Những biến đổi khác

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 85 - 90)

2.4.1. Vấn đề thừa kế tài sản

Trước hết phải thấy rằng, xã hội truyền thống của dân tộc Êđê là xã hội mẫu hệ. Dòng họ mẹ thống trị mọi mặt trong đời sống xã hội như quyền thừa kế tài sản, hơn nhân và gia đình. Do vậy, luật tục là công cụ hữu hiệu để bảo vệ xã hội mẫu hệ, khẳng định vai trò của dòng họ nữ, khẳng định vị trí to lớn của người phụ nữ trong xã hội.

Người đã chết thì cái niết, cái chà gạc được tự do, cùng với vòng đeo tay, chuỗi hạt cườm đeo cổ, cùng với các chén bát để ăn cơm, cái dùi, cái búa, cái rìu, con dao găm, cái hài và đơi dép da, một cái niết nhỏ, một cái chà gạc nhỏ, một cái ná nhỏ với ống đựng tên, phải được đem trả đầy đủ (cho mẹ người chết hoặc người thừa kế gái bà ta) (điều 182). Một phần của cải của người chồng đã chết cũng phải đem trả về cho mẹ hay chị em gái của anh ta. Mọi của cải trong gia đình đều thuộc về quyền quản lý của mẹ hay người đại diện cho mẹ là chị cả. Điều 181 nói về việc giữ gìn của cải đã khẳng định: Các vật lớn hay nhỏ, quý hay không quý, các nồi hay chén bát… đều do người chị cả trông coi và giao lại. Tài sản của con trai chưa vợ phải giao cho mẹ hay chị em gái anh ta quản lý. Nếu anh ta có, dù chỉ một cái nhẫn, dù

chỉ một cắc bạc, một chuỗi cườm, một vòng đồng đeo tay, anh ta cũng phải đưa cho mẹ, đưa cho chị em gái. Khơng đưa là anh ta có tội (điều 183). Hay người chồng không được lấy tài sản của vợ và con gái đem cho các cháu của chị em gái mình (điều 185)… [40, tr.35-36].

Khi vợ chết, mọi của cải và cả con cái đều thuộc về phía gia đình vợ (dì, bà ngoại) quản lý, cịn người chồng phải trở về sinh sống với cha mẹ mình mà không được mang theo tài sản và con cái. Trong trường hợp người chồng được gia đình bên vợ cho nối dây (lấy em vợ) thì cùng với vợ tiếp tục quản lý con cái và tài sản đó.

Công việc quản lý và phân chia tài sản được tiến hành như sau : nếu gia đình có nhiều chị em sống chung với nhau, thì số tài sản, của cải đó do người con gái lớn nhất quản lý. Trường hợp có người đi lấy chồng và ra ở riêng thì mới phân chia cho họ một phần. Các anh em trai đều không được chia phần trong số tài sản đó. Nếu khơng có các con gái thì các con trai về ở với bà ngoại hoặc các dì và số tài sản do mẹ để lại thuộc về bà hoặc các dì.

Hiện nay, nhận thức về vấn đề thừa kế tài sản ở các gia đình người Êđê trên địa bàn 3 bn luận văn nghiên cứu có sự thay đổi rõ rệt.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát việc thừa kế tài sản trong gia đình hiện nay

Buôn khảo sát

Vấn đề thừa kế tài sản

Alê A Êa Bǒng Akǒ Siêr

N % N % N %

Con trai 1 1,1% 0 0% 3 2,1%

Con gái nào ở với bố mẹ 35 38,9% 31 3,4% 32 22,9% Chia đều cho các con 54 60% 59 6,6% 105 75%

Tổng 90 90 140

Qua bảng thống kê cho thấy, quan niệm về thừa kế tài sản đã thay đổi độ. Đây cũng là điều hợp lý bởi cha mẹ quan tâm hơn và một phần ý thức được khó khăn của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay. Đồng nghĩa với nhiều vấn đề khó khăn nảy sinh trong cuộc sống dưới tác động của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đang dần dần tác động và thay thế nền kinh tế nương rẫy tự nhiên. Đất đai khơng cịn khai hoang dễ như trước nên khi con cái lập gia đình ra riêng cha mẹ hầu hết đều hỗ trợ một phần của cải như tiền hoặc chia đất canh tác. Nhưng vẫn coi trọng vai trò của con gái, con gái vẫn là người được thừa kế hoặc ở cùng bố mẹ.

Việc giao lưu văn hóa có ảnh hưởng nhất định đến lối sống, phong tục tập quán, tạo nên những biến đổi trong đời sống. Điều đó đã và đang tác động mạnh mẽ đến luật tục, làm cho một số điều luật khơng cịn tác dụng hoặc bị thay đổi. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải điều chỉnh luật tục cho phù hợp với pháp luật Nhà nước hiện hành. Việc điều chỉnh luật tục phải trên cơ sở phong tục và truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng tộc người, nhằm bảo đảm sự bình đẳng về mọi mặt trong đời sống hiện nay. Có như vậy, việc điều chỉnh mới có tác dụng và luật pháp mới thực sự đi vào cuộc sống.

