3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến những biến đổi trong gia đình mẫu hệ của
3.1.2. Giao thoa và tiếp biến văn hóa
Sự giao thoa của các nền văn hóa là q trình xảy ra khi những dân tộc có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai dân tộc. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố nội sinh với các yếu tố văn hố ngoại sinh tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn cho mỗi dân tộc. Q trình này ln đặt ra cho mỗi dân tộc phải xử lý phù hợp mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa đó. Kết quả cuối cùng là sự giao thoa văn hóa đem lại cho mỗi dân tộc sự biến đổi cụ thể của một số yếu tố văn hóa trong hệ thống cấu trúc của nền văn hóa dân tộc đó.
Thành phố Bn Ma Thuột là địa bàn tụ cư của tộc người Êđê cùng với trên 40 tộc người khác. Tại đây, các dân tộc đã gặp gỡ, trao đổi, giao lưu khơng chỉ hàng hóa mà cịn cả về văn hóa. Chính điều này là một trong những ngun nhân góp phần tạo nên những thay đổi trong tập quán sản xuất, tiêu dùng, tín ngưỡng và lễ hội…
Sự biến đổi và phát triển là quy luật chung của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào. Bản chất văn hóa là một hình thái ý thức xã hội cũng khơng nằm ngồi quy luật chung ấy. Người Êđê ở thành phố Buôn Ma Thuột đã tự loại bỏ đi những yếu tố có tính bảo thủ, lạc hậu, tiếp thu những nét văn hóa hiện đại để làm phong phú thêm bản sắc của dân tộc mình, điều này có thể thấy trong việc thay đổi tập quán sinh hoạt, tập quán tín ngưỡng và lễ hội, ma chay, cưới xin. Ngày nay, họ đã bổ sung thêm nhiều tiện nghi hiện đại phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, các thủ tục tang lễ, cưới, lễ tang cũng được đơn giản hóa, loại bỏ bớt các thủ tục rườm rà.
3.1.2.2. Tiếp biến văn hóa
Sự phát triển, biến đổi là quy luật của bất kỳ một sự kiện hay hiện tượng nào. Văn hóa cũng khơng nằm ngồi quy luật chung đó, q trình này trong thuật ngữ chuyên ngành gọi là “tiếp biến văn hóa”. Trong q trình tiếp biến văn hóa, có những nền văn hóa đã thanh lọc để giữ lại được bản sắc văn hóa, đồng thời tiếp thu tinh hoa của các nền văn hóa khác để làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc mình, tạo nên tính đa dạng văn hóa. Nhưng cũng chính trong q trình thanh lọc ấy, những yếu tố lạc hậu, phong tục tập qn lỗi thời khơng dễ gì bị loại bỏ, đồng thời là sự du nhập của các yếu tố “phản văn hóa” đã cản trở làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gia đình truyền thống cộng đồng người Êđê ở thành phố Buôn Ma Thuột.
Sự đan xen, cộng cư giữa các dân tộc khác nhau trên cùng một địa bàn cư trú đã tạo ra hiện tượng giao lưu tiếp biến văn hóa lẫn nhau, kết quả q
trình giao lưu tiếp biến văn hóa là những biểu hiện văn hóa của tộc người này có yếu tố trở thành cái chung của nhau hay không, nhưng cũng có những biểu hiện mang tính biến đổi từ việc tiếp xúc lẫn nhau giữa các nền văn hóa, hoặc có những biểu hiện mang tính hội tụ trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Phong tục tập quán của người Êđê trên địa bàn khảo sát có nhiều thay đổi, đáng lưu ý là luật tục về hơn nhân và đời sống gia đình có những thay đổi trong đời sống mới hiện nay. Hiện nay hiện tượng người Êđê kết hôn với người ngoại tộc tuy chưa nhiều nhưng khơng phải là ít và trở thành lẽ bình thường.
3.1.2.3. Ý thức bảo tồn cái truyền thống và tiếp thu cái hiện đại
Ở người Êđê ngôi nhà dài mang đậm màu sắc mẫu hệ, với những lễ hội mang tính tổng hợp kết hợp hài hòa giữa đời sống tâm linh và đời thực mang tính sinh hoạt văn hóa trong gia đình cũng như trong cộng đồng: lễ rước kpan, mừng nhà mới, mừng lúa mới, lễ bỏ mả và kèm theo là nghi thức uống rượu cần, kể khan kết hợp với các nhạc cụ như: cồng chiêng, trống và những nhạc cụ mang sắc thái độc đáo riêng như: đinh năm, đinh pă, đinh puốt, đinh tạc tà, đàn prố, đàn goong...
Giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu cho văn hóa Êđê trước hết là những trường ca đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia sánh cùng nhân loại như Đăm
San, Đăm Di. Chuyện kể khan là nét đặc sắc trong văn hóa của người Êđê, lối
kể có vần điệu, có động tác, nét mặt, ánh mắt phù hợp với diễn biến cốt truyện. Truyện kể dân gian Êđê biểu hiện sức mạnh cộng đồng, tình u thiên nhiên, con người vơ cùng mãnh liệt. Giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Êđê còn phải kể đến hàng trăm luật tục, đó là những quy tắc, chuẩn mực để giúp người dân tự giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cộng đồng, để giữ vững "nền nếp" cộng đồng mà bất cứ già làng ở cụm dân cư, ở thôn, buôn nào cũng nắm vững. Giá trị văn hóa dân tộc Êđê khơng thể khơng đề cập đến lễ hội, một loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo, một loại hình giao hịa giữa đời sống tâm linh và đời thực. Giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Êđê cịn có thể đề cập trên nhiều khía cạnh khác, song với sự khắc họa ở những
nét tiêu biểu như trên, đã nói lên yêu cầu tất yếu của thực tiễn cần phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ấy, đánh mất bản sắc văn hóa ấy cũng có nghĩa là đồng thời loại bỏ đi một dân tộc trong cộng đồng quốc gia.
Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, phong trào xây dựng bản văn hóa, nhà rơng văn hóa, đặc biệt là các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã tạo nên một diện mạo mới cho văn hóa gia đình Êđê nhưng vẫn cịn giữ được nét truyền thống của tộc người. Sự phát triển của văn hóa khơng chỉ thể hiện ở sự kế thừa phát huy di sản mà còn phải đồng thời với việc mở rộng giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc khác. Sự thích nghi đa dạng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã trở thành tính quy luật chung của xã hội đương đại; và cũng chính tính quy luật ấy trong dịng chảy của văn hóa vẫn có lúc, có nơi "ngưng đọng", cũng có lúc có nơi "cuốn phăng" đi những di sản văn hóa tốt đẹp.
Sự phát triển văn hóa - xã hội Tây Nguyên, sự giao lưu giữa các nền văn hóa. Thơng qua những cuộc di dân ồ ạt từ sau ngày giải phóng, cùng với việc phá rừng làm rẫy cũng như sự gia tăng dân số và nhất là tình hình gây mất ổn định về chính trị, an ninh do các thế lực thù địch gây ra đã tạo nên những hiệu ứng thuận nghịch trong văn hóa Êđê đã làm thay đổi tập quán về ăn, uống, hút, trang phục, hôn nhân theo hướng văn minh đang thay dần các tập tục cũ; văn hóa cư trú cũng thay đổi theo quá trình định canh, định cư. Cả trong kiến trúc, trang trí và những quan niệm về giá trị các vật dụng trong đời sống tinh thần, những chiếc tivi, radio, casstte, dàn karaoke, bàn ghế sa lon, giường tủ hiện đại thay cho chiếc ghế kpan, chiêng, trống. Ngọn lửa bập bùng cùng tiếng chiêng thôi thúc điệu vũ trong các đêm lễ hội, tiếng khan kể trầm ấm bên bếp nhà sàn trong chếnh choáng rượu cần say khơng cịn đứng vững trước tiếng nhạc ghi ta, các băng video, các đĩa CD lấn át.
Trong đời sống tâm linh cùng với quá trình mất rừng, mất mơi trường truyền thống, xuất hiện kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường và đặc biệt là các giáo lý Thiên chúa giáo, Tin lành đã và đang phá vỡ cấu trúc tín ngưỡng truyền thống. Nếu như trước đây thần linh, yang là vị tối cao thể hiện sự che chở cho cả cộng đồng thì nay đã xuất hiện cái tơi tín ngưỡng, cái tơi tơn giáo và nếu như xưa kia hình thức sinh hoạt nghệ thuật ngôn từ rất sinh động trong cộng đồng dân tộc Êđê được môi trường truyền thống ni dưỡng thì ngày nay đã và đang xuất hiện hiện tượng khơng mặn mà, ưa thích vốn nghệ thuật truyền thống nhất là thế hệ trẻ, họ khơng cịn thích nhạc dân tộc, hát và nghe hát dân ca, kể khan, xử phạt.
Từ thực trạng văn hóa Êđê nêu trên như gióng lên hồi chng cảnh tỉnh cho những ai tri âm, tri kỷ với văn hóa truyền thống, như thức tỉnh mỗi người cần phải có ý thức bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số và cả những hành động thiết thực trong thực tế.