- Tình hình thiếu việc làm giai đoạn 2006
4 Nghề đi xuất khẩu lao động 1.000 100 550
3.2.6. Các giải pháp khác hỗ trợ tìm việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất
sau thu hồi đất
Chủ đầu tư và chính quyền địa phương phải xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực cùng với kế hoạch thu hồi đất.
Như trên đã nói, trong xã hội vẫn cịn tồn tại quan niệm giải quyết việc làm cho người dân là trách nhiệm của Nhà nước, mà cụ thể là nhà nước trung ương. Hiện tại, ở địa phương nào cũng có các trung tâm dạy nghề, hoạt động của các trung tâm này chủ yếu phục vụ nhu cầu của địa phương hoặc các vùng lân cận. Mới nghe thì thấy là phù hợp với nhu cầu thị trường, nhưng thật ra, hiệu quả giải quyết công việc của những trung tâm này thường rất thấp. Họ chỉ có trách nhiệm đào tạo mà chưa chú ý đến đầu ra. Trong khi đó, người lao động lại khơng có được những thơng tin cụ thể về nhu cầu của ngành nghề, mà chủ yếu tự đi đào tạo theo trào lưu của xã hội, nên mặc dù được đào tạo, nhưng vẫn khó tìm được việc làm.
Giải pháp trong thời gian tới được đề xuất là: Bên cạnh việc đào tạo nghề cho lao động địa phương theo các dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn như vẫn thường làm, các địa phương cần phải phối hợp với các chủ dự án, xây dựng ngay kế hoạch đào tạo nhân lực, trên cơ sở nhu cầu của dự án và hiện trạng nhân lực của địa phương, ngay từ lúc kế hoạch được phê duyệt kế hoạch sử dụng đất. Từ đó giao kế hoạch cụ thể cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo khác trong cả nước triển khai.
Phải có chế tài cụ thể quy định, nếu chủ dự án khơng trình kế hoạch nhân lực của dự án, khơng phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể đào tạo nhân lực tại chỗ cho dự án, địa phương sẽ khơng giao đất. Q trình này phải được tiến hành sớm, từ khi lập dự án kéo dài trong thời gian triển khai xây dựng
nhà máy (thường từ 2 - 3 năm). Như vậy, khi dự án đi vào hoạt động, thì nhân lực được đào tạo cũng vừa tốt nghiệp và có thể sử dụng ngay cho dự án.
Thu hút lao động mất việc làm vào các khu cơng nghiệp, khu chế xuất và khuyến khích các gioa đình nhận tiền đền bù vào việc học nghề tạo việc làm.
Việc thu hút lao động mất việc làm do bị thu hồi đất vào các khu công nghiệp phụ thuộc vào các quy định cụ thể ràng buộc với các chủ dự án sử dụng đất để họ cam kết sử dụng lao động tại chỗ. Các chính sách thu hút lao động vào khu công nghiệp cần được nhanh chóng sửa đổi cho phù hợp. Có cơ chế hỗ trợ cho các trung tâm dạy nghề ở địa phương để đào tạo nghề có địa chỉ và đạt chất lượng cao. Đối với các hộ bị thu hồi đất, tiền đền bù là tài sản quý giá nên cần phải được tuyên truyền, hướng dẫn họ sử dụng hợp lý. Chính quyền các cấp cần giúp đối tượng này lựa chọn ngành nghề đào tạo mà các khu công nghiệp đang cần tuyển dụng lao động. Cùng với hỗ trợ tiền đào tạo từ ngân sách của địa phương, nên khuyến khích các hộ sử dụng tiền được đền bù để cho con em họ học nghề, học ngoại ngữ…và tạo điều kiện cho họ đi xuất khẩu lao động, khuyến khích lao động xuất khẩu gửi tiền về đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm.
