3.2. Những vấn đề cần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gia
3.2.3. Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể thông qua nét sinh hoạt gia đình
gia đình của tộc người Êđê
Văn hố phi vật thể gồm nhiều yếu tố cấu thành. Trong khuôn khổ nội dung của luận văn chỉ đề cập đến đôi nét về ngôn ngữ - chữ viết, nghi lễ - lễ hội, âm nhạc, luật tục, nghề thủ công truyền thống… liên quan mật thiết đến văn hóa gia đình của người Êđê trước sự tác động của nền kinh tế thị trường. Tiếng nói của người Êđê thuộc nhóm ngơn ngữ Mala-Polynesia (ngữ hệ Nam Ðảo), có quan hệ gần gũi với tiếng Jrai. Dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường như hiện nay thì ngơn ngữ của người Êđê nói riêng và một số dân tộc bản địa nói chung phần nào bị chi phối. Việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ vẫn được đồng bào bảo tồn và sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó cũng chịu sự tác động của một số ngơn ngữ khác từ bên ngoài như: của người Kinh hay người M’nông… trong mối quan hệ giao tiếp.
Song song với ngôn ngữ là chữ viết, việc sử dụng chữ phổ thông đã trở thành phổ biến trong tộc người Êđê và các tộc người thiểu số khác. Ở
những vùng sống xen cư với người Kinh như buôn Alê A, buôn Akǒ Siêr tiếng Việt đã trở thành ngơn ngữ thứ hai, thậm chí đã có những hiện tượng học sinh học thẳng chữ Việt mà không học qua chữ mẹ đẻ, nên có những trường hợp khơng biết hoặc quên hẳn chữ mẹ đẻ trong một bộ phận tầng lớp thanh thiếu niên người Êđê hiện nay.
Việc gìn giữ ngơn ngữ, chữ viết Êđê trong sinh hoạt của mỗi gia đình truyền thống người Êđê thơng qua sự giáo dục con cái trong gia đình bằng lời nói vần, bằng lời ca, tiếng hát… Trong dịng họ, buôn làng giáo dục các thành viên của gia đình thơng qua luật tục… là điều rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, vì tiếng nói là vốn văn hố duy nhất chứa đựng nhiều thơng tin về lịch sử, xã hội, văn hoá quan trọng của một tộc người trong mối quan hệ với các dân tộc khác.
Nghi lễ - lễ hội trong mỗi gia đình hay cộng đồng của bn làng người Êđê chính là nơi sinh hoạt văn hố của cộng đồng. Có rất nhiều lễ hội trong một năm của người Êđê hiện vẫn được tồn tại, người Êđê quan niệm rằng: Cuộc sống của con người hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của thần linh, từ trong lao động sản xuất đến sự chết chóc… mọi hoạt động đều phải cầu xin thần linh cho phép. Ngày nay, do có sự tác động của môi trường văn hố bên ngồi nên trong đời sống của đồng bào người Êđê các nghi lễ - lễ hội ngày một ít đi. Để tiến hành một nghi lễ hay lễ hội nào đó đơi khi cịn phải phụ thuộc vào bên ngồi mà khơng theo chu kỳ hay quy định thời gian và không gian theo kiểu truyền thống. Trong các nghi lễ, lễ hội, âm nhạc là món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong mỗi cộng đồng tộc người dù đó là tộc người nào. Hiện nay, môi trường diễn xướng của các bài hát dân ca nói riêng, âm nhạc nói chung của người Êđê dần dần nhường chỗ cho những dịng âm nhạc được du nhập từ bên ngồi. Điều đó thể hiện rõ nét nhất là sự du nhập các bài hát của người Kinh hay những bài hát du nhập từ phương Tây tồn tại song song với những bài dân ca truyền thống. Đây là tính tất yếu của sự hội nhập, nhưng nó
cũng có tác động không nhỏ ảnh hưởng đến nền âm nhạc dân gian của người Êđê.
