là, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai

đoạn XXST cỏc VAHS của VKSND thành phố Hà Nội phải được tiến hành đồng bộ với cải cách tư pháp và cải cách hành chính, với việc đổi mới và kiện tồn các cơ quan tư pháp, đồng thời phải nhằm nâng cao và bảo đảm sự độc lập của hoạt động tư pháp.

Ba là, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn

XXST các VAHS của VKSND thành phố Hà Nội phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ của VKSND các cấp.

Bốn là, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai

đoạn XXST các VAHS của VKSND thành phố Hà Nội phải bảo đảm tính kế thừa truyền thống, kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của các cơ quan công tố/kiểm sát của Nhà nước ta trong 70 năm qua, nhất là 50 năm tổ chức và hoạt động của VKSND; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của cơ quan công tố/kiểm sát của các nước trên thế giới và trong khu vực, phù hợp với truyền thống văn hố, điều kiện chính trị, kinh tế, xó hội cụ thể của nước ta.

Năm là, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai

đoạn XXST các VAHS của VKSND thành phố Hà Nội phải được tiến hành khẩn trương, tích cực, nhưng cần phải thận trọng, có bước đi vững chắc, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hố, xó hội, trỏnh gõy xỏo trộn, giỏn đoạn cho hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động THQCT và hoạt động kiểm sát nói riêng, bảo đảm tính liên tục, hiệu quả của cuộc đấu tranh phũng ngừa và chống tội phạm, vi phạm phỏp luật.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w