Trong gia đình hơn nhân với các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 51)

2.1. Biến đổi cấu trúc trong gia đình mẫu hệ của người Êđê

2.1.3. Trong gia đình hơn nhân với các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên

[Pl.1.7, B.12, tr.164]

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Bn Ma Thuột có sự đa dạng về dân cư với trên 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, tác giả luận văn tạm chia thành 3 nhóm chính: Dân tộc thiểu số tại chỗ; Dân tộc thiểu số di cư đến và Dân tộc Kinh. Trong quá trình cộng sinh này đã tạo nên sự đa dạng đặc trưng về tộc người, về ngôn ngữ, địa bàn cư trú, phương thức sản xuất và đặc biệt là về những biểu đạt văn hóa truyền thống trong hơn nhân hỗn hợp.

Các dân tộc thiểu số vùng Trường Sơn - Tây Nguyên (Êđê, Ba Na, M’nơng, Jrai, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mạ,…) có những nét tương đồng về văn hóa cũng như tín ngưỡng. Đặc biệt là văn hóa mẫu hệ điển hình nên trong các gia đình có hơn nhân giữa người Êđê với các tộc người thiểu số ở Tây Ngun ít có sự bất đồng về phong tục, lối sống chỉ xảy ra một số những biến đổi nhỏ, chủ yếu là do điều kiện khách quan.

Theo số liệu trong Sổ đăng ký, quản lý công dân do các Ban Tự quản của 3 buôn mà tác giả khỏa sát cho biết, có một số trường hợp người Êđê kết hơn với người Jrai, M’nông và người Čil từ Lâm Đồng chuyển đến. Theo sổ bộ buôn Alê A thống kê có 5 hộ gia đình người Êđê kết hôn với người M’nông chiếm 3%, 2 hộ có người Êđê kết hơn với người Jrai chiếm 1,8% và 1 người Êđê kết hôn với người Čil chiếm 0,6%. Nhìn chung, có một số biến đổi trong cách thức đặt tên, lễ thức trong hôn nhân của họ khơng cịn thực hiện theo phong tục người Êđê nhưng đa số con cái vẫn mang nguyên quán của người mẹ hoặc người cha đang sinh sống tại địa bàn khảo sát (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk): Như chị H’Bel Niê (1970) hiện đang sống tại buôn Alê A kết hôn với anh Điểu Mưu (1969) người M’nông ở huyện Buôn Đôn, anh chị sinh được hai người con gái đặt tên là H’Thị Lê Na Niê (2004) và H’Thị Lê Vi Niê (2006) nguyên quán buôn Alê A, thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.

2.1.4. Trong gia đình hơn nhân với các tộc người miền núi phía Bắc [Pl.1.7, B.12, tr.164]

Các dân tộc thiểu số đến từ phía bắc chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao…. Họ sống đan xen cư với người Êđê nhưng số lượng chiếm tỷ lệ khơng nhiều. Q trình cư trú xen kẽ, giao lưu kinh tế, văn hóa và nhất là trong hôn nhân hỗn hợp giữa người Êđê với các tộc người miền núi phía Bắc được diễn ra trong quá trình cộng cư trên bình diện cùng nhau bàn bạc và thực hiện các chính sách dân tộc tại địa bàn sinh sống.

Theo số liệu trong Sổ đăng ký, quản lý công dân của 3 buôn khảo sát cho thấy: người Êđê kết hôn với người Tày, Nùng từ phía bắc di cư đến như bn Alê A có 8 hộ chiếm 4,7%, bn Akǒ Siêr có 6 hộ chiếm 1,7%, riêng đối với bn Êa Bǒng khơng có hộ nào. Những người mới đến di cư riêng lẻ khơng theo gia đình, dịng họ nên yếu tố gắn kết dòng tộc ở vùng đất mới kém. Đa số con cái sinh ra trong các cuộc hôn nhân khác tộc này đều lấy nguyên quán của cha hoặc mẹ là người Êđê, tuy nhiên có một trường hợp chị H’Dlǒ Niê, Ban chấp hành hội phụ nữ buôn Akǒ Siêr cho biết: cháu gái là H’Chel Niê kết hôn với anh Luân Văn Hải (1986), nguyên quán huyện Quảng Hòa, xã Ngọc Đồng, tỉnh Cao Bằng, hai bên gia đình thỏa thuận sau này con cái phải mang họ bố và phải theo ngun qn của bố vì đó là điều kiện mới cho hai trẻ kết hôn với nhau.

