Huyện Sóc Sơn có 25 xã và 01 Thị trấn, diện tích đất tự nhiên 306,5km2, có 71.450 hộ dân với 298.125 nhân khẩu, mật độ 957 người/km2. Với vị trí nằm ở phía bắc của Thủ đô Hà Nội là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: Đường quốc lộ 2,QL3, đường QL18, đường Hà Nội - Lào Cai, đường QL3B Hà Nội - Thái Nguyên, cảng hàng khơng quốc tế Nội Bài … Sóc Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu kinh tế trên địa bàn hiện nay Công nghiệp 74.8% - Dịch vụ 19.0% - Nông nghiệp 6.2%; Cơ cấu kinh tế của huyện quản lý :
Năm 2006 Công nghiệp 62,70% - Nông nghiệp 19,20% - Dịch vụ 18,10% Năm 2010 Công nghiệp 63,50% - Dịch vụ 19,60% - Nơng nghiệp 16,90%. Sóc Sơn cũng là nơi có cảnh quan thiên nhiên khá đẹp, với nhiều di tích lịch sử văn hố và cách mạng như đền Sóc Sơn, chùa Non, núi Đơi, di tích lịch sử Hội nghị Trung Giã… Đây là những di tích có ý nghĩa văn hố và lịch sử cao, hàng năm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn. Ngồi ra, nhờ vị trí nằm gần Thủ đơ Hà Nội và các địa phương khác nên có thể phát triển ngành du lịch với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hố sẵn có của địa phương.
Về cơ sở hạ tầng, mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế trong điều kiện chung của tình hình đất nước, song với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, cơ sở hạ tầng của huyện từng bước được xây dựng và củng cố phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết 16 của Thành ủy và kế hoạch 61 của UBND Thành phố đã tập chung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của huyện. Các dự án trọng tâm trong giai đoạn 2004 - 2010 gồm 47 dự án vốn tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng.
không sân bay quốc tế Nội Bài do Nhà nước trực tiếp quản lý, các tuyến đường quốc lộ 3 và khu công nghiệp, các tuyến đường liên xã quốc lộ 2 - Minh Trí - Xn Hịa, quốc lộ 3 Bắc Phú - Tân Hưng, quốc lộ 3 Thá - Ga Đa Phúc, đường 131, đường Xuân Giang - Đức Hịa, quốc lộ 3 Đơng Xn - Đường 16 với chiều dài 40Km và các tuyến đường trục giao thông cấp xã với chiều dài khoảng 200Km đã đổ bê tông.
Về thuỷ lợi: hệ thống thuỷ lợi cũng được quan tâm xây dựng và củng cố, phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và chống úng ngập vào mùa mưa. Hàng năm huyện huy động hàng chục vạn ngày công làm thuỷ lợi, gia cố đê điều, đào đắp kênh mương. Nhiều cơng trình thuỷ lợi lớn cũng được triển khai xây dựng như cơng trình trạm bơm Tân Hưng với cơng suất thiết kế tưới 700 ha và tiêu 300 ha. Các trạm bơm điện Thạch Lỗi, Tân Dân, Thá, Tăng Long với công suất 13.000 m3 được nâng cấp lắp đặt. Hàng chục cơng trình thuỷ lợi khác cũng đã được xây dựng song do đặc điểm vùng vùng trung du bán sơn địa với địa hình phức tạp nên hệ thống thuỷ lợi mới chỉ phục vụ tưới tiêu cho khoảng 50% diện tích, số cịn lại hồn tồn phụ thuộc vào thời tiết dẫn đến tình trạng “chiêm khơ, mùa thối”, sản xuất bấp bênh, năng suất và sản lượng cây trồng thấp.
Về hệ thống điện: hiện nay mạng lưới điện đã được có ở tất cả các xã trong toàn huyện, phục vụ đủ nhu cầu điện sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Về hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện: có 34 nhà trẻ mẫu giáo, có 31 trường Tiểu học, 27 trường THCS, tồn huyện có 13 trường THPT và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm dạy nghề, 01 trường Trung học Đa ngành.
Về y tế: có 1 bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế và 26 trạm y tế ở xã - Thị trấn. Cơng tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có bước phát triển mới. Huyện đã đầu tư xây dựng phòng sản ở các xã, mở rộng hệ thống giường bệnh tại tất cả các trạm xá. Cơng tác phịng chống dịch bệnh, chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho nhân dân về cơ bản được đảm bảo.
Tất cả những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đã có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề Quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, việc làm và giải quyết việc làm của huyện Sóc Sơn hiện nay.