Tác động của thu hồi đất đến việc làm của

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 27 - 34)

lao động nông thôn

Việc thu hồi đất theo qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có tác động đến kinh tế, xã hội và việc làm của lao động bị thu hồi đất. Mặc dù đã có sự tác động rất tích cực đối với phát triển kinh tế, xã hội nhưng việc thu hồi đất vẫn là vấn đề “nóng” gây bức xúc cho người dân.

Trong những năm vừa qua, tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị của Hà Nội diễn ra nhanh chóng. Cùng với đó, sự xuất hiện ngày càng nhiều các

nhà máy, khu đô thị khiến cho diện tích đất nơng nghiệp của Thành phố bị thu hẹp, thậm chí nhiều hộ dân khơng cịn đất để sản xuất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do ở một số nơi khơng có quỹ đất dự phòng, trong khi sự chuyển dịch lao động sang ngành nghề lao động khác diễn ra rất chậm. Vì vậy, xảy ra tình trạng một bộ phận người dân ở các vùng ven thành phố thiếu đất sản xuất. Tình trạng lao động khơng có việc làm do bị thu hồi đất và thiếu nghề phụ đang tăng cao. Việc đào tạo chuyển đổi nghề cho con em hộ nông dân bị thu hồi đất và tạo việc làm cho họ chưa đáp ứng được nhu cầu. Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ngành nghề và cơ cấu lao động ở nông thôn tương đối chậm.

Việc lấy đất để xây dựng các cơng trình quốc phịng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội, lợi ích cơng cộng đã làm cho diện tích với đất dành cho sản xuất, kinh doanh của người dân bị thu hẹp, phải chuyển sang làm việc khác. Điều này làm cho một bộ phận lao động nông thôn bị mất việc làm truyền thống (nghề nông), phải chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi chỗ ở. Trong khi đó q trình phát triển khu cơng nghiệp chưa gắn liền với việc đào tạo nghề, chưa chuẩn bị điều kiện cần thiết cho lao động nơng thơn có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp. Điều đó làm cho phần lớn lao động ở khu vực này khơng có khả năng tìm kiếm cho mình một cơng việc mới.

Cơng tác bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp mới chỉ chú ý đến mặt lợi ích mà chưa quan tâm đến vấn đề mơi trường, việc làm của lao động nông thôn. Mặc dù số lượng tiền mà nhà nước phải bỏ ra để bồi thường cho những người dân bị thu hồi đất là khơng nhỏ, nhưng số tiền đó trong nhiều trường hợp khơng những không giúp cho người dân thiết lập một cuộc sống mới tốt hơn mà còn gây lên những tác động xã hội tiêu cực. Do bồi thường đất không gắn với tư vấn, định hướng về nghề nghiệp và chuyển đổi cơ cấu về ngành nghề nên nhiều hộ nơng dân khơng có khả năng sử dụng số tiền đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính sách thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp ở nước ta những năm gần đây đã chưa gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và không theo một quy hoạch phát triển đồng bộ. Vì vậy một bộ phận lớn lao động nông thôn bị thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp đã không được thu hút vào các hoạt động sản xuất cơng nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, đời sống của một số lao động nông thôn bị thu hồi đất vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.

Q trình đơ thị hóa và phát triển khu cơng nghiệp, cũng gây nên những tác động tiêu cực do sự xuất hiện của các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc…) điều này không những đem đến sự bất ổn cho xã hội mà còn tác động khơng nhỏ đến suy nghĩ, lịng tin của người dân có đất bị thu hồi. Những hệ luỵ của nó làm cản trở quá trình thực hiện mục tiêu của Đảng ta là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đồng thời gây mất niềm tin của người dân vào các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta ngày càng nảy sinh những hệ lụy, đặc biệt là vấn đề việc làm và thu nhập, quyền tự chủ của người nông dân bị thu hồi đất cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị hoặc những xung đột về ô nhiễm môi trường tại các bãi rác thải từ những thành phố lớn. Phát triển nhanh các khu đô thị chúng ta đang phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng trong q trình đơ thị hóa như ơ nhiễm môi trường, hạ tầng cơ sở kém, nhà ở khơng đủ…Những điều đó đã tạo nên mơi trường “xung đột” với những người đang sống.

