Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 75 - 79)

Những hạn chế, tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân nhưng có thể kể đến những nguyên nhân khách quan và chủ quan chính như sau:

* Nguyên nhân khách quan

Một là, trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế thị trường

ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường, tội phạm hình sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Nhiều vụ án giết người, cướp tài sản, hiếp dâm xảy ra gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội rất tinh vi; trong lĩnh vực kinh tế, nạn tham nhũng và một số tội phạm mới phát sinh. Mặc dù các cơ quan tiến hành tố tụng hỡnh sự cũng đã được chú trọng đầu tư về con người, cơ sở vật chất nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là về trang thiết bị và phương tiện làm việc nên phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng THQCT.

Hai là, vẫn còn nhiều điều luật của BLHS quy định chung chung không

cụ thể nhất là việc định lượng, xác định mức độ gây hậu quả của tội phạm như việc xác định thế nào là nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng chưa rõ ràng, cụ thể. Việc hướng dẫn, giải thích luật của các cơ quan tư pháp Trung ương cịn chậm, khơng kịp thời làm cho việc nhận thức và ADPL hình sự trong thực tiễn cịn gặp khó khăn, thiếu thống nhất. Cơng tác hệ thống hố văn bản quy phạm pháp luật cũng chưa được quan tâm đúng mức, vừa thiếu vừa không đồng bộ, lại thiếu thống nhất nên đã gây ra những khó khăn trong nhận thức và ADPL trong THQCT.

Ba là, các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trách nhiệm của Điều

tra viên, KSV và Thẩm phán không đầy đủ và chưa rõ ràng, một số quy định mang tính hình thức. Trong khi Điều tra viên, KSV và Thẩm phán là lực

lượng trực tiếp và là lực lượng chủ yếu tiến hành tố tụng thì lại bị hạn chế về quyền năng trong tố tụng, còn những người gián tiếp chỉ đạo các hoạt động tố tụng (Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS, Chánh án, Phó chánh án Tồ án) lại được luật quy định và giao cho những quyền năng rất rộng; điều đó đã hạn chế đến tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của Điều tra viên, KSV và Thẩm phán.

Bốn là, nhiệm vụ được giao là nặng nề, nhất là cấp quận, huyện sau khi

được tăng thẩm quyền, dù đã được chú trọng tăng cường nhưng lực lượng KSV ở một số đơn vị cịn ít. Việc phân cơng, điều động cán bộ, KSV có lúc, có nơi cịn thiếu khoa học, chưa phù hợp với năng lực, sở trường nên chưa phát huy hết sự nhiệt huyết và sức sáng tạo của mỗi cán bộ, KSV.

Năm là, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, KSV

chưa phù hợp với trách nhiệm và tính chất cơng việc. Chính sách tiền lương cùng với tác động mặt trái của cơ chế thị trường gây ảnh hưởng khơng ít đến tâm lý, tư tưởng cán bộ KSV, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công tác ADPL trong THQCT.

* Nguyên nhân chủ quan

Một là, do năng lực, trình độ chun mơn và kỹ năng nghiệp vụ của

một số KSV còn hạn chế, yếu kém dẫn đến việc nhận thức và ADPL không đúng; chưa nhận thức được đầy đủ, thấu đáo về vị trí, vai trị và thẩm quyền của VKS trong hoạt động TTHS nói chung cũng như trong hoạt động THQCT ở giai đoạn XXST các vụ án hình sự nói riêng. Do đó, trong q trình giải quyết án, KSV mắc nhiều sai sót khi ADPL từ hoạt động nghiên cứu hồ sơ đến THQCT tại phiên toà.

