2.1. Biến đổi cấu trúc trong gia đình mẫu hệ của người Êđê
2.1.1. Đại gia đình mẫu hệ
Người Êđê theo chế độ mẫu hệ, nhà sàn dài là nơi cư trú của đại gia đình. Trong mỗi gia đình lớn mẫu hệ ít nhất có hai cặp vợ chồng và con cháu của họ. Hạt nhân cơ bản của gai đình lớn mẫu hệ là cặp vợ chồng khoa sang (bà chủ) hoặc (một mình bà chủ). Đặc trưng của đại gia đình mẫu hệ là nhằm tái sản xuất và cùng nhau thực hiện chức năng kinh tế trong lĩnh vực đời sống. Ngoài ra người Êđê chỉ trao truyền tài sản cho dòng nữ nên việc sinh con gái rất quan trọng, thế nhưng trong gia đình khơng có sự phân biệt đối xử giữa con trai với con gái.
Đại gia đình mẫu hệ được chia thành ba nhóm như:
Nhóm thứ nhất: là nhóm nữ mà đại diện là bà chủ nhà là người có quyền cao nhất, là người trơng coi tài sản do tổ tiên để lại và những thành phẩm do các thành viên làm ra, kho lương thực của đại gia đình cũng chỉ có bà chủ được quyền lấy ra và là người luôn luôn gương mẫu. Trong hôn nhân người phụ nữ chủ động đi hỏi chồng, trong ma chay người phụ nữ làm chủ tang lễ cùng tổ chức với họ là dăm dei dòng họ, khi làm nhà người chủ gia đình là
người được chặt nhát rìu đầu tiên và những nhát quyết định cuối cùng v.v…, cho đến việc truyền đạt những kinh nghiệm quản lý tài sản của cha ông để lại.
Nhóm thứ hai: là nhóm các thành viên nam, anh em trai của nhóm nữ (dăm dei), nhóm này là nhóm khơng ổn định bởi khi được vợ cưới đi họ sẽ
rời khỏi gia đình mình để sang cư trú bên gia đình vợ, nhưng khi vợ họ chết mà khơng có người nối dây thì họ lại quay về sống với cha mẹ, chị em gái hoặc các cháu gái của mình. Tuy khơng phải là nhóm chính nhưng vai trị và địa vị của họ khơng hề nhỏ, người Êđê gọi là dăm dei (ông cậu).
Nhóm thứ ba: là nhóm những người làm rể trong đại gia đình mẫu hệ.
khi gia đình họ đã nhận lễ thách cưới thì coi như là một hình thức gả bán, người đàn ông khi về làm rể phải ở bên nhà vợ và phục vụ nhà vợ cho đến cuối đời. Người chồng có nhiệm vụ làm ra của cải từ việc làm nương rẫy, săn bắt cũng như những công việc nặng nhọc khác, những người làm rể được gọi là pô rông (người nuôi) gia đình vợ. Nếu trường hợp người con rể có đạo đức kém hay lười biếng nhà vợ có quyền trả về cho gia đình anh ta và phải bồi thường lại nhà vợ những phí tổn trong hơn lễ. Trường hợp này rất hiếm do qui định của luật tục và hình thức điều hành của đại gia đình mẫu hệ khiến các thành viên trong gia đình rất đồn kết trong sinh hoạt cũng như tronng sản xuất, nhưng vì tình trạng kinh tế sản xuất và hưởng thụ chia bình qn nên khơng thể khuyến khích các thành viên lao động hết năng lực mà họ chỉ làm ở mức độ nghĩa vụ mà thôi.
Câu 3 để đánh giá một cách khách quan về sự tan rã của đại gia đình mẫu hệ dưới sự tác động của q trình đơ thị hóa. Tác giả luận văn tiến hành phát phiếu điều tra trên đại bàn khảo sát, kết quả cho thấy được biến đổi nhanh chóng của đại gia đình mẫu hệ người Êđê hiện nay. Sau khi tổng kết số phiếu thu được tác giả tổng kết dưới bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả điều tra số hộ gia đình cịn duy trì lối sống theo đại gia đình mẫu hệ
Buôn khảo sát Cấu trúc gia đình
Alê A Êa Bǒng Akǒ Siêr
N % N % N %
Đại gia đình mẫu hệ 8 8,9% 25 27,8% 36 25,7%
Tiểu gia đình mẫu hệ 82 9,1% 65 72,2% 104 74,3%
Tổng số hộ 90 100% 90 100% 140 100%
Qua phỏng vấn, hầu như ý kiến trả lời của các hộ gia đình đều cho rằng đại gia đình mẫu hệ gần như tan rã. Những ngơi nhà dài ngày càng vắng bóng và được thay thế bằng những ngôi nhà xây theo kiểu nhà của người Việt. Như vậy sự tan rã của các đại gia đình đã khiến những ngơi nhà sàn dài theo đúng nghĩa gần như không cịn trong các bn làng người Êđê ở thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay. Bởi nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan khác nhau.