Như vậy, trong đời sống của những cuộc hôn nhân giữa người Êđê với các dân tộc thiểu số đến từ phía bắc có sự khác nhau giữa yếu tố văn hóa tộc người, sự kết hợp này khiến bản sắc văn hóa vùng miền mờ nhạt đi, yếu tố mẫu hệ đang có biểu hiện bị mất dần.

2.1.5. Trong gia đình hơn nhân với tộc người Kinh (Việt) [Pl.1.7, B.12,

tr.164]

Hiện nay, người Kinh chiếm 70% tổng số dân tồn thành phố Bn Ma Thuột, mối quan hệ giữa người Kinh với các tộc người thiểu số, đặc biệt là người Êđê ngày càng phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực như cư trú, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa, xã hội và đặc biệt là trong hơn nhân. Đây là một trong những mối quan hệ quan trọng bởi sự kết hợp này nó ảnh hưởng, tác động đến sự biến đổi về mặt văn hóa truyền thống cũng như tơn giáo tín ngưỡng… Mối quan hệ này sẽ tạo ra những yếu tố tích cực và tiêu cực do khách quan hay chủ quan đem lại.

Thứ nhất: Yếu tố tích cực mà mối quan hệ này đem lại, đó là sự phát

nghiệm trong sản xuất theo mùa vụ (thâm canh, tăng vụ), tiếp cận với khoa học kỹ thuật với phương thức sản xuất mới chứ không theo lối sản xuất du canh du cư như trước. Biết trao đổi hàng hóa theo thị trường, chi tiêu tiết kiệm và có kế hoạch trong đời sống cải thiện kinh tế gia đình và nâng cao mức sống.

Thứ hai: Hôn nhân hỗn hợp giữa người Êđê và người Kinh gia tăng

cũng khiến cho mối quan hệ tộc người được cải thiện đáng kể, sống đoàn kết tương trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa và lối sống, người Êđê đã từng bước tiếp thu cách bố trí nơi ở, vệ sinh mơi trường, làng xóm cho phù hợp với cảnh quan đơ thị.

Thứ ba: Trình độ dân trí và quan niệm về giáo dục con cái của người Êđê

ngày càng cải thiện theo hướng phát triển, đầu tư cho con cái học tập để từ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết của con em mình về xã hội mới, xã hội của sự giao lưu tiếp xúc với cái mới cái phát triển để gạt bỏ cái hủ tục, yếu kém lạc hậu.

Bên cạnh quan hệ tốt đẹp, đoàn kết, hợp tác, đồng cảm và chia sẻ giữa người Kinh với các tộc người thiểu số Tây Nguyên đặc biệt là người Êđê vẫn cịn có một số yếu tố không mong muốn. Những yếu tố này thể hiện ở các khía cạnh và cấp độ khác nhau trong đời sống gia đình và các mối quan hệ xã hội khác như: sự khác biệt về văn hóa truyền thống trong gia đình của người Kinh và người Êđê dẫn đến vấn đề nhìn nhận, tiếp thu các yếu tố văn hóa của nhau cịn nhiều trở ngại. Ở 3 buôn khảo sát, số lượng người Êđê kết hơn với người kinh có số lượng khá cao: bn Alê A có 16 hộ chiếm 9,5%, bn Akǒ Siêr có 20 hộ chiếm 5,6% và bn Êa Bǒng có 8 hộ chiếm 4%. Theo số liệu của sổ bộ tại địa bàn cho thấy, đối tượng kết hôn với người Êđê tại địa phương hầu như từ nơi khác di cư tự do đến sinh sống và làm ăn như vợ chồng chị H’Lang Byă và anh Đàm Sỹ Kiều sinh được hai người con đặt tên là cháu Đàm Kiều Lan Byă (2002) và Đàm Byă Kiều Phương (2009), nguyên quán buôn Alê A, thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Tại bn Akǒ Siêr có

gia đình anh Lê Hồng Anh quê ở Nghệ An lấy chị H’Hạ Êban và đặt tên con là Lê Đức Êban, nguyên quán buôn Akǒ Siêr, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Sự kết hợp này tạo ra sự biến đổi trong cách đặt tên con, con mang song họ nhưng nguyên quán phần lớn vẫn theo nguyên quán của người cha hoặc người mẹ là người Êđê vì họ nhận thức được rằng như thế con cái họ sẽ được bảo vệ và hưởng lợi từ chính sách của Nhà nước mặt khác họ có thể bảo vệ giống nòi đối với phụ nữ Êđê cũng như phong tục, tập quán của mình (đối với người đàn ông Êđê).

