Các mối quan hệ trong gia đìnhngười Êđê hiện nay

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 80)

2.2. Biến đổi về cách thức vận hành trong gia đình của người Êđê

2.2.2. Các mối quan hệ trong gia đìnhngười Êđê hiện nay

2.2.2.1. Mối quan hệ vợ chồng

Đối với xã hội mẫu hệ Êđê truyền thống, mối quan hệ vợ chồng dựa trên sự phân công lao động được xác lập rất rõ ràng và diễn ra một cách tự nhiên dựa theo cấu tạo cơ thể và chức năng sinh học khác, nó chi phối mọi mặt trong đời sống xã hội của họ. Người phụ nữ do chức năng sinh sản và nuôi con nên làm công việc nội trợ cũng như trong sản xuất trong gia đình như: gùi củi, lấy nước, nấu ăn, làm rẫy trồng lúa, nuôi nấng con cháu, se bông, quay chỉ, dệt vải. Người đàn ông khỏe mạnh hơn và là lao động chính trong gia đình ngồi việc họ có trách nhiệm ni vợ con họ có quyền sử dụng

của cải do mình làm ra nhằm tăng thêm quyền lực, uy tín thế nên người vợ đều hỏi ý kiến của chồng khi quyết định việc trong gia đình.

Cơng việc của người đàn ông Êđê là chăm lo công việc nương rẫy và tham gia các công việc trong lễ hội của cộng đồng bn làng. Nhìn chung họ đều cố gắng đạt đến sự thống nhất về ý kiến trước khi đưa ra quyết định đối với những vấn đề quan trọng trong gia đình như làm nhà, mua sắm tài sản q, hơn nhân của con cái cho đến việc chuyển chỗ ở… Theo tập tục, nhiệm vụ này được nhắc nhở trong lễ hỏi chồng và được nhắc lại trong lễ đưa chồng về nhà vợ.

Trong gia đình người Êđê, người phụ nữ đã có chồng được gọi là ana

gǒ (nồi cơm cái), là người quản lý tài sản, có quyền quyết định mọi việc trong gia đình nhưng quyền lực này chỉ có được khi họ đạt tới vị trí là chủ của gia đình lớn (người phụ nữ đã trở thành mẹ, thành bà của các thành viên cùng dòng họ trong ngơi nhà dài), là người điều hịa các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Pơ rơng có nghĩa là người ni được dùng để chỉ người đàn ơng đã có gia đình, gắn với trách nhiệm ni vợ, ni con của mình, trách nhiệm này thật sự kết thúc khi người vợ chết người chồng khơng có người nối dây thì người chồng phải quay về với gia đình mình, chỉ được mang theo cuốc, xà gạc, khố áo.

Mối quan hệ của các cặp vợ chồng khi đang còn ở chung với cha mẹ thì vai trị và tiếng nói của họ rất hạn chế, làm ra của cải nhưng không được quyền sở hữu riêng. Khi cô con gái và người chồng có ý định tách ra riêng thì vợ chồng cùng làm một bữa cơm đãi cả gia đình, bà chủ nhà làm một lễ cúng sức khỏe cho con gái, lễ vật gồm một con gà hoặc một con heo nhỏ để hiến sinh. Ông cậu (dăm dei) là người điều hành lễ cúng, dùng máu của con vật hiến sinh pha với rượu rồi vẩy vào bếp riêng của cặp vợ chồng muốn tách

ra riêng. Mâu thuẫn giữa mối quan hệ vợ chồng được cha mẹ và ông cậu trong dòng họ giải quyết trước khi đưa ra cộng đồng, ngồi ra mối quan hệ này cịn được qui định trong luật tục và trong khế ước hôn nhân, nếu một trong hai vi phạm sẽ bị phạt.

Hiện nay, hội nhập và tồn cầu hóa đang là xu hướng chung của toàn cầu, xã hội Việt Nam đã và đang chịu những tác động tích cực cũng như tiêu cực, cả về kinh tế và văn hóa, xã hội. Gia đình là tế bào của xã hội, tất yếu cũng sẽ có những biến động khi xã hội đang thay đổi, những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa các cá nhân trong gia đình là tất yếu. Gia đình của người Êđê khơng nằm ngồi xu hướng đó.

