tra của Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dưới
Thực tiễn cho thấy việc quản lý, chỉ đạo, điều hành có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy hiệu lực, hiệu quả công tác THQCT. Hoạt động này phải bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành; để công tác
quản lý, chỉ đạo, điều hành thực sự phát huy hiệu quả, đồng thời phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng cấp Kiểm sát trong THQCT cần làm tốt một số vấn đề sau:
Đổi mới và tăng cường hơn nữa trách nhiệm quản lý nghiệp vụ của Viện trưởng, tránh tình trạng chỉ coi trọng hoạt động quản lý hành chính mà khơng chú trọng quản lý nghiệp vụ hoặc tư tưởng "khoán trắng" trách nhiệm cho Phó viện trưởng phụ trách khối hoặc KSV. Chú trọng dành thời gian kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu vụ án trước khi quyết định;
Viện kiểm sát nhân dân cấp trên cần tăng cường và thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra và hướng dẫn ADPL đối với VKSND cấp dưới, qua đó nắm được thực chất hoạt động nghiệp vụ, kịp thời phát hiện những sai phạm, thiếu sót để uốn nắn, rút kinh nghiệm chung;
Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt các chế độ báo cáo nghiệp vụ như báo cáo thỉnh thị, báo cáo kết quả xét xử... Tăng cường cơng tác nắm tình hình thơng qua dư luận xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng đánh giá về vụ án để kiểm nghiệm thực tế, kiểm tra lại kết quả và có phương hướng chỉ đạo giải quyết;
Phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng bộ phận, mỗi cán bộ, KSV nhằm phát huy hết năng lực, sở trường của mỗi cá nhân và từng bộ phận và bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với những cá nhân có thành tích hoặc nghiêm khắc xử lý kỷ luật cá nhân thiếu trách nhiệm, vi phạm về đạo đức, lối sống, nghiệp vụ chuyên môn, kể cả đối với những trường hợp do yếu kém, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành dẫn đến sai phạm;
Chú trọng hoạt động tổng kết thực tiễn, xây dựng các đề tài, chuyên đề nghiệp vụ, hướng dẫn chung trong tồn ngành; hệ thống hóa các văn bản pháp luật.