CC Hoạt động không hiệu quả, tài chính khơng đảm bảo, trình độ quản lý thấp
3.2.2.2. Nâng cao năng lực của doanh nghiệp tư nhân trong lập các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh
dự án đầu tư sản xuất kinh doanh
Việc nâng cao năng lực của các doanh nghiệp tư nhân trong lập các dự án và kế hoạch kinh doanh đóng vai trị quan trọng trong việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả các dịch vụ ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với các ngân hàng xuất phát từ nhu cầu trực tiếp mà khơng có đánh giá xem xét cụ thể các yếu tố quan trọng. Trong đó, doanh nghiệp phải hiểu rõ tính chất của các khoản vay. Nhiều doanh nghiệp tư nhân cứ có nhu cầu về thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh là tiếp cận vay vốn ngân hàng mà khơng tính đến phương thức th mua tài chính. Hình thức huy động vốn trung, dài hạn này phù hợp với các doanh nghiệp tư nhân, giúp họ sử dụng đồng vốn linh hoạt vào các hoạt động đầu tư khác nhau, thay vì mua tài sản cố định. Hơn nữa, thuê tài chính cũng khơng làm ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng khi doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng.
Doanh nghiệp cũng không phải xác định cơ cấu vốn phù hợp phục vụ cho nhu cầu đặt ra, bao gồm tỷ lệ vốn tự có, vốn tín dụng từ nhà cung cấp,
hoặc tiền ứng trước của khách hàng. Trên thực tế phương án huy động này thường được các doanh nghiệp tư nhân áp dụng.
Trong bất kỳ phương thức nào, thì việc nắm bắt kỹ năng lập và thẩm định các dự án đầu tư, hay các phương án kinh doanh đóng vai trị then chốt. Trong quá trình lập và thẩm định dự án cũng giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc hiểu rõ hơn về dòng doanh thu, chi phí phát sinh để tìm ra phương án quản lý tối ưu đối với từng cơng đoạn. Qúa trình xây dựng dự án cũng giúp doanh nghiệp chuẩn bị kỹ hơn khi làm việc với ngân hàng. Thông thường, ngân hàng chỉ đánh giá các dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh theo các mặt sau:
- Xem xét đánh giá sơ bộ các vấn đề như: mục tiêu, cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra, phương án tiêu thụ sản phẩm, qui mô, cơ cấu vốn đầu tư, nguồn vốn thực hiện kế hoạch kinh doanh và thời gian thực hiện dự án.
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm: giới thiệu về sản phẩm, nhu cầu trên thị trường, mức tiêu thụ gia tăng hàng năm, khả năng cung cấp của doanh nghiệp, thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: phương thức phân phối, mạng lưới phân phối, chi phí thiết lập mạng lưới phân phối, phương thức bán hàng.
- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào bao gồm: số lượng, nhà cung cấp, nhập khẩu, dự phòng rủi ro.
- Đánh giá các phương diện tổ chức thực hiện như: đội ngũ cán bộ, trình độ, kinh nghiệm, tay nghề công nhân.