Câu 5 đề cập đến vấn đề mâu thuẫn trong gia đình, dịng họ khi trong gia đình xảy ra mâu thuẫn. Ví dụ như quyền sở hữu tài sản trong gia đình người Êđê hiện nay đã có sự thay đổi so với trước đây, được thể hiện qua bảng tổng hợp phiếu điều tra xã hội học dưới sau:

Bảng 2.5: Kết quả phỏng vấn về quyền sở hữu tài sản trong gia đình người Êđê hiện nay

Buôn khảo sát Vấn đề tài sản

Alê A Êa Bǒng Akǒ Siêr

N % N % N %

Thuộc quyền sở hữu người vợ 15 16,7% 21 23,3% 28 20% Thuộc quyền sở hữu người chồng 2 2,2% 0 00% 0 00% Thuộc quyền sở hữu của cả hai vợ chồng 73 81,1% 69 76,7% 112 80%

Tổng 90 100% 90 100% 140 100%

[Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả, năm 2014]

Nhìn vào kết quả trên phiếu điều tra trên cho thấy, mối quan hệ giữa vợ chồng người Êđê đang theo xu hướng tích cực của xã hội, nhưng cũng khơng phải khơng có những vấn đề cịn hạn chế.

Tích cực: hai vợ chồng cùng chia sẻ những khó khăn, nặng nhọc trong

cuộc sống, khơng cịn cách phân chia cơng việc như trước. Khi người chồng chết, người vợ cùng con cái chôn cất và thờ cúng ngược lại khi người vợ chết, người chồng vẫn ở cùng con cái chứ khơng phải quay về gia đình mình. Khi quyết định bất cứ vấn đề quan trọng trong gia đình cả hai cùng nhau bàn bạc và đi đến thống nhất, tài sản là của chung hai vợ chồng tuy nhiên ý kiến của người vợ trong gia đình vẫn mang tính quyết định cuối cùng. Điều này bộc lộ khá rõ tính độc lập tự chủ của gia đình nhỏ hiện nay mặc dù người Êđê vẫn theo chế độ mẫu hệ. Chính điều này làm cho người đàn ơng Êđê ngày nay có trách nhiệm hơn đối với gia đình. Mặc dù vẫn cịn tồn đọng của phong tục nhưng có sự thỏa thuận của hai bên gia đình tùy vào điều kiện kinh tế hiện đang có.

Mặt hạn chế: Một vài yếu tố nặng nề thuộc về phong tục cộng với tác

động của kinh tế thị trường, nên đời sống gia đình biến đổi rất nhanh, có khơng ít sự biến động và đảo lộn. Sự phát triển của sản xuất - kinh doanh, sự giàu có nhanh chóng cũng đồng thời là gia tăng những tình huống gia đình xung đột, tan vỡ, ly hôn, ly thân ở mức cao với tốc độ nhanh. Điều đó dẫn tới những gia đình khuyết vai trị cha hoặc mẹ đã tác động tiêu cực tới sự trưởng thành nhân cách, sự bình yên và hạnh phúc cuộc sống của trẻ em. Gần đây, xã hội đã phải cảnh báo về sự suy đồi đạo đức, nạn bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em, đã xảy ra những trường hợp phi nhân tính rất đáng lo ngại như: chồng đánh vợ và có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng (ngày 08/04/2014 tại buôn Êa Bǒng xảy ra trường hợp chồng Y Đel Êňuôl trong lúc uống rượu say về nhà giết chết vợ H’Bln Êban). Một vài trường hợp khác thì người chồng bỏ đi vì khơng muốn phải bồi thường theo khế ước hôn nhân.

2.2.2.2. Mối quan hệ giữa bố mẹ với con cái

Gia đình tồn tại được là nhờ có sự ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau giữa các mối quan hệ cùng dòng máu. Mỗi cá nhân phải tự gắn mình vào một mối

quan hệ và tuân theo những qui tắc cũng như qui định chung do gia đình đặt ra, mọi biểu hiện khơng tơn trọng uy quyền nhất định đều được xem là ảnh hưởng xấu đến gia đình và có thể làm giảm tính tơn nghiêm cũng như tính bền chặt và phát triển của một gia đình.

Quyền lực của cha mẹ với con cái được xem là tuyệt đối. Con cái được ví như khúc ruột do cha mẹ sinh ra, chính vì thế mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ là mối quan hệ khăng khít khơng thể tách rời nó nằm trong khn khổ của đời sống dưới một mái nhà chung. Cho dù là đứa con được sinh ra từ chính cha mẹ chúng hay được nhận ni thì chúng đều được thừa nhận và có những quyền lợi cũng như nghĩa vụ cơ bản mà do gia đình đó phân định.

