Kinh nghiệm của huyện Mê Linh

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ năm 2008, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc được chuyển về trực thuộc Thành phố Hà Nội. Có diện tích tự nhiên là 141,64Km2 , dân số 187255 người, có 18 đơn vị hành chính bao gồm 16 xã và 02 thị trấn. Với vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng về nguồn nhân lực để phát triển, huyện Mê Linh đã thể hiện vai trò là một trong những vùng kinh tế năng động và được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, trong đó lấy phát triển cơng nghiệp,dịch vụ,đô thị là trọng tâm gắn với phát triển VH- XH. Nằm trên dải phù xa màu mỡ ven Sông Hồng, lại nằm trong trục tam giác phát triển phía bắc có hệ thống giao thông huyết mạch của cả nước gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ, đã giúp Mê Linh thu hút được gần 300 dự án đầu tư trong và ngoài nước. Chính nơi đây đã hình thành các khu cơng nghiệp Quang Minh, Tiền Phong, Kim Hoa với tổng số vốn đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD và gần 10.000 tỷ đồng và diện tích đất bị thu hồi lên tới hàng ngàn ha.

Thực tế, những năm trước đây, Mê Linh là huyện đi đầu trong phát triển công nghiệp. Huyện đã dành khá nhiều quỹ đất cho các dự án phi nơng nghiệp với khoảng 2.556ha của hàng chục nghìn hộ dân ở các xã như: Chi Đông, Quang Minh, Tiền Phong, Thanh Lâm... diện tích đất nơng nghiệp chỉ cịn khoảng 20-30% quỹ đất sản xuất. Trước khi sáp nhập về thành phố Hà Nội, năm 2004, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định 2502 về việc hỗ trợ đất dịch vụ cho người dân bị thu hồi đất, cam kết mỗi sào ruộng bị thu hồi sẽ được bố trí 10m2 và mỗi nhân khẩu tại thời điểm bị thu hồi đất được chia 2m2 đất dịch vụ. Cùng với việc này, tỉnh Vĩnh Phúc quy hoạch 21 khu đất (diện tích khoảng 200ha) để giải quyết đất dịch vụ cho dân bị thu hồi. Để cụ thể hóa chủ trương, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai 5 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các thôn Gia Đồng, Gia Thượng, Gia Tân, Gia Trung, Gia Lạc thị trấn Quang Minh để thí điểm việc giao đất dịch vụ cho người dân.

Trong những năm gần đây, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất đang là hướng đi tích cực, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế ở huyện Mê Linh, Hà Nội.

Huyện Mê Linh là huyện có tốc độ đơ thị hóa nhanh, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp số người thiếu việc làm ngày một tăng và các làng nghề truyền thống cũng phát triển do đó nhu cầu vốn để phát triển sản xuất chuyển đổi nghề nghiệp bảo đảm ổn định đời sống nông hộ, nhất là hộ nghèo trong q trình thu hồi đất nơng nghiệp ngày một cao. Huyện đã chỉ đạo các ngành, đồn thể phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội, các chủ dự án để đơn đốc cho vay trực tiếp đến các hộ. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp gần 3.000 hộ nghèo được vay vốn, thu hút và giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động. Việc trợ giúp người nghèo ở các xã có diện tích đất thu hồi lớn trên địa bàn huyện Mê Linh như: xã Đại Thịnh, Thị Trấn Quang Minh… Trong nhiều năm qua là bài toán nan giải đối với các cấp chính quyền. Tuy nhiên đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách chuyển tải đến đúng đối

tượng cùng với việc giúp họ sử dụng vốn hiệu quả đã đem lại lợi ích thiết thực cho bà con lên người dân rất phấn khởi.

Thực tế nông dân trong q trình thu hồi đất nơng nghiệp chuyển sang mục đích khác có sự xáo trộn lớn, nhất là các hộ nghèo và cận nghèo. Để giúp nông dân chuyển đổi nghề nghiệp, có cuộc sống ổn định là một thách thức lớn vì nhu cầu vay vốn, giải quyết việc làm là rất cao và bức xúc. Vì vậy để nguồn vốn ưu đãi đến với nông dân nhanh hơn, thuận lợi hơn, huyện Mê Linh đã có cơ chế điều tiết việc phân bổ vốn theo hướng nơi nào giải ngân tốt, đồng vốn phát huy hiệu quả, hạn chế nợ xấu …Và những nơi có nhiều dự án thu hồi đất sẽ được cấp vốn ưu đãi cho nông dân.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w