2.2. Biến đổi về cách thức vận hành trong gia đình của người Êđê

2.2.1. Đời sống tâm linh trong gia đình

2.2.1.1. Lễ cưới

Cũng giống như các tộc người khác, lễ cưới của người Êđê là một trong những nghi lễ quan trọng thuộc hệ thống nghi lễ vòng đời người, diễn ra trước sự chứng kiến của gia đình, dịng họ và cả cộng đồng. Trước khi cưới phải có lễ hỏi chồng, lễ thoả thuận, lễ rước rồi đến lễ cưới.

Ông Y Dhơk Niê sinh năm 1944 và bà H’Yŭi Êban sinh năm 1953 (tên thường gọi của ơng bà là Ama, Amí Don), thường trú tại 127/7 hẻm Ama Khê, tổ dân phố 10, buôn Akǒ Siêr. Ông bà cho biết: “Hai ông bà kết

hôn với nhau vào năm 1969, bà cưới ông Y Dhơk Niê là người từ buôn Êa Nhaih, huyện Krông Păk, ông theo vợ về buôn Akǒ Siêr sinh sống từ năm 1969. Trước khi tiến hành lễ cưới, hai gia đình phải tiến hành qua nhiều bước:

Thứ nhất là Lễ hỏi chồng: theo tập quán, khi người con gái từ 16 tuổi có thể tự mình lựa chọn người chồng tương lai, họ sẽ chủ động, tự do tìm hiểu các chàng trai trong bn hay ngồi bn. Khi cơ gái đã chọn được người con trai ưng ý, trải qua giai đoạn u và tìm hiểu nhau, cơ gái sẽ về báo với cha mẹ và gia đình, nếu gia đình khơng có sự phản đối hay ngăn cản

nào trong dịng họ, gia đình cơ gái đến gặp dăm dei và pô ba êlan (ông mối) sang nhà trai báo rằng, trong một ngày tới nhà gái sẽ có ba kơng (lễ mang vịng) dạm hỏi chàng trai cho cô gái.

Quan niệm của người Êđê về người chồng lý tưởng phải là người: vui vẻ, tháo vát, cần cù, siêng năng có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, khơng ngại khó khăn, sẵn lịng giúp đỡ mọi người. Cho nên khi cịn ở với gia đình mình, chàng trai nào giỏi việc, ngoan ngỗn và ln tn theo những điều răn trong luật tục thì được mọi thành viên trong gia đình gọi bằng một từ thân mật là “No” chứ không gọi bằng tên, người con trai Êđê nếu chưa làm lễ cúng trưởng thành thì chưa được cưới vợ.

Lễ thỏa thuận: lễ này được tiến hành tại nhà của chàng trai trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và dịng họ, được tổ chức sau lễ dạm hỏi một hoặc hai tháng. Hai dăm dei đại diện cho hai bên gia đình sẽ trực tiếp điều hành lễ này, những công đoạn liên quan đến việc cưới xin và đeo vịng cho đến việc lập khế ước hơn nhân sẽ được tiến hành như sau:

Thỏa thuận về ngăn nŭ: (khoản thách cưới) của nhà trai là một con bò cái lớn và một con bò con hoặc một con trâu cái lớn và một con trâu con. Có khi cịn cả: heo, gà để tạ ơn các thành viên trong gia đình đã có cơng sinh và ni người con trai lớn lên, cho dù nhà cô gái nghèo đến mấy cũng phải có heo để cúng cho bố mẹ của chàng trai. Ngồi ra cịn có 8 cái vịng, một cái chăn mới do chính tay cơ gái dệt và một cái bát đồng.

Thỏa thuận về juê ngai traih raih mbha hay ami ra ama ring, là tiền tặng anh chị em, dòng họ của nhà trai. Số tiền này được chia đều cho các thành viên trong gia đình, họ hàng nhà trai.

Thỏa thuận về jơng juă eh kbao, là lễ vật trả thù lao cho người mai mối và dăm dei bên nhà trai vì đã đứng ra lo toan mọi việc cưới xin.Qui định mỗi dăm dei được tặng một cái chăn hoặc một cái khố.

Thỏa thuận về ngăn kdam, là lễ vật trả thù lao cho người mai mối và dăm dei bên nhà gái sau khi hôn lễ kết thúc cũng là một cái chăn hoặc một cái khố.

Thỏa thuận về Knil là sự bồi thường danh dự hay thiệt hại cho nhà trai. Trong trường hợp nếu cô gái đã ngỏ lời trước hoặc đã nhận lời mà sau đó khơng thực hiện hơn ước. Nhà trai sẽ đòi hỏi thêm ở nhà gái một lễ hiến sinh, là một con trâu hoặc một con heo.

