Từ Liêm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có tốc độ đơ thị hóa nhanh với khoảng 300 dự án đầu tư, chủ yếu là phát triển các khu đô thị với tổng diện tích đất thu hồi hàng nghìn ha. Đi cùng những dự án, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các khu vực dân cư xung quanh, vùng quy hoạch cũng được cải tạo và nâng cấp đồng bộ. Đời sống của người dân có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, hạ tầng cơ sở và hệ thống (y tế, giáo dục, giao thông…) ngày càng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động của đơ thị hóa đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung, khơng thể khơng đề cập tới những tác động của nó đối với vấn đề lao động - việc làm.
Cùng với q trình đơ thị hóa là xu hướng diện tích đất nơng nghiệp của huyện ngày càng bị thu hẹp lại và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp đã tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của người dân, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ. Vấn đề giải quyết bảo đảm ổn định đời sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội đặt ra là thách thức lớn, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ của các cấp, các ngành.
Thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động rất quan trọng, vì nó liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề thì bản thân các cơ sở đào tạo nghề phải phát huy nội lực và sự giúp đỡ của cơ quan Nhà nước. Chẳng hạn tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề… Thực hiện chủ trương xã hội hóa và sự tham gia của nhân dân trong việc đào tạo nghề, rồi đến việc cải tiến chương trình dạy, nâng cao chuẩn của giáo viên. Việc nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay đang là vấn đề cấp thiết, chúng ta không chỉ chú trọng đến quy mô đào tạo, tăng số lượng mà còn chất lượng. Đồng thời, các cơ sở đào tạo và người nông dân phải tiếp cận gần hơn với thị trường lao động. Hiện nay
sàn giao dịch việc làm thành phố đang cung cấp rất nhiều thông tin về thị trường, doanh nghiệp lao động. Huyện đang kiến nghị là tăng cường đầu tư mở sàn giao dịch việc làm hoặc các sàn giao dịch vệ tinh tại các vùng nông thôn để tư vấn cho nơng dân - nơi vẫn cịn thiếu thông tin việc làm. Người lao động đến sàn giao dịch sẽ biết được thị trường đang cần nghề gì? Họ có thể định hướng học các nghề nào? Cơ sở nào để họ có thể tìm được việc làm? Đây là giải pháp rất căn bản cần phải đẩy mạnh.
Từ Liêm đã lập quỹ hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất đây là một trong bốn giải pháp Từ Liêm đưa ra nhằm hỗ trợ ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đề án “Một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống,
học tập, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp”. Đề án này đưa ra 4 giải pháp: Lập quỹ hỗ trợ; Ban
hành quy chế ưu tiên đấu thầu các khu kinh doanh dịch vụ tạo công ăn việc làm cho người bị thu hồi đất; Xã hội hóa các hoạt động dịch vụ, sử dụng lao động tại chỗ; Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn.
Tạo công ăn việc làm là mục tiêu huyện Từ Liêm phấn đấu đạt được đối với người dân trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp.
Theo đề án thì nguồn vốn ban đầu của Quỹ hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất là 20 tỷ đồng và trích 50% từ nguồn kinh phí hỗ trợ của các nhà đầu tư sau khi được giao đất, số tiền này sẽ chi hỗ trợ học phí và tiền đóng góp cơ sở vật chất trường học cho học sinh ở độ tuổi phổ cập phổ thơng trong vịng 3 năm, gia đình có khó khăn sẽ hỗ trợ tiếp. Nguồn vốn này cũng dành trợ cấp khó khăn 100% kinh phí bảo hiểm y tế cho người trên 60 tuổi đối với nam và trên 55 tuổi đối với nữ. Đồng thời, trợ cấp người già cơ đơn, có hồn cảnh đặc biệt với mức tương đương 30kg gạo/ người/ tháng.
Quỹ cũng dành cho hỗ trợ học nghề cho người trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề sẽ chi cho cơ sở đào tạo chứ không chi cho trực tiếp người học.
Từ Liêm đã xem xét với việc miễn học phí với đối tượng học sinh khó khăn trong vùng thu hồi đất, hỗ trợ suốt đời đối với đối tượng cô đơn không nơi nương tựa.