Nguyên nhân thứ nhất: Từ khi Đảng và Nhà nước triển khai bốn chương trình lớn: Di dân xây dựng vùng kinh tế mới; Tái định canh định cư; Giao đất giao rừng; Đồng thời thực hiện Chương trình 132, 134 của Chính phủ, người dân tộc thiểu số được giao đất, giao nhà ở, được cung cấp nguồn nước sạch, theo quy hoạch phân vùng của Nhà nước một phần ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới nhiều sự biến đổi trong cuộc sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung và tộc người Êđê trên địa bàn thành phố Bn Ma Thuột nói riêng. Cùng với việc triển khai các chương trình này, Nhà nước ban hành rất nhiều Quyết định để hỗ trợ thực thi như: Quyết định 327/CT ngày 15/9/1992 về chính sách sử dụng những vùng đất trống, đồi núi trọc; Quyết định 661/QD-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, và chính sách cho việc thực thi Dự án 5 triệu ha trồng rừng; Quyết định 135/1998/QD-TTg ngày 31/7/1998 nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho những xã đồng bào vùng cao đặc biệt khó khăn.
Mục tiêu chính của các chương trình là việc thay thế phương thức canh tác truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Ví dụ, Điều 4 của Quyết định 327 kêu gọi việc hình thành những mơ hình Tái định cư làng bản kiểu mới, kiện toàn việc chuyển đổi người dân tộc thiểu số từ phương thức canh tác du canh nương rẫy sang định cư ổn định với các loại hình nghề lâm nghiệp, cơng nghiệp, trồng cây lương thực, làm vườn và chăn nuôi. Hay, phần IV trong Điều 1 của Quyết định 135 mô tả những nhiệm vụ cụ thể của Chương trình: quy hoạch và định cư lại người dân ở những khu vực cần thiết; thúc đẩy phát
triển sản xuất nông, lâm kết hợp với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; quy hoạch và xây dựng những khu trung tâm xã; đào tạo cho toàn bộ cán bộ làng bản để đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương.
Với quan điểm coi chế độ gia đình lớn là lạc hậu, khơng tạo điều kiện cho các gia đình nhỏ có được các tài sản riêng của mình, kích thích sản xuất, do vậy không phát huy được hết khả năng lao động của các thành viên trong gia đình, chương trình định canh định cư đã tách các gia đình lớn thành các gia đình nhỏ độc lập có nhà ở và đất canh tác riêng. Tiếp đến, những năm gần đây việc quy hoạch lại khu dân cư theo hướng ô vuông bàn cờ với các gia đình nhỏ đã làm suy yếu tính cố kết của dịng họ mẫu hệ. Theo Ơng Y Ngoan Niê hiện đang là buôn trưởng buôn Akǒ Siêr cho biết: “Vào những năm 1983, Chính quyền địa phương tiến hành chia
lại đất thổ cư và đất vườn cho từng hộ gia đình người Êđê tại bn để ổn định nơi cư trú, phát triển kinh tế, đất được chia theo số lượng thành viên trong gia đình. Những ai có gia đình đều và có sổ hộ khẩu riêng đều được chia đất như qui định của Nhà nước, nên từ những ngơi nhà dài có nhiều cặp gia đình sống chung đã tách ra. Khi con cái tách ra, vì điều kiện khó khăn cha mẹ đành chia cho con một phần của ngôi nhà dài cũ gồm bốn cái cột lớn, mái tranh và một số vật dụng để dựng lại thành một ngôi nhà nhỏ hơn trên phần đất được chia. Vơ hình chung, từ những đại gia đình mẫu hệ nay chuyển tách ra thành các tiểu gia đình mẫu hệ”.
Ngồi ra, cịn một nguyên nhân nữa làm cho đại gia đình mẫu hệ tan rã: nhà dài theo thời gian trở nên cũ và xuống cấp, hư hỏng, cần phải được sửa chữa hoặc xây dựng mới. Trong khi đó, gỗ là ngun liệu chính để làm nhà thì ngày càng khan hiếm và đắt đỏ trong khi diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, được Nhà nước quản lý không thể tùy tiện khai thác. Người Êđê trên địa bàn khảo sát nói riêng và trên địa bàn thành phố Bn Ma Thuột nói
chung đã thay những ngơi nhà sàn truyền thống thành những ngôi nhà xây theo kiến trúc của người Kinh. Cách bài trí trong căn nhà dài khi chuyển sang nhà xây đã thay đổi hoàn toàn, tất cả vật dụng sinh hoạt trong gia đình cũng được thay thế như bàn ghế gỗ, ti vi, tủ lạnh, giường nệm, bếp ga v.v…
Theo thống kê của Phịng Văn hóa thành phố Bn Ma Thuột, hiện nay trên địa bàn bn Akǒ Siêr cịn 6 cái nhà dài chiếm 1,7% nhưng trong tình trạng xuống cấp và khơng cịn sử dụng, buôn Alê A chỉ cịn 1 cái nhà dài chiếm 0,6%, bn Êa Bǒng còn 27 cái nhà dài chiếm 13,3%.