nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Sau khi Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài,... được ban hành và sửa đổi, bổ sung, đặc biệt khi Luật doanh nghiệp đi vào cuộc sống (năm 2000), hoạt động doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng trên địa bàn thành phố có nhiều khởi sắc, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sơi động hơn, vai trị của doanh nghiệp tư nhân được khẳng định, nhất là các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Theo số liệu của Chi cục thống kê thành phố Hải Phòng, đến tháng 6/2012, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là 21.185 doanh nghiệp, trong đó có 7012 doanh nghiệp tư nhân [6], doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn có một số nét cơ bản là:
Thứ nhất, về số lượng doanh nghiệp tư nhân xét theo ngành kinh tế trên địa
bàn thành phố
Qua số liệu (bảng 2.1), ta thấy: các doanh nghiệp tư nhân thuộc ngành nơng, lâm nghiệp có xu hướng giảm. Từ năm 2008 đến năm 2011, bình quân mỗi năm giảm 217 doanh nghiệp (11%); các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp, xây dựng mỗi năm tăng 190 doanh nghiệp (10%); các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, bình quân mỗi năm tăng 295 doanh nghiệp(15,7%) và tăng đều qua các năm; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn cũng có sự tăng đáng kể, số lượng doanh nghiệp tăng 13,9%/năm.
Các doanh nghiệp tư nhân phân bố ở hầu hết 14/15 quận, huyện trên địa bàn thành phố (trừ huyện đảo Bạch Long Vỹ), trong đó, số lượng doanh nghiệp tư nhân tập trung chủ yếu ở các quận Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Kiến An, Dương Kinh, các huyện Thuỷ Nguyên, An Dương, An Lão.
Bảng 2.1: Số lượng các doanh nghiệp tư nhân phân theo ngành kinh tế
Các ngành
Số lượng các doanh nghiệp tư nhân theo các năm
Tốc độ phát triển bình quân năm (%) 2008 2009 2010 2011
Nông, lâm nghiệp 775 642 587 558 - 11
Công nghiệp, xây dựng 1598 1983 2105 2168 10
Thương mại, dịch vụ 1382 1976 2285 2237 15,7
Khách sạn, nhà hàng 789 915 1064 1174 13,9
Các ngành khác 388 618 810 875 26,8
Tổng số doanh nghiệp tư nhân 4356 6134 6851 7012 15,3
Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
Thứ hai, việc thu hút lao động của các doanh nghiệp tư nhân
Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng khá nhanh, đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động. Trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước, mức giải quyết lao động từ năm 2008 đến 2011, tăng 7224 lao động (bằng 16,6%). Thì, đối với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, việc thu hút lao động tăng đáng kể, từ 2008 đến 2011 đã thu hút thêm 70.276 lao động (tăng 27,5%), bình quân mỗi năm tăng trên 17.500 lao động. Trong đó, cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm nghiệp giảm đáng kể, ngành công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ đều tăng. Bình quân 1 doanh
nghiệp sử dụng 55 lao động, các doanh nghiệp sử dụng lao động nhiều nhất là ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (bảng 2.2).
Bảng 2.2: Số lượng lao động trong các doanh nghiệp tại thành phố
Hải Phịng phân theo loại hình doanh nghiệp
Tổng số
Số lao động (lượt người)
Tốc độ (%) 352.950 401.350 445.800 490.150
Năm 2008 2009 2010 2011 2011/2008
Khu vực Nhà nước 43540 46.217 48.960 50.764 16,6
Khu vực ngoài Nhà nước 255.340 278.500 301.966 325.616 27,5 Khu vực có vốn ĐTNN 54070 76.633 94.874 113.770 110,0
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Hải Phòng Thứ ba, về vốn và tài sản doanh nghiệp
Với sự gia tăng đáng kể của các doanh nghiệp trong những năm gần đây, thì tổng số vốn của doanh nghiệp được tăng trưởng liên tục. Đến cuối năm 2011, tổng số vốn của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là 35031,7 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước chiếm 46,1% tổng số vốn đầu tư, bình quân 70 tỷ đồng/1 doanh nghiệp; doanh nghiệp ngồi nhà nước có tổng số vốn đầu tư là 7463 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,2%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 32,7% vốn đầu tư, bình quân 110 tỷ đồng/1 doanh nghiệp. Trong tổng số vốn của doanh nghiệp, thì nguồn vốn bình quân chủ sở hữu doanh nghiệp chiếm 44%, số vốn còn lại chủ yếu là đi vay và huy động từ các nguồn khác (bảng 2.3).
Bảng 2.3: Vốn và tài sản doanh nghiệp đến 31/12/2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011
Tổng vốn và tài sản đầu tư
Tổng vốn và tài sản của các doanh nghiệp 35031,7