Người Êđê con cái gọi Ama là cha, Amĭ là mẹ, cha mẹ thì gọi con là anak,

khi giáo dục con cái thường sử dụng luật tục trong nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như răn đe con cái trong cách ứng xử với cộng đồng cũng như với gia đình, dịng họ. Địu con trên lưng hay áp vào lồng ngực là cách bà mẹ Êđê truyền hơi ấm từ cơ thể mình sang cho con cái, một cảm giác lúc nào cũng được ấp ủ mặc dù cha mẹ chúng vẫn đang làm. Con cái theo cha mẹ đi khắp nơi, khi thì đi tắm suối khi thì lên nương rẫy sản xuất, những cơng việc đó cứ lặp đi lặp lại từ ngày này qua tháng nọ, từ lúc chúng chưa có nhận thức cho đến lúc chúng cảm nhận được những cử chỉ trong cơng việc đó. Cho đến những năm đầu đời người cha, người mẹ đã thay nhau dạy cho những đứa con trai con gái của họ biết những điều cơ bản nhất trong cách sinh hoạt thì chúng nắm bắt và làm theo rất nhanh bởi chúng đã được nhìn và quan sát những cơng việc đó từ bé từ khi chúng con trên lưng.

Luật tục Êđê nói: “Những ai trồng dưa leo và bắp, cha mẹ sinh ra con cái (phải chăm sóc chúng). Nếu lũ trẻ làm thế này thế nọ, nếu chúng lêu lổng, bỏ đi như những thằng ngốc, nếu chúng ăn phàm, nếu chúng uống vô độ và nôn ngay cạnh ghè, cạnh cồng chiêng,

nếu chúng lén lút đi ăn trộm, nếu chúng đưa tay lấy hết mọi thứ trong tầm tay, tất cả những gì con cái có thể làm bậy, chính bố mẹ là người chịu trách nhiệm” [1, tr.188].

Để làm việc đó bố mẹ dùng lời quở mắng, mtô lac, ngay khi trẻ đến tuổi đánh giá được hạnh kiểm của mình. Nếu sau đó chúng vẫn cố tình bỏ ngồi tai, bố mẹ đã cảnh cáo chúng, sẽ không chịu trách nhiệm nữa: “Đứa con (gái) nào không nghe lời khuyên của mẹ, khơng tn lệnh cha, bảo phát rẫy thì lại đi xới đất, không biết điều hay lẽ phải… cha mẹ nó sẽ khơng chăm nom đến nó nữa, họ sẽ khơng bênh vực nó nữa… nếu nó gây chuyện nó sẽ mất mạng (Luật tục, tr.189) [1, tr.222].

Cha mẹ dạy chúng cách chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt cũng như sản xuất. Cha mẹ nuôi dạy con cái theo từng độ tuổi khác nhau, những đứa trẻ khi có em cũng biết trông coi em cho đến tuổi thiếu niên con trai thì giúp bố mẹ trong việc nương rẫy, cịn con gái thì làm việc bếp núc trong nhà, con gái còn phải biết dệt chăn và quần áo cho bản thân và gia đình. Con gái ít ra ngồi phần lớn là ở trong nhà chia sẻ công việc với mẹ, con trai tiếp xúc nhiều hơn dành thời gian cho việc đánh chiêng, chơi nhạc cụ dân tộc hay cùng sửa soạn lễ cúng cho các lễ trong buôn, những đứa con trai trong gia đình rất quan tâm đến các chị em gái của mình.

Luật tục cịn qui định, khi người con trai còn độc thân mà có của cải riêng do mình làm ra phải giao chúng cho mẹ hoặc các chị em gái của mình:

Người còn độc thân, xách nước, còn ở với cha mẹ, nếu hắn có bát bằng đồng, những vật dụng có giá trị lớn hay nhỏ, hắn phải cho cha mẹ hay các chị hắn để được giữ gìn và bảo vệ vì sợ rằng nếu hắn đau đầu, nếu hắn bị sình bụng, nếu hắn bị ăn khơng đủ no, nếu hắn khơng khỏe mạnh, thì sẽ khơng có của để trả cho thầy lang.

Người thanh niên trẻ có nhiều bát bằng đồng khơng được xài phí vơ ích… Nếu hắn có nhiều của cải…hắn khơng được cho những người khơng phải họ hàng… Nếu hắn có của cải… hắn sẽ cho các cha và mẹ hắn, những người họ hàng và các chị em của hắn. Nếu khơng cho hắn có tội [1, tr.227].

