YÊU CẦU VÀ CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.3.1. Yêu cầu

Áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự của VKSND là nhằm mục đích chứng minh tội phạm, người phạm tội; bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vơ tội. Để đạt được các mục đích đó cần nhiều yếu tố, đặc biệt là chất lượng ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra và truy tố các vụ án hình sự. Trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay, vấn đề bảo đảm, nâng cao chất lượng ADPL trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự lại càng quan trọng, đòi hỏi đáp ứng những yêu cầu mang tính lý luận, thực tiễn.

Từ thực tiễn hoạt động này và yêu cầu đặt ra của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay; trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng và các quy định của pháp luật có thể xác định yêu cầu cơ bản đối với ADPL trong THQCT ở giai đoạn XXST các VAHS của VKSND, đó là:

Thứ nhất, phải tơn trọng sự thật khách quan. Mục đích của hoạt động

ADPL trong THQCT ở giai đoạn này là điều tra công khai vụ án tại phiờn tũa, làm rõ sự thật các tình tiết của vụ án, chứng minh hành vi phạm tội, người phạm tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của bị cáo và quy kết TNHS đối với bị cáo.

Do vậy, yêu cầu của hoạt động này là phải dựa trên các tình tiết, chứng cứ của vụ án, các quy định của pháp luật. Khi có căn cứ xác định các tình tiết của vụ án là khách quan thì phải phân tích, đánh giá, đưa ra luận cứ để kết luận bảo vệ sự thật đó. Nếu ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có căn cứ, phù hợp quy định của pháp luật và với diễn

biến khách quan của vụ án thì KSV cần có thái độ đúng mức tiếp thu, đề xuất với HĐXX các biện pháp xử lý phù hợp với quy định pháp luật. Đây cũng chính là một trong những yêu cầu đổi mới trong tiến trình cải cách tư pháp.

Thứ hai, yêu cầu hợp pháp, đảm bảo tính tối cao của pháp luật. Đây là

yêu cầu cơ bản của q trình ADPL này, nó địi hỏi khi ADPL phải phù hợp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, theo quy định của BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Pháp luật hiện hành đó quy định cụ thể về nhiệm vụ quyền hạn của VKSND và của KSV. Quá trình thực hiện các biện pháp này của VKS phải phù hợp, đúng theo các quy định của pháp luật. Tính hợp pháp của việc ADPL trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự của VKS thể hiện ở việc truy tố, THQCT tại phiên tồ có thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay không.

Thứ ba, yêu cầu chính xác, khách quan. áp dụng pháp luật trong THQCT

ở giai đoạn XXST của VKSND là nhằm xác định cơng khai tại phiên tồ xem hoạt động điều tra, truy tố đã đảm bảo thực hiện đúng pháp luật hay chưa; đảm bảo cho mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh và đúng theo các quy định của pháp luật; đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng chính sách pháp luật. Chính vì vậy, các quyết định ADPL của VKS phải ln chính xác, khách quan. Điều này đòi hỏi trước khi ADPL cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hình sự, các tài liệu, chứng cứ mà VKS tự thu thập, đặc biệt là kết quả điều tra cơng khai tại phiên tồ.

Tính chính xác, khách quan của ADPL trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự của VKS được thể hiện bằng việc vận dụng đúng nội dung của các quy định pháp luật. Khi áp dụng, địi hỏi phải đánh giá phân tích kỹ những quy phạm pháp luật cần áp dụng; nội dung quy phạm pháp luật cần

điều chỉnh. Tính chính xác, khách quan cịn thể hiện ở chỗ khi ADPL người có thẩm quyền khơng được áp đặt ý chí chủ quan của mình; đánh giá các tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra một cách sơ sài hoặc phụ thuộc vào các tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra khi ra các quyết định ADPL mà phải căn cứ vào kết quả điều tra cơng khai, kết quả tranh tụng tại phiên tồ.

Như vậy, hợp pháp, chính xác và khách quan là những yêu cầu cơ bản của hoạt động ADPL trong THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự của VKSND. Thực hiện tốt các yêu cầu này thì hoạt động ADPL của VKSND sẽ đạt hiệu quả cao; đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w