Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hải Phòng (Trang 35 - 36)

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp:

Năng lực tài chính của một doanh nghiệp tư nhân được thể hiện qua các chỉ tiêu vốn tự có, khả năng sinh lãi, vịng quay vốn lưu động,… Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng tốt, thì khả năng thanh tốn của doanh nghiệp càng cao và doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn.

Ngân hàng khi xem xét cấp tín dụng thường chú trọng đến năng lực tài chính, khả năng thích ứng của doanh nghiệp tư nhân trước những biến động của thị trường, cũng như khả năng hoàn trả vốn và lãi của doanh nghiệp. Ngân hàng sẵn sàng cho vay đối với doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm, sản phẩm có thương hiệu và thị trường ổn định. Vì vậy, để dễ dàng tiếp cận nguồn của vốn ngân hàng, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự nâng cao uy tín của mình bằng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phải có chiến lược kinh doanh lâu dài bền vững, cũng như, thực hiện nghiêm túc các quy định trong hoạt động tín dụng đối với ngân hàng.

- Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp:

Để doanh nghiệp phát triển tốt, người quản lý phải là người có hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, có khả năng tổ chức điều hành doanh nghiệp, có tầm nhìn xa trơng rộng, đưa ra những bước đi thích hợp cho doanh nghiệp mình. Khi vay vốn, chủ doanh nghiệp phải biết xác định số lượng vốn vay phù hợp với công suất, năng lực của doanh nghiệp, sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp tư nhân là một nhân tố rất quan trọng, nhằm tạo sự tin tưởng của ngân hàng trong quá trình thẩm định, ra quyết định cho doanh nghiệp vay vốn.

- Đạo đức kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp:

Đạo đức kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp tư nhân chính là sự thành thật trong các báo cáo tài chính hàng năm, trong q trình khai báo với ngân hàng về mục đích sử dụng tiền vay, sự thiện chí của doanh nghiệp đối với nghĩa vụ hoàn trả nợ cho ngân hàng. Trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp vì muốn vay vốn nên đã tìm mọi cách để đánh bóng hình ảnh của mình trong các báo cáo tài chính, phương án sử dụng vốn vay,… Nhưng, khi được vay vốn thì xảy ra tình trạng làm ăn thua lỗ, không trả được nợ cho ngân hàng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp mất uy tín đối với ngân hàng, thì việc tiếp tục các hợp đồng vay vốn sẽ rất khó khăn.

- Tài sản đảm bảo:

Theo các quy định hiện hành của Nhà nước về tài sản bảo đảm cho khoản cấp tín dụng, doanh nghiệp tư nhân vay vốn có thể dùng nhiều tài sản khác nhau để đảm bảo cho các khoản vay như: đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các giấy tờ có giá, nguyên vật liệu tồn kho luân chuyển, quyền đòi nợ, quyền phát sinh từ quyền tác giả, sở hữu trí tuệ,... Ngồi ra, ngân hàng nhà nước cũng cho phép các tổ chức tín dụng được cho doanh nghiệp vay khơng có tài sản đảm bảo, hoặc cho vay có tài sản bảo đảm là biện pháp bổ sung. Tuy nhiên, xuất phát từ nhận thức về mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân, nên các doanh nghiệp có tài sản là bất động sản thường dễ dàng vay vốn hơn so với doanh nghiệp khơng có tài sản, hoặc tài sản là hàng tồn kho luân chuyển, máy móc, các khoản phải thu. Phần nhiều, doanh nghiệp Nhà nước được vay vốn không cần tới tài sản thế chấp, cầm cố, nhưng đối với doanh nghiệp tư nhân thì ít nhận được ưu đãi đó.

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hải Phòng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w