Trong gia đình hơn nhân với tộc người Kinh (Việt)

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 55)

2.1. Biến đổi cấu trúc trong gia đình mẫu hệ của người Êđê

2.1.5. Trong gia đình hơn nhân với tộc người Kinh (Việt)

tr.164]

Hiện nay, người Kinh chiếm 70% tổng số dân tồn thành phố Bn Ma Thuột, mối quan hệ giữa người Kinh với các tộc người thiểu số, đặc biệt là người Êđê ngày càng phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực như cư trú, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa, xã hội và đặc biệt là trong hơn nhân. Đây là một trong những mối quan hệ quan trọng bởi sự kết hợp này nó ảnh hưởng, tác động đến sự biến đổi về mặt văn hóa truyền thống cũng như tơn giáo tín ngưỡng… Mối quan hệ này sẽ tạo ra những yếu tố tích cực và tiêu cực do khách quan hay chủ quan đem lại.

Thứ nhất: Yếu tố tích cực mà mối quan hệ này đem lại, đó là sự phát

nghiệm trong sản xuất theo mùa vụ (thâm canh, tăng vụ), tiếp cận với khoa học kỹ thuật với phương thức sản xuất mới chứ không theo lối sản xuất du canh du cư như trước. Biết trao đổi hàng hóa theo thị trường, chi tiêu tiết kiệm và có kế hoạch trong đời sống cải thiện kinh tế gia đình và nâng cao mức sống.

Thứ hai: Hôn nhân hỗn hợp giữa người Êđê và người Kinh gia tăng

cũng khiến cho mối quan hệ tộc người được cải thiện đáng kể, sống đoàn kết tương trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa và lối sống, người Êđê đã từng bước tiếp thu cách bố trí nơi ở, vệ sinh mơi trường, làng xóm cho phù hợp với cảnh quan đơ thị.

Thứ ba: Trình độ dân trí và quan niệm về giáo dục con cái của người Êđê

ngày càng cải thiện theo hướng phát triển, đầu tư cho con cái học tập để từ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết của con em mình về xã hội mới, xã hội của sự giao lưu tiếp xúc với cái mới cái phát triển để gạt bỏ cái hủ tục, yếu kém lạc hậu.

Bên cạnh quan hệ tốt đẹp, đoàn kết, hợp tác, đồng cảm và chia sẻ giữa người Kinh với các tộc người thiểu số Tây Nguyên đặc biệt là người Êđê vẫn cịn có một số yếu tố không mong muốn. Những yếu tố này thể hiện ở các khía cạnh và cấp độ khác nhau trong đời sống gia đình và các mối quan hệ xã hội khác như: sự khác biệt về văn hóa truyền thống trong gia đình của người Kinh và người Êđê dẫn đến vấn đề nhìn nhận, tiếp thu các yếu tố văn hóa của nhau cịn nhiều trở ngại. Ở 3 buôn khảo sát, số lượng người Êđê kết hơn với người kinh có số lượng khá cao: bn Alê A có 16 hộ chiếm 9,5%, bn Akǒ Siêr có 20 hộ chiếm 5,6% và bn Êa Bǒng có 8 hộ chiếm 4%. Theo số liệu của sổ bộ tại địa bàn cho thấy, đối tượng kết hôn với người Êđê tại địa phương hầu như từ nơi khác di cư tự do đến sinh sống và làm ăn như vợ chồng chị H’Lang Byă và anh Đàm Sỹ Kiều sinh được hai người con đặt tên là cháu Đàm Kiều Lan Byă (2002) và Đàm Byă Kiều Phương (2009), nguyên quán buôn Alê A, thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Tại bn Akǒ Siêr có

gia đình anh Lê Hồng Anh quê ở Nghệ An lấy chị H’Hạ Êban và đặt tên con là Lê Đức Êban, nguyên quán buôn Akǒ Siêr, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Sự kết hợp này tạo ra sự biến đổi trong cách đặt tên con, con mang song họ nhưng nguyên quán phần lớn vẫn theo nguyên quán của người cha hoặc người mẹ là người Êđê vì họ nhận thức được rằng như thế con cái họ sẽ được bảo vệ và hưởng lợi từ chính sách của Nhà nước mặt khác họ có thể bảo vệ giống nòi đối với phụ nữ Êđê cũng như phong tục, tập quán của mình (đối với người đàn ông Êđê).

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)