- Chính sách tín dụng của ngân hàng:
Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, trở thành định hướng cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chun mơn hố trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Vì vậy, chính sách tín dụng có tác động mạnh tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân, sự tác động của chính sách tín dụng thể hiện qua các yếu tố sau:
Thứ nhất, quy trình thủ tục cấp tín dụng
Do những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân khác với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, nên việc cho vay phải có những quy định riêng phù hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp tư nhân. Thời gian qua, những ngân hàng thành công trong việc cho vay doanh nghiệp tư nhân là những ngân hàng có thay đổi về quy trình, thủ tục cấp tín dụng.
Thứ hai, lãi suất cho vay
Đối với doanh nghiệp tư nhân, lãi suất cho vay chính là phần lợi nhuận thu được của việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay mà doanh nghiệp dùng để trả cho ngân hàng. Vì vậy, khi lãi suất ngân hàng có tính cạnh tranh cao và thấp hơn so với nguồn vốn huy động khác (vay cá nhân,
vay tín dụng thương mại, vay doanh nghiệp khác), thì doanh nghiệp tư nhân mới quyết định vay vốn ngân hàng.
Thứ ba, hình thức cấp tín dụng
Cấp tín dụng khơng chỉ đơn thuần là cho vay như cách vay truyền thống, mà phải hướng tới dịch vụ ngân hàng đa năng, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, đa dạng hố hình thức cấp tín dụng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
- Cơng tác tổ chức của ngân hàng:
Nếu các bộ phận của ngân hàng chồng chéo, khơng khoa học sẽ dẫn đến tính ỷ lại, thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng và làm chậm q trình ra quyết định tín dụng. Nếu ngân hàng có bộ máy được tổ chức thống nhất, khoa học và có tính chun mơn hố cao, thì các hoạt động nói chung, hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng sẽ có hiệu quả hơn. Đồng thời, khi cơng tác tổ chức khoa học sẽ giúp ngân hàng kiểm tra thơng tin của doanh nghiệp tư nhân chính xác hơn, thời gian thẩm định sẽ được rút ngắn, hạn chế sự gian lận của khách hàng, nhờ đó mà độ an tồn của món vay cũng tăng lên.
Là một ngân hàng thương mại Nhà nước, đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu hoạt động và bước vào cạnh tranh trên thị trường ngân hàng, vì vậy khả năng linh hoạt của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn cịn hạn chế hơn so với một số ngân hàng thương mại khác. Trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân, ngân hàng mới tập trung triển khai mạnh từ năm 2005, nên chưa xây dựng được một cơ chế hoạt động thực sự hiệu quả nhằm khai thác lợi thế về nguồn vốn, cũng như các hình thức dịch vụ phong phú của ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp tư nhân.
- Thơng tin tín dụng:
Thơng tin tín dụng là yếu tố khơng thể thiếu trong cơng tác quản lý nói chung và trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Trên cơ sở thơng tin
đã thu thập được, nhà quản lý có thể đưa ra được quyết định đúng đắn về đầu tư tín dụng, cũng như các biện pháp cần thiết để theo dõi, quản lý và thu hồi nợ. Việc thu thập thơng tin có thể thơng qua nhiều nguồn khác nhau, các ngân hàng muốn có thơng tin nhanh, chính xác, thì phải có bộ phận phân tích và xử lý thông tin, loại trừ thông tin nhiễu. Chất lượng thơng tin càng cao, thì khả năng phịng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng lớn.
- Chất lượng của cơng tác thẩm định:
Thẩm định tín dụng là q trình cán bộ tín dụng xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện các vấn đề ảnh hưởng đến tính khả thi và khả năng hồn trả vốn của một dự án mà khách hàng mang đến trình duyệt, trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc ra quyết định cho vay của ngân hàng. Để đảm bảo chất lượng thẩm định, cần phải có sự nhanh nhạy, tính tốn một cách chính xác, thu nhập được những thơng tin tốt, phải được tiến hành đầy đủ các trình tự,… Tuy nhiên, nếu quy trình thẩm định phức tạp sẽ làm chậm việc ra quyết định tín dụng, ảnh hưởng đến mục tiêu sinh lời của cả ngân hàng và doanh nghiệp tư nhân. Thẩm định tín dụng phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các phòng, ban để giảm thời gian thẩm định và hạn chế rủi ro.
- Cơ chế kiểm tra, kiểm sốt:
Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn chú trọng đến khâu kiểm tra, kiểm sốt. Ngân hàng có một bộ phận chuyên trách độc lập thực hiện việc kiểm tra, kiểm sốt ngân hàng và khách hàng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng. Cơng tác kiểm tra kiểm sốt sẽ giúp ngân hàng nhận ra những sai sót trong quy trình thực hiện cho vay, nắm bắt những món vay có vấn đề, để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Cơng tác kiểm tra, kiểm soát nếu được tiến hành một cách thường xuyên sẽ giúp nâng cao tính an tồn và lành mạnh của món vay.
- Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng:
Sự thành cơng trong hoạt động tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trình độ, kỹ thuật và tâm huyết, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng,
vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhằm thu thập những thơng tin chính xác về doanh nghiệp tư nhân, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Đồng thời, cán bộ tín dụng cịn là người tư vấn giúp khách hàng lựa chọn hình thức dịch vụ ngân hàng phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất; giúp doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục, hồ sơ vay vốn nhanh, đảm bảo đúng quy định.