Nâng cao kỹ năng của doanh nghiệp tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng, tăng cường quan hệ giữa doanh nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hải Phòng (Trang 93 - 98)

CC Hoạt động không hiệu quả, tài chính khơng đảm bảo, trình độ quản lý thấp

3.2.2.3. Nâng cao kỹ năng của doanh nghiệp tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng, tăng cường quan hệ giữa doanh nghiệp tư nhân

cận tín dụng ngân hàng, tăng cường quan hệ giữa doanh nghiệp tư nhân với chi nhánh

Bên cạnh việc nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp nói chung và quản trị tài chính tài chính nói riêng, thì bản thân việc nâng cao năng lực,

kỹ năng của doanh nghiệp tư nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng đóng vai trị rất quan trọng. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tư nhân tuy hoạt động lâu năm và có các chỉ số tài chính kinh doanh tốt vẫn gặp khó khăn và lúng túng khi tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng, trong đó có dịch vụ tín dụng.

Việc nâng cao năng lực, kỹ năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng đề cập đến các quy trình nghiệp vụ cụ thể, thì doanh nghiệp cần nắm bắt khi tiếp cận các dịch vụ. Trong việc vay tiền, các doanh nghiệp là người mua quyền sử dụng vốn, nhưng hoạt động này cũng có thể coi như tìm kiếm người tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để các tổ chức tín dụng tin tưởng vào khả năng hồn trả vốn vay, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến những vấn đề như: chuẩn bị hồ sơ vay vốn và phỏng vấn để vay vốn; chuẩn bị tài liệu và hướng dẫn cán bộ tín dụng kiểm tra thực tế doanh nghiệp; ký kết và thực hiện hợp đồng; chuẩn bị cho việc kiểm tra sử dụng tiền vay của tổ chức tín dụng; trả nợ và xử lý nợ có vấn đề (nếu có); xử lý tài sản đảm bảo (nếu có).

Trên thực tế, vẫn có một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp tư nhân ít, hoặc khơng khai thác triệt để các tiện ích do các dịch vụ ngân hàng đem lại. Bên cạnh đó, việc sử dụng thanh tốn bằng tiền mặt cũng còn phổ biến. Một số doanh nghiệp khơng có sự hiểu biết thấu đáo về các hình thức tín dụng do ngân hàng cung cấp, những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng các loại hình dịch vụ khác nhau. Điều đó cũng dẫn đến việc các doanh nghiệp khơng nắm được các quy trình và địi hỏi của ngân hàng trong việc tiếp cận từng loại dịch vụ.

Mặc dù các ngân hàng ln có các quy trình theo tiêu chuẩn để đánh giá khách hàng và thẩm định tín dụng, tuy nhiên việc các doanh nghiệp tư nhân có một thời gian dài sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng có nhiều thơng tin hơn về doanh nghiệp để phục vụ cho người ra quyết định cấp tín dụng sau này.

Hoạt động của doanh nghiệp tư nhân gắn liền với uy tín bản thân người chủ doanh nghiệp. Quá trình giao dịch với ngân hàng cũng phần nào giúp cho ngân hàng có thêm thơng tin về uy tín và cách thức kinh doanh của doanh nghiệp. Uy tín trong kinh doanh, chiến lược phát triển (ngắn hạn, dài hạn), cách tiếp cận rủi ro (cẩn thận, hay ưa mạo hiểm) của người chủ doanh nghiệp sẽ là yếu tố được ngân hàng xem xét và cân nhắc. Tất cả các yếu tố nêu trên tuy có thể đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra các quyết định của ngân hàng nhưng cũng sẽ có ảnh hưởng ở một chừng mực nhất định trong quyết định cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

Nhận thấy tầm quan trọng trong việc tăng cường quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp tư nhân, hiện nay việc gặp gỡ và tiếp xúc định kỳ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đã được xúc tiến trên một số địa bàn và một số ngân hàng, trong đó có chi nhánh Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn Hải Phịng. Trong một số trường hợp, các hoạt động này được hỗ trợ bởi các tổ chức hiệp hội ngành nghề, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp ở các địa phương,... Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được giải quyết tốt hơn khi các doanh nghiệp tư nhân chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận, giới thiệu doanh nghiệp mình với các ngân hàng, tham gia tích cực vào các tổ chức, hiệp hội để trao đổi thông tin và được hỗ trợ, tư vấn trong hoạt động tín dụng với các ngân hàng.

KẾT LUẬN

Mặc dù trong điều kiện cịn nhiều khó khăn bất lợi, nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong những năm qua, các thành phần kinh tế nói chung, thành phần kinh tế tư nhân, cũng như các doanh nghiệp tư nhân nói riêng đã có điều kiện và mơi trường thuận lợi để tổ chức hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp khơng nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những đóng góp của doanh nghiệp tư nhân đối với nền kinh tế đất nước chưa thật sự ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Một phần nguyên nhân của sự phát triển chưa tương xứng đó, là do sự tác động tiêu cực từ việc thiếu nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Để giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển đúng với tiềm năng, lợi thế và đóng tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước, thì cần phải có những giải pháp đồng bộ kịp thời để hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Trong đó, vấn đề tài trợ vốn thơng qua tín dụng ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Vì lẽ đó, đề tài “Tín dụng của

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hải Phòng” đã được học viên đề cập và nghiên cứu. Trên

cơ sở kế thừa lý luận, kết hợp với khảo sát thực tiễn, luận văn đã trình bày một số nội dung chủ yếu là:

Phân tích sự tồn tại tất yếu khách quan của mối quan hệ tín dụng Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế; làm rõ vai trị và những đóng góp của quan hệ đó đối với sự phát triển kinh tế đất nước; đánh giá thực trạng quan hệ tín dụng giữa chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hải Phịng từ năm 2007 đến 2012; phân tích những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động tín dụng của chi nhánh đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế đó; xác định phương hướng, mục tiêu và đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hoạt động tín

dụng của chi nhánh đối với doanh nghiệp tư nhân ở địa bàn thành phố từ nay đến năm 2015, gồm nhóm giải pháp thuộc về chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Hải Phịng và nhóm giải pháp thuộc về bản thân các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn.

Những phân tích của luận văn chắc chắn khơng khỏi thiếu sót, cần phải được bổ sung và hồn thiện hơn nữa. Vì vậy, học viên rất mong được các nhà khoa học, các thầy cơ giáo và những người quan tâm góp ý để luận văn được hồn chỉnh và có thể áp dụng trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hải Phòng (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w