Hiện nay, mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái khá lỏng lẻo. Con cái của họ trưởng thành chủ yếu từ môi trường xã hội: nhà trường, bạn bè, hội hè. Hội hè có khi chỉ là những nhóm thanh thiếu niên tụ tập nhau theo một ý thích chung, như đua xe máy, chơi điện tử, nhậu nhẹt và do vậy, con cái dễ sa vào con đường trộm cắp, cướp giật khi thiếu tiền.

Trách nhiệm qua lại giữa cha mẹ và con cái nó khơng phải là yếu tố duy nhất, mà cịn có sự liên quan của mơi trường xung quanh, đó là một phần làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ. Vì vậy vai trị giáo dục ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng rất quan trọng mà liên quan trực tiếp và thường xuyên nhất đó là vai trị giáo dục của cha mẹ đối với con cái.

Trong bối cảnh sống đan xen giữa các tộc người trên cùng một địa bàn cư trú khiến cho việc nuôi dạy và định hướng cho con cái của người Êđê gặp nhiều khó khăn. Sự ràng buộc, cố kết các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo hơn. Thời gian sum họp của gia đình trong một ngày giữa vợ và chồng, giữa bố mẹ với con cái ngày càng ít đi. Cuộc sống gia đình ví như là một tiểu mơi trường văn hố, nhất là văn hố tinh thần, đạo đức, đó là nơi trau dồi đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách đang có khuynh hướng bị những cuốn hút kinh tế làm cho suy giảm. Trong gia đình, rộng ra là trong xã hội, những khác biệt giữa các thế hệ, nhất là về tư duy, lối sống, lựa chọn giá trị có xu hướng tăng lên và gay gắt. Nó có thể trở thành những mâu thuẫn, xung đột thế hệ, dẫn đến tình trạng con không nghe theo lời cha mẹ.

Mặc dù có nhiều biến đổi trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, con cái khơng am hiểu luật tục nhưng khi gia đình có xảy ra xung

đột như tranh chấp về tài sản, đất đai, người Êđê nói chung và người Êđê trên địa bàn khảo sát nói riêng vẫn đề cao tính hịa giải nội bộ thơng qua vai trị của dăm dei, già làng và ban hịa giải của bn để giải quyết mâu thuẫn trước khi đưa ra pháp luật [Pl.1.5, tr.139].

2.2.2.3. Mối quan hệ giữa anh chị em [Pl.1.7, B.12, tr.164]

Từ những mối quan hệ thân thiết trong từng họ tộc, từng gia đình có nhiều phân cấp khác nhau, được phân từ cao xuống thấp theo từng thế hệ. Đối với người Êđê, mối quan hệ giữa anh em trai và chị em gái thực chất mới là quan hệ thể hiện rõ tính chất mẫu hệ, là một sự gắn kết của chung một dịng máu nó mang tính chất đặc biệt, mạnh mẽ hơn so với mối quan hệ anh chị em trong họ tộc hoặc anh chị em được thừa nhận, mối quan hệ ngày càng khăng khít khi những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên cùng nhau dưới một mái nhà.

Ai sinh ra trước thì làm anh làm chị, ý thức được vai trị trách nhiệm của mình qua cách giáo dục của cha mẹ. Trong gia đình truyền thống người phụ nữ làm chủ gia đình và con cái theo họ mẹ. Trong luật tục Êđê có nói “chị cả thì cũng như mẹ” vì trong gia đình người Êđê chị cả sẽ là người thay mẹ làm chủ gia đình khi người mẹ qua đời vì khi cịn nhỏ chị cả ln cùng mẹ chăm sóc, ni nấng và dạy dỗ các em nhưng trong đời sống của người Êđê lại không bao giờ cho phép chị cả cho em út mình bú khi cơ và mẹ có con vào cùng một thời điểm vì như thế người Êđê sẽ quan niệm chị ngang hàng với mẹ (về phương diện tình dục là loạn luân).

Mối quan hệ giữa anh chị em cịn thể hiện ở phương diện có quyền lợi, đồn kết vì quyền lợi riêng của từng cá nhân, quyền lợi đó bắt nguồn từ việc cưới hỏi của thành viên trong gia đình, họ bênh vực quyền lợi trong lúc lập khế ước hơn nhân vì họ cũng có phần ở trong đó, nếu trường hợp có xung

đột giữa người đàn ơng với gia đình vợ anh ta thì ngay lập tức anh em trai của anh ta sẽ có mặt để bênh vực và giải quyết mâu thuẫn.

Vai trò của chị cả trong gia đình người Êđê là rất lớn thế nhưng bên cạnh đó vai trị của người anh cả trong gia đình cũng được xem trọng khơng

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)