Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 48 - 52)

Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của Thủ đơ Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 35 km về phía Bắc, diện tích đất tự nhiên 30.651,24 ha, từ 22043’ đến 22046’ vĩ độ Bắc, 105075’ đến 105097’ kinh độ Đơng. Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp tỉnh Thái Ngun, phía Đơng giáp hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, phía Nam giáp huyện Đơng Anh thành phố Hà Nội.

Nằm ở cửa ngõ của thủ đô đi Tây Bắc, huyện Sóc Sơn là một đầu mối giao thơng quan trọng nối liền Thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn trong khu vực tam giác kinh tế thông qua các tuyến đường: quốc lộ số 3 từ đầu phía Bắc Cầu Đuống qua huyện Đơng Anh đến Sóc Sơn đi lên Việt Bắc; đường quốc lộ số 2 từ Phù Lỗ đi Phúc Yên, Vĩnh Yên lên Tây Bắc; đường số 16 từ Phù Lỗ qua cầu Đò Lo sang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh; đường Đị Vát từ Nỉ đi sang huyện Hiệp Hồ tỉnh Bắc Giang; tuyến đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài nối liền với thủ đô Hà Nội; đường số 18 nối liền vành đai kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Ngồi ra, trên địa bàn cịn có cảng hàng khơng sân bay quốc tế Nội Bài và tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua với ga Đa Phúc và ga Trung Giã nằm ở hai đầu của huyện.

Theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội, Sóc Sơn là một thành phố vệ tinh của Thủ đơ lấy sơng Hồng làm trung tâm. Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, giao lưu kinh tế, văn hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đặt nền tảng cho

việc phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ.

Về địa hình, Sóc Sơn thuộc vùng trung du nằm ở phía Tây Nam của dãy núi Tam Đảo, địa hình đa dạng, đất có thể thấp dần từ phía Tây Bắc xuống Đơng Nam, hình thành ba vùng rõ rệt:

- Vùng đồi gị ở phía Tây Bắc bao gồm 5 xã là Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Minh Trí, Minh Phú với nhiều đồi xen kẽ những cánh đồng nhỏ hẹp, đất bị xói mịn, chua và bạc màu nặng. Tổng diện tích của cả vùng là 12.587,61 ha, trong đó đất nơng nghiệp 3.157 ha, đất lâm nghiệp 5.440,3 ha với độ cao trung bình từ 15 đến 200 m, sườn núi có độ dốc 40 - 450.

- Vùng đất bằng bao gồm 8 xã và một thị trấn là Tân Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Hiền Ninh, Phù Linh, Trung Giã, Mai Đình, Tiên Dược và Thị trấn Sóc Sơn với tổng diện tích là 7.578,63 ha, trong đó đất nơng nghiệp có 3.346,63 ha, đất lâm nghiệp có 1.338 ha.

- Vùng đất trũng ven sông bao gồm 12 xã là Thanh Xuân, Phù Lỗ, Việt Long, Kim Lũ, Xuân Giang, Phú Minh, Phú Cường, Đơng Xn, Đức Hồ, Tân Hưng, Xuân Thu và Bắc Phú với tổng diện tích là 10.485 ha, trong đó đất nơng nghiệp 6.172 ha, đất lâm nghiệp chỉ có 18,63 ha.

Về đất đai, Sóc Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 30.651,24 ha, trong đó, đất nơng nghiệp là 12.675,63 ha, chiếm 41,07%; đất lâm nghiệp là 6.796,93 ha, chiếm 22,18% với 3 loại đất chính:

- Loại đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét và dốc tụ, nghèo dinh dưỡng, tầng đất canh tác mỏng không thuận lợi cho việc trồng các loại cây ngắn ngày nhưng phù hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp như cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. Đây là loại đất chính ở vùng đồi gị của huyện.

- Loại đất phù sa của sông Hồng và các sông khác được bồi và khơng được bồi có tầng loang nổ, nghèo dinh dưỡng, tầng canh tác mỏng, phù hợp với các loại cây trồng chính là cây ăn quả, cây cơng nghiệp ngắn ngày, cây rau màu. Loại đất này chủ yếu ở vùng đất bằng của huyện.

vùng đất trũng, trong đó có 1.000 ha thường bị úng ngập tập trung ven sơng Cầu và hạ lưu sơng Cà Lồ có cốt từ 3,5 - 5m. Đây là vùng thuận lợi về thuỷ lợi phù hợp cho việc trồng lúa, rau màu, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia cầm.