Việt Nam đang có tốc độ phát triển cơng nghiệp và đơ thị hóa nhanh, nhưng bên cạnh đó là một lượng rác thải xây dựng đang “nóng” từng ngày. Để giảm chi phí cho việc đổ rác đúng nơi quy hoạch, người ta đã xả trộm hàng triệu mét khối đất, bùn ngay giữa lòng đường, sát khu dân cư… khiến nhiều khu vực luôn bị ảnh hưởng và ô nhiễm nặng.

Cùng với sự phát triển kinh tế và q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng làm cho lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều. Việc xử lý rác thải

đổ vào môi trường hàng ngày thành các nguồn tài nguyên sạch, có lợi về kinh tế đang trở thành thách thức lớn của nhân loại trong thế kỷ 21. Thách thức ngày càng tăng do trong quá trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa nhanh, nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng tăng nhanh.

Những năm gần đây, q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Ngồi việc người dân chủ động di chuyển từ các vùng nông thôn lên thành thị sinh sống, việc phát triển các văn phòng đại diện, các cơ sở kinh doanh thương mại để phục vụ các hoạt động đầu tư kinh doanh cũng trở nên phổ biến. Ở mức độ nhất định, đơ thị hóa là thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, q trình đơ thị hóa với tốc độ nhanh thường gây nhiều áp lực tới môi trường; đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm từ các chất thải rắn và nước thải sinh hoạt. Đơ thị hóa tất yếu kéo theo những vấn đề về mơi trường. Ơ nhiễm khơng khí, chất thải rắn và nước thải sinh hoạt nếu không khéo xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân trong khu vực.

Trong những năm qua với tốc độ phát triển mạnh về cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và q trình đơ thị hóa, vấn đề mơi trường đã xuất hiện nhiều điểm nóng. Ơ nhiễm mơi trường được tập trung nhiều ở các làng nghề, khu công nghiệp, các dịng sơng nơi tiếp nhận nước thải từ những khu công nghiệp, nông nghiệp và đơ thị. Tùy từng khu vực và loại hình sản xuất mà vấn đề ơ nhiễm môi trường được thể hiện ở nhiều trạng thái và mức độ khác nhau: như ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí, tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải nguy hại…Vấn đề nóng bỏng hiện nay là ơ nhiễm khơng khí, tác nhân gây trực tiếp hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên gây ra hiện tượng băng tan.

Có thể thấy hiện tượng ơ nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm khơng khí tại các làng nghề, khu, cụm cơng nghiệp có xu hướng ngày một gia tăng.

Tác động của ơ nhiễm khơng khí đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Có nhiều bệnh thường gặp do ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí. Ơ nhiễm khơng khí do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người

gây ra đã làm tổn hại đến mơi trường sinh thái và chính con người phải gánh chịu hậu quả này.

Q trình đơ thị hóa diễn ra tương đối nhanh đã có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái.

Tài nguyên đất bị khai thác triệt để xây dựng đơ thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với nhu cầu phục vụ sinh hoạt, dịch vụ sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước.

Sở dĩ có q trình đơ thị hóa cũng do những tác động dây chuyền với nhau. Do sự gia tăng nhanh về dân số, nhu cầu sử dụng đất ở nhiều, nhiều cơ sở hạ tầng mọc lên để đáp ứng nhu cầu về nhà ở và việc làm. Quá trình phát triển đơ thị tất yếu làm gia tăng dân số tạo ra áp lực tác động tiêu cực đến môi trường đô thị.

Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó chất thải có hại càng ngày càng gia tăng; bùng nổ giao thơng cơ giới gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí và tiếng ồn nghiêm trọng.

Cùng với q trình đơ thị hóa, sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là sự gia tăng dân số, nhu cầu về nguồn nước không ngừng tăng lên, lượng nước ngầm bị khai thác ngày một nhiều khiến mực nước ở một số khu vực ngày một bị hạ thấp. Nguy cơ thiếu nước sạch do q trình đơ thị hóa là rất lớn. Với tốc độ đơ thị hóa như hiện nay, dự báo đến năm 2025 dân số đô thị của Việt Nam lên tới khoảng 52 triệu người và sẽ là thách thức lớn cho lĩnh vực cung cấp nước sạch, cũng như việc thoát nước và xử lý nước thải.

