Những hạn chế, yếu kém về hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng đối với doanh

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hải Phòng (Trang 61 - 64)

- Tiền gửi tổ chức kinh tế Tỷ đ 206 241 461 435

2.3.2. Những hạn chế, yếu kém về hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng đối với doanh

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì trong quan tín dụng của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hải Phòng còn bộc lộ những hạn chế sau:

Một là, mặc dù đã có sự tăng trưởng, nhưng tỷ trọng cho vay doanh

nghiệp tư nhân trong tổn dư nợ của chi nhánh còn thấp, chưa tương xứng với nhu cầu vốn của doanh nghiệp tư nhân và khả năng sẵn có của chi nhánh. Vì phần lớn dư nợ cho vay chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty lớn, nên chi nhánh chưa thực sự quan tâm đủ mức cần thiết đến việc mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân. Trên thực tế chi nhánh

chưa hoàn toàn xây dựng được tác phong làm việc đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp nhà nước vẫn nhận được sự ưu ái hơn, trong khi đó chưa hẳn là những doanh nghiệp thực sự hoạt động hiệu quả.

Hai là, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn cho doanh nghiệp

tư nhân cịn hạn chế. Thực tế hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân tại chi nhánh vẫn chỉ tập trung vào tín dụng ngắn hạn. Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn thấp, trong khi có nhiều doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu vay vốn dài hạn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

Ba là, hệ số sử dụng vốn vay thấp, chi nhánh huy động nhiều, nhưng dư

nợ cho vay doanh nghiệp tư nhân đạt tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ, tốc độ tăng dư nợ của doanh nghiệp tư nhân chưa tương xứng với tốc độ phát triển của khu vực doanh nghiệp này. Trên thực tế, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp tư nhân rất lớn, nhưng nguồn tài trợ của chi nhánh cịn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, cũng như việc mở rộng tín dụng cho đối tượng khách hàng này, đồng thời cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.

Bốn là, thời gian thẩm định cho vay doanh nghiệp tư nhân mặc dù đã

được rút ngắn, nhưng thực tế thời gian ra quyết định cho vay vẫn chậm, chưa đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, giảm cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và giảm uy tín của chi nhánh.

Năm là, tuy Chính phủ đã có quy định về việc cho vay khơng có tài sản

đảm bảo, nhưng thực tế các hợp đồng cho vay của chi nhánh đối với doanh nghiệp tư nhân vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở tài sản đảm bảo, mà chưa mạnh dạn áp dụng cho vay theo hình thức tín chấp. Trong khi đó, yêu cầu về tài sản đảm bảo là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các nguồn vốn vay. Trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp tư nhân có thể đáp ứng các điều kiện về tài sản đảm bảo, đặc biệt là các doanh nghiệp mới đi

vào hoạt động, hoặc doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm mới. Vì doanh nghiệp tư nhân khó khăn mới phải đi vay vốn, nếu đã có tài sản lớn, hoặc làm ăn có hiệu quả thì doanh nghiệp khơng có nhiều nhu cầu vay vốn ngân hàng. Hơn nữa, không phải tài sản nào cũng được chi nhánh nhận làm tài sản đảm bảo, việc xác định tài sản thế chấp cầm cố, bảo lãnh cũng rất khó khăn, chi nhánh thường đưa ra mức giá thấp hơn giá trị thị trường (nhất là máy móc, giây chuyền, thiết bị đã qua sử dụng,...) việc này cũng đã gây nên những khó khăn trong xây dựng mối quan hệ tín dụng giữa chi nhánh và doanh nghiệp tư nhân. Mặt khác, việc quản lý, định giá và xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp doanh nghiêp tư nhân không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng vay vốn cũng rất phức tạp, gây tốn kém về chi phí và thời gian của chi nhánh.

Sáu là, mặc dù chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức tín dụng khác

nhau, trong đó có nhiều hình thức rất hiện đại, nhưng đến nay các doanh nghiệp tư nhân vẫn chủ yếu lựa chọn 2 hình thức chính là cho vay từng lần và cho thuê tài chính. Điều này gây ra sự lãng phí lớn đối với chi nhánh về nguồn nhân lực, chi phí triển khai, quảng bá các dịch vụ mới. Mặt khác, các doanh nghiệp tư nhân cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội tiếp cận với những hình thức tín dụng phù hợp, hiệu quả hơn cho doanh nghiệp mình.

Bảy là, nguồn vốn tại chi nhánh chưa thật ổn định và vững chắc.

Nguồn tiền gửi từ kho bạc và từ các tổ chức tín dụng là những nguồn tiền gửi khơng thực sự ổn định, mặc dù tỷ trọng của những nguồn này trong tổng nguồn vốn đã giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao. Bên cạnh đó, chi nhánh cịn thường xuyên sử dụng vốn từ ngân hàng cấp trên, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn. Các vấn đề này làm ảnh hưởng đến tính độc lập và chủ động trong hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố trong việc huy động vốn diễn ra khá gay gắt, vấn đề này cũng ảnh hưởng khơng

nhỏ đến việc tăng tỷ lệ cấp tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân, cũng như thu nhập của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hải Phòng (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w