Giải pháp khai thác nguồn vốn để tăng cường cấp tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hải Phòng (Trang 79 - 83)

- Tiền gửi tổ chức kinh tế Tỷ đ 206 241 461 435

3.2.1.3. Giải pháp khai thác nguồn vốn để tăng cường cấp tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân

cho doanh nghiệp tư nhân

Tuyên truyền tiếp thị, khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng:

Hiện nay, một bộ phận khơng nhỏ người dân có tâm lý cất trữ của cải dưới hình thức bằng bằng vàng, hoặc tiền mặt tại gia đình, mà khơng muốn gửi vào ngân hàng. Nguyên nhân là do người dân không am hiểu về đầu tư tài chính, hoặc sự thiếu hiếu biết, lo ngại về các thủ tục rườm rà của ngân hàng,... đã dẫn đến việc lãng phí các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế đất nước. Do vậy, để thu hút được nguồn tiền này phục vụ cho việc mở rộng hoạt động tín dụng, thì chi nhánh cần có chính sách tun truyền, quảng bá rộng rãi, cũng như có các hình thức huy động thích hợp với các mức lãi suất phù hợp. Trong đó, cần quan tâm đến các đối tượng khách hàng cho vay thông qua việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng các gói dịch vụ, để

chi nhánh thực sự là người bạn đồng hành với khách hàng và vì lợi ích của khách hàng.

Để hoạt động tuyên truyền tiếp thị có hiệu quả, chi nhánh cần nghiên cứu điều tra thị trường, tìm hiểu thị hiếu, thói quen, tập qn và thu nhập của dân cư tại từng địa bàn để có kế hoạch triển khai thực hiện. Nội dung tuyên truyền phải thực sự ấn tượng, có chất lượng, đơn giản, dễ hiểu, có tính cạnh tranh và hiệu quả. Phải tuyên truyền cho người dân biết được các sản phẩm dịch vụ hiện có của chi nhánh, sự tiện ích và tính hữu dụng của các sản phẩm. Nhất là, trong công tác huy động vốn phải làm cho khách hàng nhận thức được việc giữ tiền ở nhà vừa không sinh lợi, đôi khi bị mất giá và khơng an tồn. Nếu gửi vào ngân hàng vừa an toàn, vừa sinh lợi và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, tuyên truyền để khách hàng hiểu rõ khi họ có nhu cầu rút tiền lúc nào thì hệ thống của chi nhánh phục vụ ngay lúc đó với thủ tục đơn giản, nhanh gọn và tiện lợi, gửi tiết kiệm một nơi rút được nhiều nơi, hoặc có thể cầm cố thế chấp phiếu tiết kiệm để vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh trên địa bàn tồn thành phố:

Vì doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm là phân bố rộng khắp trên các địa bàn, nên việc mở rộng phạm vi hoạt động sẽ giúp chi nhánh có điều kiện tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng doanh nghiệp tư nhân. Với tư cách là ngân hàng có hệ thống chân rết rộng nhất khắp nhất, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn thành phố Hải Phịng cần tiến hành rà sốt, quy hoạch lại mạng lưới hoạt động hiện có, sắp xếp bố trí lại trụ sở các chi nhánh cho phù hợp với thực tế tại các địa bàn, tập trung vào các trung tâm, những vị trí thuận lợi trong giao dịch với đông đảo các đối tượng khách hàng. Mặt khác, chi nhánh cần bám sát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố để mở rộng thêm mạng lưới hoạt động tại những nơi có điều kiện mơi trường kinh doanh thuận lợi. Việc thành lập thêm các chi nhánh, các

phòng giao dịch tại các khu dân cư tập trung, khu chợ, khu công nghiệp và làng nghề sẽ giúp cho chi nhánh mở rộng và phát triển thêm khách hàng mới, thị trường mới, cũng như đưa các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của chi nhánh đến phục vụ đơng đảo các đối tượng khách hàng, từ đó thúc đẩy mở rộng nguồn vốn huy động cho chi nhánh.

Năm 2012, chi nhánh đã thành lập Phòng giao dịch Lạch Tray, trực thuộc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Phú. Năm 2013, dự kiến mở chi nhánh tại huyện đảo Bạch Long Vỹ, nơi đang hình thành và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá khu vực Vịnh Bắc Bộ,...

Việc mở rộng mạng lưới hoạt động của hệ thống chi nhánh trên các địa bàn thành phố càng phải được tập trung hơn nữa, vì trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đăng kí thành lập mới tại Hải Phịng tăng đáng kể, trong đó có cả các ngân hàng ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng mở chi nhánh tại Hải Phòng. Do vậy, chi nhánh cần phải củng cố và mở rộng mạng lưới nhằm giữ vững thị trường, thị phần hiện có, đồng thời mở rộng phát triển thêm thị trường và khách hàng mới.