Với đối tượng lao động tuổi từ 35 trở lên, khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất, nhà nước cần có chính sách dành cấp một phần trong hoặc sát với khu công nghiệp để tổ chức các hoạt động dịch vụ
Biện pháp này nếu được triển khai có hiệu quả sẽ tạo ra hệ thống dịch vụ mới như xây nhà cho thuê, bán hàng hoá tiêu dùng, dịch vụ ăn uống, sửa chữa phương tiện xe đạp, xe máy…tăng mức thu nhập của người dân có đất bị thu hồi. Số liệu điều tra tại các địa phương được nghiên cứu cho thấy có 65,7% số người được hỏi đã ủng hộ việc dùng một phần đất dự án để phát triển dịch vụ và 58,3% số người ủng hộ việc dùng tầng trệt nhà chung cư dành cho dân thuê mặt bằng kinh doanh.
Xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng mạng lưới đào tạo nghề tại địa phương vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, gắn với việc giải quyết việc làm cho người lao động mất việc làm
Cần tạo việc làm cho người dân vùng bị thu hồi đất bằng nhiều biện pháp: đào tạo nghề mới, thu hút lao động vào các khu công nghiệp, xuất khẩu lao động, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ diện tích mặt bằng kinh doanh dịch vụ… phải làm đồng bộ , tích cực bằng chủ trương, chính sách, của nhà nước và việc thực hiện của các doanh nghiệp.
Khi xây dựng, triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần chú trọng các nội dung thiết thực là: xác định lao động bị mất việc làm, khả năng sử dụng lao động của ngành tại địa phương, nắm bắt tiêu chí tuyển lao động ở các khu cơng nghiệpvề trình độ chun mơn kỹ thuật, loại hình nghề nghiệp, sức khoẻ và giới tính cần ntuyển dụng từ đó đặt ra u cầu về tài chính từ ngân sách địa phương hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động có việc làm.
Mạng lưới đào tạo nghề phải được phân bố đều, thủ tục hành chính thuận lợi. Cơ sở đào tạo nghề phải đáp ứng được quy mơ đào tạo, loại hình chất lượng nghề đào tạo để sau khi tốt nghiệp, học viên có thể tìm được việ làm nhay trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng các thu hút đội ngũ các nhà chuyên môn - kỹ thuật, nhà khoa học của các trường, viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng khoa học cơng nghệ… đóng trên địa bàn để mời tham gia đào tạo nhân lực lao động chất lượng cao.
Ngoài việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo mới, cần phải hình thành cơ chế, hình thức thích hợp đào tạo lại, đào tạo nâng cao kiến thức, tay nghề thường xuyên cho người lao động, Mạng lưới đào tạo lại, đào tạo nâng cao phải đáp ứng phổ biến,thuận lợi cho nhu cầu của tất cả những người lao động có thể tham gia học tập. Đào tạo lại, đào tạo nâng cao phải
bao trùm ở tất cả các cấp, trình độ: trên đại học, đaị học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và sơ cấp, công nhân kỹ thhuật.
Lập quỹ đào tạo nghề, thực hiện xã hội hoá việc huy động các nguồn quỹ từ: ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp, đóng góp của các chủ dự án sử dụng đất và sự đóng góp của các tổ chức xã hội, Hiệp hội nghề nghiệp của Chính phủ và tổ chức quốc tế…
Tiếp tục phát triển nông nghiệp ở mức độ cao hơn: Theo điều tra, sau khi bị thu hồi đất, vẫn có tới 40% lao động bị thu hồi đất vẫn làm nông nghiệp. Do vậy các giai đoạn khai hoang phục hoá, phát triển kinh tế trang trại, phát triển các giống cây con mới, thâm canh, tăng vụ…vẫn cần được đặt ra để thu hút số lao động mới mất việc trên các thửa ruộng của mình.
Tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất được vay vốn ngân hàng để phát triển các ngành nghề sản xuất mới đối với những người có điều kiện và mong muốn chuyển đổi nghề, kể cả những người muốn phát triển sản xuất nông nghiệp ở quy mô cao hơn.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ (kể cả dịch vụ du lịch làng nghề) phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đặc biệt chú trọng thu hút lao động địa phương trong các hoạt động dịch vụ (bảo vệ, nấu ăn, tạp vụ…) cho chính các dự án thu hồi đất và tổ chức các dịch vụ đi kèm trong khu vực dự án, như: nấu ăn, nhà trọ…phục vụ người lao động trong các dự án.
Trong phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, làng nghề cần chú ý để khắc phục tình trạng đào tạo nghề ồ ạt, theo kinh phí được cấp, mà không chú ý đến đầu ra, nên nhiều lao động sau khi được đào tạo, nhưng khơng có đất “dụng võ”. Lâu ngày, kiến thức không được sử dụng lại mai một và lại tham gia lớp đào tạo khác, thậm chí nghề khác. Kết quả là chỉ tiêu đào tạo thì hồn thành, nhưng thực chất người dân vẫn thất nghiệp.
Để xử lý vấn đề tồn tại trong giải quyết việc làm cho người dân thuộc diện thu hồi đất, huyện phải gắn chiến lược phát triển kinh tế, xã hội với việc bố trí lực lượng sản xuất hợp lý giữa các vùng, đồng thời có quy hoạch, kế hoạch giải quyết việc làm đối với người dân trong vùng bị thu hồi đất.
Phải có chính sách đền bù thỏa đáng cho người dân bị thu hồi đất; giải quyết việc làm trên cơ sở tái định cư tại chỗ là chính. Nghiên cứu giải phóng đất dịch vụ để đấu thầu hoặc cho thuê bên cạnh khu công nghiệp, dịch vụ để xây dựng khu dân cư phục vụ cung câp các dịch vụ cho chính khu cơng nghiệp, dịch vụ đó.
Điều tra, rà soát thực trạng cho người lao động đăng ký nguyện vọng đào tạo nghề và tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho người dân bị thu hồi đất.
Kết hợp dạy nghề dài hạn và dạy nghề ngắn hạn, gắn với việc phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Mở rộng, phát triển và đa dạng hố các loại hình dạy nghề, phổ cập nghề, truyền nghề để người lao động có điều kiện học nghề, tiếp cận nghề nhanh chóng nhằm chuyển đổi ngành nghề, tìm kiếm việc làm ổn định, vững chắc cho người lao động.
Không chỉ đào tạo nghề cho những nơi đã đền bù giải toả mà phải chủ động có kế hoạch đào tạo đối với những vùng dự kiến chuyển mục đích từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm cho người dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Xây dựng và ban hành chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thu hút lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp vào làm việc.
Trong khâu chỉ đạo tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, thì việc tái định cư và giải quyết việc làm cho người lao động khơng cịn đất sản xuất, phải được coi là bộ phận cấu thành quan trọng, không thể thiếu trong phương án đền bù giải toả thu hồi đất. Hội đồng giải phóng mặt bằng ở địa phương nên có ngành Lao động xã hội tham gia, đối với những khu vực giải
toả đất của nơng dân nên có Hội nơng dân tham gia, thì chính sách mới sát thực tiễn.
Tăng cường vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, mặt trân Tổ quốc ở những nơi có đất bị thu hồi, sự vào cuộc, quan tâm đồng bộ và thường xuyên chỉ đạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến về nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm cho dân địa phương. Cần minh bạch hố, cơng khai và chống tham nhũng trong việc thu hồi đất…
Tiểu kết: Như vậy, tại chương 3, luận văn đã tập trung xử lý các nội
dung: phương pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện Sóc Sơn, giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. Trong đó, mỗi nội dung đã được tác giả cụ thể hóa bằng những nội dung nhỏ. Chương 3 cũng là chương đã được tác giả mạnh dạn đề xuất những giải pháp và phương hướng cụ thể.