Bảng 2.1: Phân bố đất nông nghiệp - lâm nghiệp theo vùng của huyện Sóc Sơn

Chỉ tiêu Vùng đồi gị Vùng đất bằng Vùng đất trũng Toàn huyện (ha) DT (ha) % so toàn huyện DT (ha) % so toàn huyện DT (ha) % so toàn huyện Tổng DTTN 12.587,61 41,07 7.578,63 24,73 10.485 34,21 30.651,24 1.Đất NN 3.157 24,91 3.346,63 26,40 6.172 48,69 12.675,63 Cây h/năm 3.031 24,24 3.334,39 26,66 6.141 49,10 12.506,39 Vườn tạp 85 95,51 0 0 4 4,49 89

Cây lâu năm 41 51,10 12,24 15,25 27 33,65 80,24

Mặt nước ntts 63 16,24 149 38,4 176 45,36 388

2.Đất LN 5.440,30 80,04 1.338 19,69 18,63 0,27 6.796,93 3.Đất khác 3.990,31 35,70 2.894 25,89 4.294,37 38,41 11.178,68

Nguồn: Hội khoa học kinh tế nông lâm: Ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp huyện Sóc Sơn, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội, 2005, tr.33.

Về mặt khí hậu thời tiết, Sóc Sơn nằm ở vùng trung du, là điểm tiếp nối giữa vùng núi và vùng đồng bằng nên khí hậu thời tiết mang nét đặc trưng của cả hai vùng, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa nóng ẩm và mùa khơ hanh. Giữa hai mùa có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo nên khí hậu bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ thấp nhất trong năm vào tháng 1, tháng 2 với nhiệt độ trung bình 17 - 180C; nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 với nhiệt độ trung bình 31 - 320C. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1.343 mm, trong đó năm cao nhất là 1.952 mm, năm thấp nhất là 915 mm. Tuy nhiên lượng mưa phân bổ khơng đều, có năm vào mùa khơ mấy tháng khơng có mưa. Thơng thường lượng mưa thấp nhất vào tháng 1, tháng 2 khoảng 15 - 16 mm, cao nhất vào tháng 7, tháng 8 khoảng 350 - 400 mm. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm vào khoảng 74 - 75%. Hướng gió thịnh hành là

hướng Đơng Nam vào mùa nóng ẩm và hướng Đơng Bắc vào mùa khô hanh. Về hệ thống sơng hồ, huyện Sóc Sơn được bao bọc bởi bốn con sơng: sơng Cà Lồ ở phía Nam, với chiều dài 56 km; sơng Cơng ở phía Bắc với chiều dài 11 km; sơng Cầu ở phía Đơng với chiều dài 13 km và sơng Đại Lạn ở phía Tây, tổng chiều dài của các con sơng vào khoảng 90 km. Ngoài việc cung cấp nguồn nước tưới cho các loại cây trồng thuộc các xã trên địa bàn huyện, diện tích mặt nước cịn có thể khai thác phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản và chăn ni các loại gia cầm. Tuy nhiên, do diện tích đồi gị của huyện chiếm diện tích khá lớn nên việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn. Các con sơng chảy qua địa bàn còn tạo ra tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận tiện cho việc đi lại, trao đổi buôn bán, giao lưu giữa các vùng.

Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất lâm nghiệp của Sóc Sơn là 6.796,93 ha, chiếm 22,17% tổng diện tích đất tự nhiên với các loại cây keo lá tràm, keo tai tượng, thơng, bạch đàn. Rừng Sóc Sơn được coi là “lá phổi” của Thủ đơ Hà Nội, giúp việc điều hồ khơng khí và là vùng du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh khá đẹp. Bên cạnh đó, huyện cũng có diện tích mặt nước khá lớn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản với nhiều hồ đập lớn ở vùng đồi gò như hồ Đồng Quan, hồ Đồng Đị, hồ Hàm Lợn, hồ Ban Tiện…với diện tích mặt nước khoảng trên 200 ha cùng nhiều ao nuôi thả cá ở vùng đất bằng và vùng đất trũng.

Sóc Sơn có nhiều loại khống sản như: vàng, thiếc, nhơm, kẽm, cát vàng, đất sét cao lanh. Trong các loại khoáng sản đáng chú ý là đất sét cao lanh với trữ lượng và chất lượng tương đối lớn, ước tính vào khoảng 3 triệu tấn, tập trung ở hai xã Phù Linh và Minh Phú. Các mỏ đất sét cao lanh phần lớn lộ thiên rất dễ khai thác, có thể xây dựng các ngành cơng nghiệp khai thác, tinh chế cao lanh phục vụ công nghiệp sản xuất xi măng trắng, sứ xây dựng và sứ công nghiệp. Ngồi ra, sơng Cầu và sơng Cơng đoạn trên địa bàn huyện có nguồn cát vàng phục vụ xây dựng cơ bản rất tốt, hàng năm có thể

khai thác hàng trăm ngàn mét khối cát và hàng chục ngàn mét khối sỏi.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w