Hỗ trợ nguồn vốn cho lao động nông thôn bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 86 - 88)

- Tình hình thiếu việc làm giai đoạn 2006

4 Nghề đi xuất khẩu lao động 1.000 100 550

3.2.5. Hỗ trợ nguồn vốn cho lao động nông thôn bị thu hồi đất

Để thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở nông thôn, Nhà nước cần chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời huy động nguồn vốn đầu tư một cách tích cực. Trong đó, nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất, từ tài sản công thuộc sở hữu Nhà nước để phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Tiến hành đẩy nhanh việc giải ngân nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ việc làm, khơng để vốn phải nhàn rỗi trong q trình chờ triển khai dự án hoặc dự án phải chờ vốn mới thực hiện được. Nhà nước cần quan tâm và ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn, tiến hành hỗ trợ đối với các dự án, các hộ gia đình người lao động muốn tham gia các hoạt động tiến hành sản xuất kinh doanh. Huyện cần có chính sách và chỉ đạo Ngân hàng tạo thuận lợi cho người lao động bị thu hồi đất trong việc vay vốn sản xuất như các thủ tục xin vay vốn được tiến hành thuận tiện, ưu đãi về lãi suất vay,…đồng thời tiến

hành sát sao để cho các nguồn vốn không bị đọng, các dự án của người lao động đề ra khó thực hiện dễ dẫn đến việc khó có khả năng chi trả các khoản vay.Theo dự kiến, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) sẽ đáp ứng được khoảng 16- 18% nhu cầu vốn đầu tư theo từng giai đoạn. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự kiến đáp ứng khoảng 14 - 16% nhu cầu vốn đầu tư. Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng chưa hỗ trợ được phần nào công tác tạo việc làm cho những người lao động bị thu hồi đất. Chính vì vậy, nhà nước vẫn cần tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, và tăng cường huy động vốn đầu tư từ các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng. Việc huy động tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngồi. Chú trọng cơng tác xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư mới vào Việt Nam, từ đó giúp người lao động nói chung và người lao động bị thu hồi đất nói riêng có thêm nhiều cơ hội việc làm hơn nữa.

Tạo điều kiện để người dân được góp vốn vào các dự án bằng giá trị đất bị thu hồi.

Các hướng dẫn cụ thể để thực hiện chủ trương này cần được triển khai để người dân có đất bị thu hồi có điều kiện tiếp tục duy trì vị thế làm chủ đối với một tư liệu sản xuất mới là các dự án mới được đưa vào hoạt động.

Thông thường, người dân bị thu hồi đất, sau khi nhận tiền đền bù, thường tiêu dùng cho nhiều mục đích khác nhau, ít người nghĩ đến việc tìm cho mình một cơng việc mới, sau khi khơng cịn đất để canh tác nông nghiệp. Giải pháp này, nếu được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho người dân góp vốn vào những dự án có triển vọng đạt hiệu quả cao, từ đó có điều kiện đảm bảo cuộc sống ổn định một cách tương đối cùng với các hoạt động của dự án.

Mặt khác, nhà đầu tư (người sử dụng đất), không phải bỏ ra nhiều tiền để đền bù, mà lại phát hành được cổ phiếu cho chủ đất cũ.

Đối với những người khơng có nguyện vọng được góp vốn bằng giá trị đất bị thu hồi, vẫn được đền bù theo quy định của từng dự án để có phương án đầu tư phù hợp.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w