2.4.2. Tục đǐ dôk sang (tục ở dâu)

Bung djuh êa hay thun đi dôk: là khoảng thời gian chờ đợi gia đình cơ

gái gom góp của thách cưới do nhà trai ấn định, cô gái phải đến sống ở nhà bố mẹ chồng. Thời gian này có thể kéo dài từ 1 - 3 năm hoặc còn hơn thế, trong thời gian gửi dâu cô gái phải làm mọi việc theo sự phân công công việc cho giới nữ, khoảng thời gian này cô chỉ được coi là khách. Nếu cô gái không đáp ứng được những yêu cầu, nhà trai có quyền trả cơ gái về gia đình mẹ đẻ và cuộc hôn nhân sẽ chấm dứt. Xưa kia, đối với những cơ gái con nhà giàu có thể được miễn đến ở nhà chồng nhưng phải nộp một khoản bù bằng tiền và của thách cưới.

Nếu nhà trai và nhà gái đồng ý, cô gái về sống tại nhà chồng một thời gian để thử thách. Phải trả đủ lễ vật thách cưới mới có quyền rước chồng về nhà mình. Lúc này người con gái đó mới có quyền làm lễ gọi chồng. Trường hợp trả khơng hết nợ (thường là gái mồ cơi) thì cơ gái phải ở luôn bên nhà chồng.

Hiện nay, trong điều kiện xã hội mới, vai trò, vị thế của phụ nữ Êđê có những thay đổi theo hướng bình đẳng dần so với nam giới. Ví dụ như tục ở dâu của người Êđê trên địa bàn khảo sát vẫn còn tồn tại, trước đây rất khắt khe nhưng bây giờ hầu hết được thay thế bằng việc thỏa thuận quy đổi ra tiền. Nhiều cặp vợ chồng mới cưới được tách ra ở riêng nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, ở một góc độ đây cũng là sự thay đổi tích cực.

2.4.3. Tục thách cưới

Khế ước hôn nhân hiện nay vẫn đang là một phần quan trọng không thể thiếu trong tục cưới hỏi của người Êđê. Hiện nay người Êđê ở thành phố Bn Ma Thuột nói chung và người Êđê trên địa bàn khảo sát nói riêng vẫn cịn giữ tục này nhưng chỉ được thực hiện khi người Êđê lấy người cùng tộc. Tục thách cưới còn là một nét đẹp điển hình trong văn hóa cưới xin truyền thống, những lễ vật thật sự có ý nghĩa như chiếc vòng đồng, cái chăn dệt thổ cẩm cho đến những lễ vật dành cho gia đình chồng để cảm ơn công sinh thành dưỡng dục đối với chàng trai.

Ông Y Dhơk Niê hiện tại là nghệ nhân đánh chiêng của buôn Akǒ Siêr và đã từng là buôn trưởng những năm 1983-1992, 2011-2013, năm 1976 làm tập đồn trưởng tương đương chủ nhiệm hợp tác xã. Ơng ý thức được sự quan trọng của văn hóa tộc người, ln gìn giữ và phát huy nó trong đời sống gia đình của mình. Gia đình đã lập khế ước hôn nhân khi đi hỏi chồng cho cô con gái út H’Thảo Êban (1990) [Pl.1.4, tr.133].

Nhưng đây cũng là mặt hạn chế khiến cho nhiều cô gái chàng trai yêu nhau mà không thể kết hôn, bởi gia đình nhà trai thách cưới cao mà khả năng gia đình cơ gái khơng thể đáp ứng. Già làng Y Dǒc Êđl bn Alê A tâm sự: “ơng có con gái là H’Pang Êban đang phải nuôi con một mình vì nhà trai thách cưới cao. Hiện tại, trong bn Alê A cịn nhiều trường hợp phụ nữ chưa chồng vì khơng có điều kiện kinh tế như chị H’Đin Niê, H’Chă Niê, H’Puič Niê là chị em một nhà đều không lấy được chồng”. Tương tự như thế,

ở buôn Êa Bǒng, buôn Akǒ Siêr và các buôn khác trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay vẫn giữ tục thách cưới này cũng có những hiện tượng tương tự.

Hiện nay, có những trường hợp người dân tộc thiểu số Tây Nguyên cư trú ở thành phố Buôn Ma Thuột, gia đình trong tình trạng li thân mà về mặt pháp luật nhưng chưa thể li hơn vì cịn sự ràng buộc của khế ước hôn nhân này.

Chương 3

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HĨA GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI ÊĐÊ

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)