Vấn đề đô thị hóa và ảnh hưởng của truyền thông đại chúng

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 101 - 104)

3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến những biến đổi trong gia đình mẫu hệ của

3.1.3. Vấn đề đô thị hóa và ảnh hưởng của truyền thông đại chúng

3.1.3.1. Hiện trạng môi trường sống của người Êđê trong q trình đơ thị hóa

Tỉnh Đắk Lắk nói chung và thành phố Bn Ma Thuột nói riêng đang chịu nhiều sự biến đổi xã hội mạnh mẽ trước việc hướng tới đô thị hạt nhân của vùng Tây Nguyên. Người Êđê, về đời sống kinh tế phát triển, mức hưởng thụ văn hóa tinh thần đa dạng có những chuyển biến rõ rệt, đội ngũ tri thức ngày càng có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng chính vì yếu tố này đã gây nên sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét.

Sự gia tăng dân số quá nhanh cùng với việc phá vỡ cấu trúc sở hữu đất đai truyền thống. Sự hòa nhập khá nhanh với đời sống của người miền xi đã làm cho văn hóa của người Êđê có nhiều thay đổi.

Mơi trường sống thay đổi tất kéo theo một số yếu tố văn hóa ứng xử với mơi trường xã hội cũng thay đổi theo. Mặt khác, mặt trái của cơ chế thị trường cũng tạo ra nét văn hóa mới trong đời sống, trong ứng xử khác với

văn hóa ứng xử mang tính cộng đồng trước đây. Sự thay đổi về quyền sở hữu đất đai, kinh tế tư nhân phát triển, đặc biệt lối sống định canh, định cư và xen cư giữa các thành phần dân tộc là những điều kiện dẫn đến việc ngừng phát triển nhà dài, nơi sản sinh, ni dưỡng văn hóa gia đình truyền thống của người Êđê, khơng những thế nó cịn là một nét kiến trúc độc đáo trong văn hóa tộc người. Việc khơng phát triển nhà dài cịn kéo theo việc khơng phát triển các khơng gian văn hóa cộng đồng truyền thống, hạn chế môi trường dung dưỡng các giá trị văn hóa tinh thần khác như âm nhạc, cồng chiêng và những đêm kể khan (trường ca). Trước đây, có những bản trường ca phải kể đến cả chục đêm; ngày nay, ở các buôn của thành phố Bn Ma Thuột khơng cịn bất kỳ người nào có thể kể được trọn một đêm khan. Những ràng buộc cũ về tập tục dần dần thay đổi, không bị lệ thuộc vào các quy định văn hóa cũ, như ché, chiêng, nồi đồng… giờ khơng cịn là vật quy định mức độ giàu nghèo nữa mà thay vào đó là bằng chính các vật dụng mới trong nhà như bàn, ghề, giường, tủ, ti vi, xe máy. Nhiều hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin khơng cịn thích hợp nữa đều bị loại bỏ, tiếp thu nét đẹp trong văn hóa ma chay, cưới xin theo tập tục mới ngày nay… Các sinh hoạt văn hóa mang tính truyền thống được tổ chức lại trong các đội văn nghệ của xã và của phường. Chỉ khi nào chuẩn bị cho các hội diễn, các cuộc thi ở cá cấp khác nhau, người ta mới luyện tập. Các hình thức hoạt động ở đây khơng hồn toàn hướng đến cộng đồng. Âm nhạc cồng chiêng được thế giới vinh danh, Nhà nước đánh giá cao, khuyến khích, nhưng chỉ cịn đánh cồng chiêng trong những dịp lễ hội. Nguồn suối, bến nước cũng góp phần tạo nên một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Êđê, nhưng ngày nay đang bị ảnh hưởng nặng nề, khơng gian sinh tồn của đại gia đình mẫu hệ Êđê là nhà dài, bến nước, nhà mồ nay đang bị thu hẹp dần và có nguy cơ biến mất hoàn toàn.

Một bộ phận người Êđê xem nhẹ văn hóa truyền thống ví dụ: mua quần áo may sẵn để thay đổi cách ăn mặc cổ truyền, trang phục truyền thốngchỉ còn dùng trong lễ cưới, một vài lễ hội. Sự thay đổi cách mặc đã dần làm mất đi nghề

dệt truyền thống, mất nghề trồng bông, lanh. Việc giao tiếp bằng ngôn ngữ khác đã làm tiếng nói, chữ viết của người Êđê suy giảm một cách nghiêm trọng. Sự biến đổi trong văn hóa vật chất khá nhanh chóng, nhất là trong tập quán ăn, uống, hút… họ sử dụng lương thực từ các dịch vụ buôn bán, sản vật như lúa, bắp, cà phê làm ra không dự trữ trong nhà như truyền thống, mà quy đổi thành tiền.

3.1.3.2. Tác động tích cực và tiêu cực của truyền thơng đại chúng Tác động tích cực: Tồn cầu hóa truyền thơng đại chúng là một sự

phát triển khách quan. Ngày nay, người Êđê ở thành phố Buôn Ma Thuột tiếp xúc với nhiều phương tiện truyền thông, đặc biệt là trẻ em được tiếp xúc với truyền hình trước khi được đi học và hàng ngày phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp cho một số lượng đông đảo các thành viên cộng đồng cũng như gia đình người Êđê những thơng tin đa dạng và có tác động lớn đến suy nghĩ cũng như hành vi của họ. Truyền thông mang lại cho con người những kinh nghiệm xã hội, những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến. Các thành viên của xã hội đều chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau do những gì mà các phương tiện truyền thơng coi trọng hoặc xem nhẹ, đánh giá tích cực hay tiêu cực. Nó cũng là một kênh quan trọng để phổ biến văn hóa, giúp cho con người có thể hiểu được những mẫu văn hóa, những nền văn hóa khác, nó làm cho các thành viên trong một xã hội gắn kết với nhau hơn thông qua những mối quan tâm chung. Tuy vậy, các phương tiện truyền thơng cũng có những vấn đề của nó.

Tác động tiêu cực: do sự phát triển không đồng đều giữa truyền thông đại chúng với các lĩnh vực khác của đời sống. Nó có thể áp đặt trước một ấn tượng, một quan niệm hay một cách đánh giá nào đó trong suy nghĩ của cơng chúng, tạo ra một làn sóng có sức lan tỏa lớn, chính vì thế đối tượng tiếp nhận cần có kiến thức và khả năng chắt lọc thông tin để mang lại cho mình một thơng tin chính xác.

Mặt trái của toàn cầu hóa truyền thơng đại chúng tạo ra những tác động, ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đối với nhân loại, quốc gia, dân tộc thuộc khu vực nghèo, chậm phát triển. Thực trạng hiện nay, trước sự du nhập những làn sóng, trào lưu thơng qua (quảng cáo, ca nhạc, phim nước ngồi…), theo đó các tệ nạn xã hội, văn hóa độc hại, đã làm tổn thương đến các giá trị đạo lý dân tộc, những giá trị nhân văn truyền thống trong gia đình người Êđê với cấu trúc mẫu hệ có nguy cơ đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu Biến đổi văn hóa gia đình truyền thống của người êđê ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)