Hai là, một số KSV còn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực

hiện nhiệm vụ, còn chủ quan chưa làm tròn trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án và THQCT, nờn chưa phát hiện những mâu thuẫn giữa các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Ba là, chất lượng KSV chưa đồng đều và chưa được đào tạo một cách

tồn diện, nhất là về chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp. Trong một số vụ án, KSV khơng có khả năng hệ thống, tổng hợp và phân tích được đầy đủ các chứng cứ của vụ án; kỹ năng THQCT và tranh luận, đối đáp tại phiên tòa của các KSV còn hạn chế, chưa sắc bén, đặc biệt là đối với những vụ án phức tạp, các bị cáo thực hiện tội phạm có tính chất đồng phạm, có nhiều luật sư tham gia bào chữa. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp, nhất là việc đào tạo bồi dưỡng cho KSV về kỹ năng THQCT tại phiên toà.

Bốn là, công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, và chỉ đạo của

VKSND cấp trên đối với cấp dưới của Lãnh đạo Viện đối với KSV có lúc, có nơi chưa được chú trọng, thiếu kịp thời và khơng thường xuyên. Nhất là ở cấp quận, huyện, việc kiểm tra, chỉ đạo, điều hành KSV dưới quyền thực hiện các thao tác nghiệp vụ theo Quy chế nghiệp vụ còn chưa chặt chẽ, nhiều khi chỉ quan tâm đến giai đoạn truy tố bị can ra trước Tòa, mà chưa chú ý kiểm tra việc thực hiện các kỹ năng, thao tác nghiệp vụ của KSV tại phiên tòa. Trong một số vụ án, khi gặp khó khăn, vướng mắc về đánh giá chứng cứ và đường lối xử lý vụ án cấp dưới thỉnh thị, nhưng VKSND cấp trên trả lời chưa sát, không kịp thời, chung chung. Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương những năm qua đã chặt chẽ và hiệu quả hơn theo Quy ước liên ngành, song có lúc, có nơi cịn chưa nhịp nhàng, chưa vì nhiệm vụ chung đấu tranh phịng và chống vi phạm, tội phạm.

Năm là, những quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ của

VKSND nói chung và của KSV nói riêng cịn nhiều vướng mắc là trở ngại và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác THQCT. Cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan điều tra và VKS đã chú trọng xây dựng song cịn có quy định chưa rõ ràng, thiếu cơ sở thực hiện nên đã hạn chế đến kết quả ADPL của VKSND. Pháp luật hiện hành cũng cịn có quy định liên quan đến trách

nhiệm của VKS khi THQCT trong giai đoạn XXST các vụ án hình sự cịn chưa phù hợp, chưa thật sự tạo cơ chế để KSV chủ động, tự chịu trách nhiệm về hành vi tố tụng của mình.

Sáu là, hoạt động tổng kết rút kinh nghiệm, xây dựng các chuyên đề

của VKS thành phố liên quan đến hoạt động ADPL THQCT đã được chú trọng thực hiện, song hiệu quả có nội dung cịn chưa cao, có chun đề cịn nặng về báo cáo số liệu, chưa tổng kết rút ra được bài học kinh nghiệm sâu sắc và làm thường xuyên.

Kết luận chương 2

Trong các năm 2007-2011, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW, 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tiến bộ so với trước, góp phần quan trọng cùng Tịa án xột xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật được cấp uỷ, chính quyền địa phương và Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng còn những hạn chế nhất định. Do có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng trước hết phải kể đến đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên vừa yếu về chất lượng, vừa thiếu về số lượng; công tác quản lý, chỉ đạo điều hành việc áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự có lúc, có nơi cịn bất cập, đạt hiệu quả chưa cao. Trong khi đó tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp; phương tiện vật chất còn lạc hậu, thiếu thốn, chế độ tiền lương chậm đổi mới, chưa phù hợp với tính chất cơng việc và trách nhiệm ngày càng cao.

Vì vậy, luận văn đã đi sâu phân tích những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại; đồng thời làm rõ nguyên nhân của những mặt đạt được cũng như nguyên nhân của những tồn tại trong hoat động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, để trên cơ sở đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Chương 3

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w