Đa dạng hóa các loại hình huy động vốn của chi nhánh:

Ngồi các sản phẩm huy động vốn hiện có, chi nhánh cần nghiên cứu bổ sung thêm các sản phẩm mới để đưa ra thị trường đảm bảo phù hợp với nhu cầu, tâm lý của từng nhóm khách hàng tại từng khu vực, cụ thể là phải phát triển các hình thức như:

- Tiết kiệm bậc thang hỗn hợp đặc biệt: là loại tiết kiệm lãi suất tăng

theo thời gian gửi tiền và số tiền thực gửi. Hình thức này phù hợp với tầng lớp dân cư tại trung tâm thành phố, nơi có nhiều khách hàng có tiền nhàn rỗi chưa cần sử dụng. Tiết kiệm bậc thang hỗn hợp có ưu điểm là: khách hàng có thể

rút tiền vào bất kỳ thời điểm nào khi cần; thời gian gửi càng dài, lãi suất càng cao; số tiền gửi lớn, được hưởng lãi suất cao.

- Tiết kiệm dự thưởng: là loại tiết kiệm mà người gửi tiền ngoài việc

được hưởng lãi suất theo thị trường, cịn có cơ hội trúng thưởng khác. Hình thức này phù hợp với bộ phận dân cư tại các quận Kiến An, Dương Kinh, các huyện An Dương, Thuỷ Nguyên, Kiến Thụy. Bởi vì, ngồi lãi suất được hưởng, họ cịn có cơ hội trúng thưởng, đây là phương thức huy động đánh vào tâm lý người dân ở nông thôn.

- Tiết kiệm gửi góp: là loại tiết kiệm mà khách hàng định kỳ hàng

tháng hoặc 3, 6 tháng gửi góp một lần vào số tiền lần đầu. Hình thức này phù hợp với khách hàng có nhu cầu tích luỹ tài chính dài hạn nhằm thực hiện các kế hoạch chi tiêu trong tương lai như: mua đất, xây nhà, sắm các phương tiện đi lại, hoặc tích luỹ để chu cấp cho con cái học hành. Loại hình này phù hợp với tầng lớp dân cư có thu nhập ổn định như cán bộ cơng nhân viên, cán bộ hưu trí.

- Thực hiện trả lương qua tài khoản ATM:

Hiện nay, chi nhánh đã ký hợp đồng với nhiều cơ quan, đơn vị, doanh

nghiệp trên địa bàn, nhất là các đơn vị có quan hệ thường xuyên với chi nhánh sử dụng sản phẩm trả lương cho cán bộ công nhân viên qua tài khoản ATM và bước đầu chi nhánh đã phục vụ khá tốt nhu cầu này của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc trả lương qua tài khoản ATM thuộc hệ thống chi nhánh cũng còn nhiều bất cập cho khách hàng sử dụng dịch vụ này, như: đã xảy ra các sự cố về hỏng máy ATM, máy khơng có tiền, mất điện, người sử dụng thẻ chưa quen (bị máy nuốt thẻ), thẻ không sử dụng được ở một số cây ATM khác hệ thống, lưu lượng người rút tiền lớn, trong khi hệ thống máy ATM cịn ít (38 máy) trên tồn thành phố, làm cho khách hàng phải chờ đợi lâu, gây tâm lý bức xúc cho người sử dụng thẻ,...Vì vậy, chi nhánh cần có sự điều chỉnh để người sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng (cả người chi trả, lẫn người

thụ hưởng) đều cảm thấy hài lịng, ít tốn kém thời gian, cơng sức, với mức phí rẻ và an tồn. Trong đó, cần tập trung đầu tư, bổ sung thêm hệ thống máy ATM mới tại các trung tâm, những địa điểm mà có đơng khách hàng sử dụng dịch vụ của chi nhánh, kịp thời sửa chữa các máy bị sự cố, liên kết rộng rãi với các Ngân hàng thương mại khác để thẻ của chi nhánh thể sử dụng rộng rãi tại các máy ATM khơng cùng hệ thống, có như vậy hình thức này mới được khách hàng tin dùng.

- Áp dụng hình thức huy động vốn trung, dài hạn với lãi suất trả trước:

Trước mắt cũng như lâu dài, yêu cầu đặt ra đối với nguồn vốn trung, dài hạn tại chi nhánh là rất lớn, do đó, cần phải có kế hoạch khả thi mới huy động được nguồn vốn này. Thực tế, muốn huy động nguồn này, thì mục đích huy động dài hạn đưa ra phải thoả mãn nhu cầu tâm lý từng nhóm khách hàng trong từng giai đoạn, giống như thể thức các công ty bảo hiểm đang thực hiện, hoặc giống mục đích các đợt phát hành trái phiếu của chính phủ.

Mặt khác, lãi suất huy động trung dài hạn phải cao hơn lãi suất dưới 1 năm từ 20-30%. Do vậy, để có đầu ra thích hợp chi nhánh nên đưa ra chương trình huy động vốn 3 năm, 5 năm với lãi suất trả trước 1 hoặc 2 năm, chấp nhận tiết kiệm tối đa các chi phí trong 1 năm làm cơ sở hạ chi phí đầu vào cho các năm cịn lại, để có nguồn vốn cho vay trung - dài hạn, từ đó tiếp tục huy động vốn bằng phương án trả trước cho những năm sau, tuỳ thuộc khả năng tài chính mà nâng dần tỷ trọng vốn huy động trung - dài hạn.

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hải Phòng (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w