Bảo đảm về tổ chức

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Bảm đảm về mặt tổ chức là yêu cầu không thể thiếu và là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng hoạt động của mỗi cơ quan tổ chức nói chung, của hoạt động ADPL trong THQCT của VKSND nói riêng. Bởi lẽ, nếu chỉ có các bảo đảm về cơ sở pháp lý, các chế định dù đã ở mức độ hệ thống, đầy đủ nhất cũng chưa đáp ứng được u cầu bởi khơng có con người thực thi thì nó cũng chỉ tồn tại trên trang giấy. Suy cho cùng mọi hoạt động đều do con người và phụ thuộc vào khả năng chun mơn, bản lĩnh chính trị của những người trực tiếp làm công tác ADPL. Đối với VKSND đó là Viện trưởng, Phó viện trưởng, các KSV và các cơng chức, viên chức giúp việc.

Trình độ, năng lực quản lý và phẩm chất chính trị đạo đức của cán bộ, công chức là những yếu tố quyết định bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả. Trình độ, năng lực yếu kém, thiếu trách nhiệm, thiếu chủ động trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật hiện hành thì co thể sẽ dẫn tới sai phạm. Đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan tư pháp nếu trình độ năng lực yếu kém sẽ tác động trực tiếp đến việc ADPL dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm, xét xử thiếu công minh. Thực hiện pháp luật nghiêm minh là yêu cầu đối với tất cả các chủ thể thực hiện pháp luật, nhưng đối với cán bộ của các cơ quan tư pháp dường như yêu cầu khắt khe hơn vì hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ cơng chức có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật nói chung và ADPL nói riêng. Người cán bộ cơng chức có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng khơng những ln chấp hành, tuân thủ pháp luật nghiêm minh, có những xử sự theo đúng yêu cầu của pháp luật mà quan trọng hơn là trong q trình thực thi cơng vụ việc thực hiện pháp luật của họ bảo đảm nghiêm minh, kịp thời. Sở dĩ có thể khẳng định như trên vì người cán bộ, cơng chức có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức

cách mạng trong sáng thì nhân cách, phẩm giá, lương tâm của họ sẽ đạt được các giá trị chuẩn mực phù hợp với yêu cầu thực hiện pháp luật. Bản thân họ với những giá trị ấy khơng những khơng làm gì trái pháp luật mà cịn tích cực chủ động, nêu cao tinh thần và trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực được giao. Trái lại, những cán bộ, công chức phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, thối hố biến chất về đạo đức, lối sống sẽ dễ bng thả, vi phạm pháp luật, thậm chí tiếp tay, bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật để trục lợi. Như vậy, để bảo đảm thực hiện pháp luật theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức ngồi việc tăng cường, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Ngành Kiểm sát nhân dân được thành lập từ ngày 26/7/1960 theo Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND năm 1960 đến nay đã trải qua hơn 50 năm. Trước yêu cầu và nhiệm vụ cải cách tư pháp hiện nay, ngành Kiểm sát cần phải được kiện toàn một cách cơ bản, toàn diện. Về chức năng, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật tổ chức VKSND năm 2002 và BLTTHS năm 2003 đều xác định VKS thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp. Về mặt tổ chức cũng đã có sự điều chỉnh cơ bản theo hướng tinh gọn và phù hợp với tổ chức của các cơ quan tư pháp khác. Đội ngũ KSV làm công tác THQCT cũng ngày càng được kiện toàn theo hướng chú trọng nâng cao cả về năng lực chuyên mơn và phẩm chất đạo đức để có thể thực hiện tốt chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới hiện nay, ngành Kiểm sát nói chung và VKSND thành phố Hà Nội nói riêng cần tiếp tục đổi mới về tổ chức và hoạt động cho phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp. Đây là nhiệm vụ

có tầm chiến lược, địi hỏi phải được quan tâm thực hiện thường xuyên và liên tục với những biện pháp và bước đi phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể.

Cùng với q trình đổi mới, kiện tồn tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm sát cũng phải đổi mới kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp khác, đặc biệt là Toà án và Cơ quan điều tra, các cơ quan bổ trợ tư pháp.... Kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này là yếu tố quan trọng đảm bảo việc ADPL trong THQCT của VKSND.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w