Tốc độ đơ thị hóa làm cho đất tăng giá nhanh, nhưng nó đẩy lùi con người vào sự chậm chạp trong nền nông nghiệp vững mạnh của nước nhà. Chẳng hạn đất chỉ chờ người đến mua mà họ không quan tâm sản xuất, mặc cho cây cỏ phát triển vì tâm lý người mua sẽ mua và họ trả tiền rồi mình sẽ làm ăn cái khác.

Sự thay đổi đời sống của người nơng dân có đất bị thu hồi là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách trở thành vấn đề mang tính xã hội trên cả nước. Thiếu việc làm và tỉ lệ thất nghiệp cao, cùng với sự di chuyển tự do của lao động nơng thơn lên thành phố tìm kiếm việc làm đang đặt ra cho các nhà quản lý cũng như các nhà hoạch định cần giải quyết.

Việc thu hồi đất để xây dựng các cơng trình Quốc gia, các khu cơng nghiệp ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người dân đang là vấn đề đặc biệt được quan tâm. Những lao động bị thu hồi đất sẽ có những thay đổi lớn về đời sống và việc làm của họ, cần phải có định hướng của Nhà nước (địa phương) để lao động nông thôn ổn định cuộc sống.

Sau khi bị thu hồi đất, nhận tiền bồi thường (hoặc đất tái định cư) người dân đã tổ chức cuộc sống như thế nào, hiệu quả của việc sử dụng đồng tiền đó ra sao, chuyển đổi nghề có gây ra các tác động xấu đến mơi trường hay không?

Mặc dù các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ đất tái định cư cho người dân bị thu hồi đất… nhưng trên thực tế 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ, 13% chuyển sang nghề mới và có tới 25-30% khơng có việc làm hoặc có việc làm nhưng khơng ổn định.

Hệ quả của q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa là hàng chục vạn người trong độ tuổi lao động đã mất dần khả năng tự tạo việc làm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Làm thay đổi mọi mặt của đời sống, xã hội của khu vực nông thôn đặc biệt là cơ cấu lao động và việc làm của lao động nông nghiệp.Việc làm của lao động nông thơn bị thu hồi đất trong q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố:

Đơ thị hóa làm giảm diện tích đất canh tác dẫn đến tình trạng người lao động nơng nghiệp thiếu việc làm gia tăng. Q trình đơ thị hóa là q trình gia tăng và lớn lên của hệ thống đơ thị, q trình biến từng vùng nơng thơn thành đơ thị là nguyên nhân cơ bản làm giảm đất canh tác trong nông nghiệp.

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế, kỹ thuật hạ tầng ngày càng được phát triển: đường giao thơng, bến cảng, trung tâm thương mại…cũng góp phần làm giảm đất canh tác trong nông nghiệp, nông dân mất dần ruộng đất. Với các nước đang phát triển, công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nơng nghiệp cịn chậm chạp và khá lạc hậu, phương thức canh tác theo lối truyền thống vẫn là chủ yếu, do vậy đất đai là yếu tố hết sức cơ bản và cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp và khả năng tạo việc làm cho cho lao động nơng thơn sẽ giảm đi.

Đơ thị hóa đẩy nhanh q trình phân cơng lao động, tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho sản xuất phát triển, tuy nhiên với các nước đang phát triển mức thu nhập trung bình thấp, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, tay nghề của người lao động thấp, không theo kịp với sự phát triển của xã hội và khả năng tự tạo việc làm là rất khó. Do đó q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm trong nông nghiệp, nông thôn ngày càng gia tăng. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp đặc biệt là những người “mất” đất canh tác là vấn đề hết sức cấp thiết.

Nếu người lao động nơng thơn nói riêng, người lao động trong các ngành nói chung không được đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu mới, thì tự họ sẽ mất cơng ăn việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ rất khó khăn tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là khơng thể tránh khỏi.

Muốn giải quyết được công ăn việc làm cho người dân nông thôn bị thu hồi đất, cần phải chăm lo, quan tâm tới việc đào tạo, dạy nghề, đào tạo lại đội ngũ người lao động nơng thơn nói riêng, lực lượng lao động xã hội nói chung, theo cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với từng nơi,từng giai đoạn phát triển cụ thể.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w