Tiểu gia đình mẫu hệ

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 51)

2.1. Biến đổi cấu trúc trong gia đình mẫu hệ của người Êđê

2.1.2. Tiểu gia đình mẫu hệ

Sự tan rã của đại gia đình mẫu hệ cũng chính là ngun nhân xuất hiện tiểu gia đình mẫu hệ. Tiểu gia đình mẫu hệ nằm trong hệ thống của đại gia đình mẫu hệ chỉ bao gồm một cặp vợ chồng. Họ có bếp nấu ăn riêng (ana

gǒ) nhưng vẫn sống chung dưới một mái nhà dài và vẫn sản xuất tập thể,

hoặc làm những ngôi nhà dài nhỏ bên cạnh nhà chính của đại gia đình. Tiểu gia đình mẫu hệ khác cơ bản so với đại gia đình mẫu hệ ở chỗ tiểu gia đình mẫu hệ chỉ có cha mẹ và các con sống chung với nhau. Nếu tiểu gia đình nào có nhiều con gái thì được coi là lý tưởng bởi sau khi các cô gái lấy chồng qui mô của ngôi nhà sẽ lớn dần lên và trở thành đại gia đình mẫu hệ. Vai trị của người chồng trong tiểu gia đình mẫu hệ có khác hơn so với khi họ ở rể trong đại gia đình mẫu hệ ở chỗ họ có quyền cùng vợ điều hành, quản lý, bảo vệ cũng như giải quyết việc thuộc về con cái trong gia đình mình, có sự thỏa thuận của hai vợ chồng nhưng đối với những việc lớn như mua sắm tài sản có giá trị trong gia đình thì phải có sự đồng ý của dăm dei (ông cậu) vợ. Như vậy luật tục Êđê ràng buộc, cho dù người đàn ơng trong đại gia đình hay tiểu gia đình mẫu hệ đều ở vị trí phụ thuộc vợ.

Bước vào thời kỳ đổi mới, thiết chế xã hội này đã biến đổi, vừa bảo tồn và phát huy được các giá trị tốt đẹp, vừa có những thay đổi cho hợp với

yêu cầu phát triển mới, trong đó có cả tác động của tiếp biến văn hoá do mở cửa, hội nhập quốc tế, thơng tin tồn cầu, các quá trình dân chủ hố, cơng nghiệp hố và đơ thị hố tác động và ảnh hưởng. Trong kinh tế thị trường, gia đình Việt Nam vẫn tiếp tục chức năng kinh tế của nó, cả ở nông thôn và thành thị. Biến đổi các quan hệ và định hướng giá trị trong gia đình bắt nguồn từ những biến đổi kinh tế trong xã hội, tác động vào hoạt động kinh tế của gia đình, nhất là các gia đình sản xuất kinh doanh, làm thương mại, dịch vụ. Ở thôn buôn thành phố Buôn Ma Thuột cũng biến đổi với hiện tượng tách hộ, khơng ít nơi cịn tái sinh cả hiện tượng tảo hơn để tăng thêm đất. Tính đa dạng các thành phần kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh đã dẫn tới đa dạng các mơ hình gia đình. Mơ hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ (đại gia đình mẫu hệ) đã dường như bị giải thể, nhường chỗ cho gia đình hạt nhân (tiểu gia đình mẫu hệ), hai thế hệ trở nên phổ biến, ưu trội (cha mẹ - con cái).

Ngày nay, trên thực tế cho thấy người ta đang chuyển từ cách cư trú truyền thống mẫu hệ đối với cặp vợ chồng sang cách cư trú mới. Những cặp vợ chồng trẻ hiện nay không câu nệ về việc lấy nhau xong ở gia đình vợ hay gia đình của chồng mà điều quan trọng là gia đình nhỏ của họ sẽ sống như thế nào? Nguồn thu nhập từ đâu để ni sống gia đình? Hoặc ở nhà dài, nhà cấp 4, đi ở trọ không thực sự là điều quan tâm của tiểu gia đình mẫu hệ [B2.1, tr.45].

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)