Đối với văn hóa gia đình của người Êđê, những điều, nội dung của luật tục về hơn nhân và gia đình rất phong phú, nhiều điều khoản có tính giáo dục cao cần được bảo tồn trong điều kiện hiện nay. Qua 236 điều khoản của luật tục thì vấn đề hơn nhân được chú trọng hàng đầu và có nhiều quy định nhất (48 điều) và cũng chặt chẽ nhất, từ việc trao vịng đính hơn đến việc q hẹn, khơng nộp đủ của dẫn cưới đều có ràng buộc, xử phạt, tính bền vững trong hôn nhân, ly hôn khi đã trao vịng hay trường hợp người chồng chết mà khơng có người để nối thì gia đình gốc của anh ta không được chia phần trong số của do anh ta làm chung với vợ mà có, mà chỉ được nhận lại số của hồi môn v.v… Rõ ràng, yếu tố con người, giá trị lớn nhất của xã hội được luật tục này xem trọng. Còn đối với các mối quan hệ trong gia đình, luật tục chỉ rõ trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, nếu con gái khơng nghe lời cha, mẹ thì bị phạt như thế nào? Về những con, cháu khơng chăm sóc cha mẹ, ông bà, chúng không được thừa kế; tài sản sẽ thuộc về người đàn bà nào chăm sóc họ trong tuổi già, hoặc do họ nuôi (làm con, cháu).
Một giá trị văn hóa phi vật thể khơng thể khơng kể đến đó là nghề dệt thổ cẩm, đây là nét đẹp văn hóa cổ truyền khơng thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Tây Nguyên nói chung và đồng bào Êđê nói riêng. Ngày xưa người con gái Êđê từ khi lên mười tuổi đã được bà, mẹ dạy cho cách dệt vải. Đến tuổi đi “bắt” chồng (tức là đến tuổi lấy chồng) phải tự tay dệt được bộ váy, áo thật đẹp để dùng vào các dịp lễ, tết, ngày hội của buôn làng. Những năm gần đây, đời sống kinh tế khá giả, vải vóc, quần áo dệt may hiện đại nhiều nên bà con trong buôn làng đã thay những sản phẩm thổ cẩm truyền thống bằng những bộ trang phục hiện đại như quần tây, quần bò, áo sơmi… nên nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Êđê đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Tìm cách để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống là việc làm thiết thực ngày
từ trong mỗi gia đình người Êđê mẹ truyền cho con gái, bà truyền cho cháu gái, chị truyền cho em là việc làm thiết thực nhất đồng thời cần vận động chị, em trong buôn cùng giúp đỡ nhau bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người Êđê.
Bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống góp phần mang lại cho thế hệ trẻ trong đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Êđê nói riêng biết giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa trong đời sống gia đình đồng thời hiểu rõ tầm quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày nay, trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước và trong bối cảnh giao lưu tiếp biến văn hóa, người Êđê nói chung và người Êđê trên địa bàn thành phố Bn Ma Thuột nói riêng cần phải gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống, đồng thời coi trọng việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ thông qua âm nhạc truyền thống, phải tăng cường giáo dục đạo đức trong gia đình, việc giáo dục đạo đức trong gia đình là hết sức cơ bản và quan trọng nó giúp cho các thành viên trong gia đình có ý thức trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống của cộng đồng, đồng thời tiếp thu cái mới để phát huy nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.
Trong sự đan xen, giao lưu giữa các nền văn hoá, một số nét văn hoá của dân tộc Êđê mất đi theo tính tất yếu của quy luật đào thải nhằm loại trừ những cái cũ, lạc hậu khơng cịn phù hợp với hiện tại. Cần chọn lọc, tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các nền văn hoá khác làm phong phú thêm cho nền văn hố truyền thống chứa đựng tính mẫu hệ của người Êđê trước sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì giá trị văn hóa phi vật thể của người Êđê ở thành phố Buôn Ma Thuột vẫn tự khẳng định được bản sắc văn hố của dân tộc mình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.