Đối với chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Hải Phịng

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hải Phòng (Trang 64 - 65)

- Tiền gửi tổ chức kinh tế Tỷ đ 206 241 461 435

2.3.3.1. Đối với chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Hải Phịng

nơng thơn Hải Phịng

Thứ nhất, chi nhánh chưa xây dựng được một chiến lược phát triển tín

dụng chú trọng đến doanh nghiệp tư nhân phù hợp với khả năng của mình, mặc dù đã nhận thức rõ sự cần thiết phải quan tâm đến đối tượng khách hàng này. Trong định hướng chuyển dịch cơ cấu khách hàng, chi nhánh cũng đã xác định ưu tiên phát triển tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân, nhưng đến nay dư nợ tín dụng của chi nhánh đối với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa tăng nhiều.

Thứ hai, chính sách khách hàng của chi nhánh nói chung và chính sách

đối với doanh nghiệp tư nhân còn chưa cụ thể. Hiện nay, chi nhánh chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá phân loại phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân. Q trình triển khai chính sách khách hàng của chi nhánh còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thống nhất, chưa đồng bộ, chưa sát với thực tiễn tại các đơn vị trực thuộc trong hệ thống chi nhánh toàn thành phố.

Thứ ba, hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển

nơng thơn Hải Phịng trước đây chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, nên khi chuyển sang hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân có thực trạng một số cán bộ tín dụng cịn tâm lý e ngại cho vay vì sợ rủi ro cho ngân hàng.

Thứ tư, mặc dù chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức cho vay, nhưng

trên thực tế, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu chỉ được vay theo các hình thức truyền thống là cho vay từng lần. Hình thức cho vay này giúp chi nhánh quản lý chặt chẽ các món vay, nhưng đã gây khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Mỗi lần vay vốn, doanh nghiệp phải làm lại tất cả các thủ tục vay vốn, dẫn đến tốn thời gian, cơng sức và chi phí, gây tâm lý e ngại cho doanh nghiệp.

Thứ năm, trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên chi nhánh trong

quan hệ tín dụng với doanh nghiệp tư nhân vẫn cịn nhiều bất cập. Bản thân một số cán bộ ngân hàng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ tín dụng với doanh nghiệp tư nhân, thiếu kỹ năng trong việc tiếp cận, tư vấn cho doanh nghiệp. Trình độ chun mơn của một số cán bộ nhân viên chi nhánh còn hạn chế, ý thức đạo đức nghề nghiệp chưa cao, từ đó làm ảnh hưởng đến cơng tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân, cũng như việc giám sát quá trình doanh nghiệp thực hiện các cam kết trong hợp đồng tín dụng với chi nhánh.

Thứ sáu, việc quảng bá các sản phẩm tín dụng của chi nhánh đến khách

hàng còn chưa tốt, thiếu liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp tư nhân. Chi nhánh cũng chưa nghiên cứu tìm hiểu sâu về đối tượng khách hàng này, nhằm đưa ra những dịch vụ tín dụng phù hợp dành riêng cho từng nhóm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, trong khi doanh nghiệp tư nhân cần vốn sản xuất kinh doanh, thì chi nhánh vẫn tồn đọng vốn.

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hải Phòng (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w