Mlih kông krah: Cuộc trao đổi vòng tay giữa hai vợ chồng. Sau khi hai bên gia đình đã nhất trí những yêu cầu, những cam kết của hôn ước. Nghi thức trao đổi vòng gồm hai chiếc vòng đồng được chuẩn bị từ trước, dăm dei sẽ đưa cho cô gái và chàng trai mỗi người một chiếc. Họ sẽ trao đổi vòng cho nhau, chứng tỏ họ đã chấp nhận lấy nhau trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và dịng họ với lời hứa sẽ chung thủy với nhau, giúp đỡ nhau trong những lúc hai bên gia đình gặp khó khăn, rủi ro, như bệnh tật, gặp nạn, nghèo đói. Nếu một bên bội bạc, tự ý hủy bỏ cuộc hôn nhân, sẽ bị phạt đền và bồi thường cho bên thiệt hại. Thường là sẽ phải bồi thường gấp đơi thậm chí gấp ba số giá trị được ấn định trong hôn ước. Hai dăm dei của hai bên gia đình cũng trao cho nhau vịng tay để chứng kiến cho cuộc hơn nhân này. Nghi thức trao vòng được coi như “một văn bản đã ký kết” trong quá trình chung sống của hai vợ chồng sau này. Sau khi đã thỏa thuận xong, hai bên gia đình cùng uống ché rượu cần với các ông mối và dăm dei của hai bên, lúc này họ sẽ được trả thù lao cho việc se duyên, tỷ lệ với khoản thách cưới.

Việc thách cưới của người Êđê gần như là một cuộc mua bán trong hôn nhân. Khác với chế độ phụ hệ, người bị đưa ra là phụ nữ, còn ở chế độ mẫu hệ người bị đưa ra là đàn ông. Đàn ông là lao động chính làm ra của cải, chính vì thế giá của một người đàn ơng trong hơn nhân sẽ rất lớn. Tuy nhiên, nếu như

điều kiện kinh tế của nhà gái yếu kém, không đủ khoản thách cưới để nộp cho nhà trai, nhà gái có thể thương lượng lại với nhà trai để cuộc hôn nhân được tiến hành.

Lễ cưới (lễ gọi chồng về nhà vợ): lễ này được tiến hành khi cô gái đã thực hiện đủ thời gian ở dâu bên nhà trai cùng với việc nhà gái đã chuẩn bị đủ các khoản thách cưới của nhà trai. Thông thường lễ này do nhà trai làm, gồm ba ché rượu cần và một con heo. Mỗi gia đình trong dịng họ cũng góp một ché rượu và một con gà để làm lễ.

Dăm dei và ông mối dẫn đầu đám rước, theo sau là đôi trai gái, cha mẹ, anh chị em, họ hàng nhà trai. Trên đường đi sẽ có hiện tượng các tốp thanh niên, nam nữ, trẻ con trong buôn chặn lại. Nhà gái đã chuẩn bị sẵn túi vòng đồng để phát cho họ, họ mới cho qua. Đặc biệt là mỗi khi đi qua chướng ngại vật như qua suối, qua cổng buôn, nhà gái phải trao cho những người bên nhà trai một chiếc vòng, như những lời nhắn nhủ, lời cam kết thủy chung và lời chúc mừng hạnh phúc. Khi đoàn rước đã đến nhà gái, mọi người đón tiếp, đánh trống, đánh chiêng chúc mừng. Bữa tiệc đã được chuẩn bị sẵn, các ché rượu cần thường là ché Tuk hoặc ché Tang được cột thành hàng ở giữa gian khách, cúng ơng bà tổ tiên sau đó cúng cho đôi vợ chồng trẻ, cúng cho cha mẹ chồng. Lần lượt các ché rượu được cắm cần theo thứ tự từ ngồi vào, nếu nhiều rượu, gia đình sẽ cúng tiếp cho những người thân thuộc của họ nhà trai. Thầy cúng điều hành lễ này, ông khấn: cầu xin các vị thần linh phù hộ cho hai người có cuộc sống vợ chồng kéo dài mãi mãi, bền vững, không đứt quãng. Vợ chồng trẻ sẽ uống rượu cần và nhận những chiếc vịng đồng của gia đình, bạn bè, họ hàng, kèm theo là một ít tiền hoặc quà, coi như là sự chia vui, giúp đỡ cho hai người có ít vốn để xây dựng cuộc sống gia đình mới.

Tiếp đến,gia đình, người thân cùng nhau ăn uống chia vui. Thức ăn được bày ra ở gian khách, đơi vợ chồng trẻ có một bát thịt riêng cùng hai bát cơm

nhỏ, hai bầu nước và một số thức ăn khác. Cuộc vui được diễn ra trong khơng khí nhộn nhịp, mọi người cùng nhau múa hát, đánh chiêng, nói chuyện…. Họ

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)