Những bài học rút ra cho huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 45 - 48)

Hiện tại, Sóc Sơn có nhiều dự án cần thực hiện thu hồi đất mà phần lớn là đất nơng nghiệp. Trước tình trạng lao động nơng thơn sau khi bị thu hồi đất phần lớn khơng có việc làm do khơng có nghề phụ, để chuyển đổi cơng việc, nghề nghiệp, huyện Sóc Sơn cần tập trung giải quyết:

Thứ nhất, Nhà nước cần đề ra các chính sách hỗ trợ phù hợp cho lao

động nông thôn bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần phải quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ ổn định cuộc sống và tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành sát sao cơng tác hỗ trợ cho người dân sau khi bị thu hồi đất trong việc đào tạo nâng cao trình độ cũng như tay nghề, giúp họ có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp đề ra. Mức tăng thêm, phải tính tồn đến sự cân đối của ngân sách đồng thời phát triển thêm nguồn thu từ các khoản ngoài ngân sách, tùy theo tình hình thực tế. Hỗ trợ người dân qua thẻ học nghề để đảm bảo sử dụng đúng mục đích của các khoản tài chính hỗ trợ học nghề ở các khu vực nói trên, chủ dự án sẽ lập danh sách nhu cầu học nghề của các lao động bị thu hồi đất, sau đó họ gửi đến các cơ sở dạy nghề phù hợp. Khi đó cả người dạy và người học nghề đều được thụ hưởng đúng chính sách hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp.

Thứ hai, Huyện cần nghiên cứu xem xét kỹ tính khả thi của dự án để

tránh tình trạng sau khi thu hồi đất các dự án vẫn chưa được thực hiện ngay do phải chờ vốn , khiến cho tình trạng đất bỏ khơng lãng phí, trong khi người dân sau khi bị thu hồi đất rơi vào khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm hoặc phải di cư sang các vùng khác để thuê đất tiến hành sản xuất.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới phương thức cho vay vốn nhằm đơn giản hơn

thủ tục cho vay, song vẫn đảm bảo khẳ năng thu hồi vốn, đảm bảo đúng đối tượng và công bằng; nâng cao ý thức, trách nhiệm vay và trả nợ vốn đối với người được vay; khuyến khích học viên hồn trả các khoản vay đúng hạn; thủ tục thanh toán đơn giản, để thực hiện…tiến hành tận dụng những mặt lợi thế ngay tại địa phương, tránh tình trạng phải di cư lao động để kiếm sống.

Thứ tư, cần khuyến khích mơ hình đào tạo và tạo việc làm trực tiếp do doanh nghiệp: Doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo nghề cho những lao động bị mất đất và sau đó tuyển dụng họ vào làm việc cho doanh nghiệp, hoặc cũng có thể đào tạo để sau đó người lao động tự đi làm việc ở doanh nghiệp khác.

Các cơ quan quản lý các cấp, doanh nghiệp giải quyết những vấn đề tâm lý nảy sinh từ phía người lao động, tạo điều kiện cho họ thích nghi với điều kiện đời sống mới. Đồng thời, trước khi triển khai kế hoạch thu hồi đất, chính quyền địa phương cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về ảnh hưởng của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tư vấn định hướng nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, hướng dẫn người dân những vùng sẽ bị thu hồi đất sử dụng tiền đền bù có hiệu quả. Đồng thời, người lao động cần phải ý thức được việc tự trang bị cho mình một nghề nhất định để có thể đáp ứng được kịp thời với sự thay đổi việc làm khi đất nông nghiệp bị thu hồi.

Rút kinh nghiệm từ các địa phương khác giúp cho Sóc Sơn có lượng lớn lao động sau thu hồi đất sẽ tìm ra được những giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất giúp cho lao động nơng thơn có được việc làm, khơng để tình trạng thất nghiệp, từ đó khơng chỉ cải thiện được thu nhập cho họ mà còn

giúp cho kinh tế của huyện ngày càng phát triển, trở thành vùng phát triển của Thủ đơ.

Tiểu kết: Tóm lại, trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề

cơ bản về lý luận việc làm, giải quyết việc làm, qua đó cũng làm rõ sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, cũng thuộc chương này, tác giả luận văn đã bước đầu khái quát được một số kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất ở một số địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn hiện nay. Đây là những cơ sở lý luận cần thiết để luận văn tiếp tục xử lý các vấn đề trong các chương sau.

Chương 2

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆNSÓC SƠN SÓC SƠN

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w