Tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 114 - 117)

3.3. Một số giải pháp

3.3.2. Tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp

Cần nâng cao nhận thức về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ngay trong chính các thành viên của gia đình, dịng họ và cộng đồng, những chủ thể sáng tạo ra văn hóa đó. Đồng thời giúp các thành viên khác tộc trong gia đình hiểu và cùng nhau bảo tồn, phát huy những nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Êđê.

Phát triển kinh tế hộ gia đình khơng làm mất đi bản sắc tốt đẹp của văn hóa gia đình truyền thống của đại gia đình mẫu hệ.

Các thành viên trong gia đình và dịng họ cần tạo điều kiện để người chủ gia đình duy trì và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình và dịng họ.

* Trong cộng đồng: Ban tự quản của buôn cần tạo điều kiện để các

thành viên trong gia đình và dịng họ được tham gia hoạc tập, nâng cao hiểu biết về đời sống xã hội, về kiến thức, kỹ năng để hòa nhập cộng đồng. Tạo cơ hội để các thành viên trong gia đình và dịng họ được hưởng thụ các giá trị văn hóa của chính họ góp phần giúp những chủ nhân các giá trị văn hóa sang tạo ra các giá trị văn hóa mới.

* Ngồi xã hội: muốn bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa gia đình Êđê nói riêng và văn hóa Êđê nói chung trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, trong xu hướng toàn cầu hóa trên lĩnh vực kinh tế cũng như trước âm mưu phá hoại văn hóa truyền thống của kẻ thù, thiết nghĩ cần phải chú trọng mấy vấn đề chủ yếu sau đây:

Một là, phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với phát triển văn hóa,

giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Êđê cần chú trọng việc bảo vệ yếu tố nguyên gốc, tránh sự lai tạp, lai căng, tránh việc "tam sao thất bản". Tất nhiên "bảo tồn di sản văn hóa khơng có nghĩa là đóng khung trong di sản". Phải phân tích cụ thể một tình hình cụ thể theo phương pháp luận Hồ Chí Minh: "Cái gì cũ mà xấu thì phải

xóa, cái gì cũ tuy không xấu nhưng phiền phức phải sửa đổi lại cho hợp lý, cái cũ mà tốt phải phát triển lên, cái cũ mà hay thì nên làm". Chỉ có như thế

mới giải quyết một cách hợp lý mâu thuẫn nảy sinh giữa kinh tế với văn hóa. Khơng thể "hy sinh" văn hóa bất cứ giá nào để phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng xóa bỏ lối tư duy bảo thủ triệt tiêu yếu tố văn hóa nội sinh để phát triển kinh tế. Muốn giải quyết được mâu thuẫn ấy cần thực hiện tốt và thiết thực đồng bộ chính sách kinh tế trong văn hóa và chính sách văn hóa trong kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa VIII).

Hai là, tiếp tục điều tra, sưu tầm, kiểm kê lại toàn bộ di sản văn hóa

vật thể và phi vật thể để bảo tồn và phát huy theo Luật di sản văn hóa mới ban hành bằng nhiều hình thức thích hợp. Ngồi việc thường xuyên tổ chức điền dã để tìm kiếm, sưu tầm những giá trị văn hóa cịn khuất lấp sau lớp bụi thời gian, ghi âm, ghi hình các khan, lễ hội, tượng nhà mồ, in ấn lại sử thi, luật tục, thơng qua các loại hình nghệ thuật tái hiện lại giá trị văn hóa Êđê để giới thiệu di sản văn hóa ấy trong và ngồi nước v.v...

Ba là, phát triển giáo dục đào tạo, khoa học cơng nghệ để khơng ngừng

nâng cao trình độ học vấn, trình độ dân trí, trình độ thẩm mỹ ở các vùng dân tộc thiểu số, đào tạo đội ngũ trí thức cho các dân tộc Êđê. Đây là giải pháp cực kỳ quan trọng nếu như khơng nói là quan trọng nhất bởi lẽ khi nói đến việc bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số chủ thể của nó khơng ai khác là con người mà cốt lõi của con người là ý thức. Không nhận thức đúng, không hiểu được cái độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc thì hành động sẽ khơng đúng. Có thể nói những nghệ nhân cùng với đội ngũ trí thức mới được đào tạo là chủ thể trực tiếp trong việc kiểm kê, sưu tầm, tái hiện lại di sản văn hóa và cũng chính đội ngũ này là lực lượng phổ biến, sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, nâng cao giá trị văn hóa truyền thống lên tầm cao mới.

Bốn là, tăng cường xây dựng đồng bộ các thiết chế văn hóa cơ sở, đặc

biệt là ở các nơi vùng xa, vùng sâu, ở từng buôn, bản của các dân tộc Êđê, biến các giá trị văn hóa Êđê thành tài sản của họ, tạo điều kiện để họ đến với văn hóa dân tộc mình để hưởng thụ và góp phần sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Để tái hiện lại văn hóa cư trú của người Êđê, đánh thức lại tâm thức cộng đồng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thiết nghĩ thiết chế văn hóa từ trụ sở mỗi xã, buôn, bản đến khu trung tâm văn hóa cần phải xây dựng theo kiến trúc nhà dài, đặc biệt ở khu trung tâm, nơi sinh hoạt văn hóa phải chú trọng cả đặc trưng của kiến trúc, vị trí, nghi lễ tín ngưỡng và khơng thể thiếu kpan, dàn chiêng và rượu cần bên bếp lửa hồng. Trong sinh hoạt từ những tiết tấu cồng chiêng đến vũ hội, trang phục phải thể hiện một cách đậm đà bản sắc, nói tóm lại là phải xây dựng lại môi trường truyền thống, môi trường thẩm mỹ, môi trường đạo đức lành mạnh để phát huy, phát triển văn hóa dân tộc Êđê.

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)