Tăng cường hoạt động hệ thống thông tin thị trường lao động

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 84 - 86)

- Tình hình thiếu việc làm giai đoạn 2006

4 Nghề đi xuất khẩu lao động 1.000 100 550

3.2.4. Tăng cường hoạt động hệ thống thông tin thị trường lao động

Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với những thông tin về thị trường lao động, do những người dân bị thu hồi đất đa phần là những người có kiến thức thấp. Sau khi bị thu hồi đất, họ không những bị mất việc làm mà khả năng tự kiếm việc làm cũng rất kém. Những người lao động này phần lớn mang tâm lý ỷ lại, tìm việc dựa vào các mối quan hệ thân quen như bạn bè, họ hàng giới thiệu, mà khơng tự tìm kiếm cơng việc mới phù hợp với bản thân cho mình. Các thơng tin hỗ trợ giải quyết việc làm của các tổ chức tuy được đăng tải nhiều trên các phương tiện truyền thông như báo, đài, tivi, internet… nhưng chưa được người dân quan tâm chú trọng đến. Chính quyền địa phương cần giúp người dân thấy được lợi ích từ việc tìm hiểu các thơng tin việc làm từ các phương tiện thơng tin đại chúng để họ có thể mở rộng cơ hội tự tìm việc cho bản thân mình, cũng như giúp tăng thu nhập và ổn định đời sống của các nhân, gia đình, giúp tăng trưởng kinh tế phát triển.

Phát triển các kênh giao dịch trên thị trường lao động chính thức chun nghiệp có tổ chức như: các trung tâm dịch vụ việc làm, giao dịch lao động thông qua tuyển dụng, các chợ lao động cố định và “ ảo”, các cơ quan xuất - nhập khẩu lao động…là những hoạt động đồng bộ cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động trong diện thu hồi đất trên địa bàn.

Có thể nói, việc thiết lập thơng tin trên thị trường lao động là một trong những hoạt động cần thiết nhằm cải thiện thông tin hỗ trợ giải quyết việc làm và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người dân bị thu hồi đất. Từ đó, mở rộng phạm vi và tăng cường chất lượng của thông tin thị trường lao động hiện có, lập kế hoạch và xây dựng các chính sách hỗ trợ việc làm cho người dân.

Khi tổ chức hội chợ tư vấn việc làm, mỗi phiên giao dịch do Trung tâm giao dịch việc làm phối hợp với huyện tổ chức có đến hàng trăm chỉ tiêu lao động phổ thơng, nhưng thường chỉ tuyển được rất ít khoảng vài chục người. Các doanh nghiệp cũng luôn thiếu lao động trực tiếp sản xuất, trong khi đó lại

có khá nhiều lao động khơng biết tìm việc ở đâu, vì khơng tiếp cận được với các thông tin việc làm.

Theo truyền thống, người lao động thường chỉ tìm việc qua sự giới thiệu của họ hàng, người thân mà chưa có thói quen tìm đến các trung tâm giới thiệu việc làm của địa phương. Ngược lại các trung tâm này trong hoạt động cũng chỉ chú trọng vào các doanh nghiệp (nguồn đầu ra) mà ít chủ động đưa thông tin đến với người lao động (đầu vào) bằng cách liên hệ, thơng báo với chính quyền cơ sở (xã, Thị trấn) để đưa thông tin đến với người dân, chưa kết nối được doanh nghiệp và người lao động để cầu có điều kiện gặp cung.

Bản thân người lao động trong các khu vực dự án, cần chủ động nắm bắt thơng tin để có điều kiện tham gia đào tạo đúng với nhu cầu của những ngành nghề mà dự án cần. Từ đó, vẫn chuyển đổi được nghề nghiệp mà không phải xa quê hương, đúng với chủ trương “ Ly nông bất ly hương” mà nhà nước đang triển khai.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w