Theo báo cáo của UBND huyện Từ Liêm, trong 8 năm qua huyện đã triển khai nhiều dự án đầu tư liên quan đến thu hồi đất, trong đó bàn giao cho chủ đầu tư 291 dự án với 3.303 ha đất, trên 80% trong số đó là đất nơng nghiệp.
Trung bình mỗi năm huyện giải quyết việc làm cho trên 10 ngàn lao động; riêng năm 2007 giải quyết việc làm cho 27.000 lao động nhưng chỉ có gần 5.500 lao động nơng thơn bị thu hồi đất.
Một trong những nguyên nhân khó giải quyết việc làm do 65% lao động nông thôn không được đào tạo.
Từ Liêm là địa phương chịu ảnh hưởng khá lớn của tiến trình đơ thị hóa. Được biết, để có đủ diện tích đất mở rộng Cụm cơng nghiệp làng nghề, mỗi năm có khoảng vài ha đất phục hồi sản xuất nông nghiệp của người dân nơi bị thu hồi. Nhiều hộ dân trong phút chốc cầm trong tay số tiền đền bù vài chục triệu đồng - một số tiền không nhỏ đối với những người “chân lấm tay bùn” như họ. Tuy nhiên, việc sử dụng số kinh phí hỗ trợ như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ. Nhiều người dân sau khi nhận được số tiền đền bù hỗ trợ tương đối lớn vài chục triệu đồng đã khơng có kế hoạch chi tiêu và đầu tư đúng, nên chỉ sau một thời gian ngắn, họ lại rơi vào cảnh thất nghiệp, túng quẫn.
Việc làm cho người dân bị thu hồi đất là vấn đề đau đầu của chính quyền nhiều địa phương. Nhiều nông dân sau khi bị thu hồi đất đã được hỗ trợ làm nghề may để chuyển đổi ngành nghề.
Trước thực trạng này, thành phố Hà Nội và huyện Từ Liêm đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn chương trình 120 để sản xuất kinh doanh
như: trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh, rau sạch và làm dịch vụ. Nhằm giúp người dân nhất là các địa phương vùng ven nắm bắt các chủ trương mới về chính sách đào tạo nghề. Từ đầu năm đến nay, huyện đã tổ chức 3 lớp tập huấn về những ưu tiên cho thanh niên nơng thơn trong q trình đào tạo nghề theo tinh thần quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Một bộ phận khác cịn được đăng kí học nghề miễn phí nhằm giúp họ chuyển đổi ngành nghề hoặc xin vào làm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở trong và ngoài huyện.
Những cuộc điều tra về việc làm vẫn chưa được tổ chức thường xuyên, song hiện vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu, thống kê cụ thể số người dân phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc thu hồi đất sản xuất phục vụ những dự án mở rộng khu cơng nghiệp và xây dựng các nhà máy, xí nghiệp tại đây.
Trên thực tế, mỗi dự án thu hồi đất được triển khai, huyện đều dành phần khơng nhỏ trong tổng số kinh phí đền bù để hỗ trợ cho người dân chuyển đổi ngành nghề và ổn định cuộc sống trong vòng sáu tháng đến một năm.
Cùng với việc tiếp tục kêu gọi đầu tư hiệu quả, thành phố Hà Nội đẫ triển khai đề án quy hoạch, phát triển Cụm công nghiệp - làng nghề. Đồng thời sắp xếp để đảm bảo việc tiếp nhận thêm các cơ sở sản xuất được di dời từ nội đô. Để giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người dân bị thu hồi đất, thiết nghĩ thành phố Hà Nội cần chú trọng hơn trong công tác tạo việc làm mới cũng như đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu lao động. Việc thu hồi đất phải tuân thủ theo nguyên tắc nhu cầu đất đến đâu thu hồi đất đến đó. Đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đồn thể nhân dân quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện cho nơng dân có việc làm mới để có thu nhập ngay trên địa bàn với phương châm “ly nông bất ly hương”.
Riêng các hộ nơng dân có nhu cầu tái định cư ở các nơi khác, cần tổ chức tốt việc di dân, định cư. Cùng với các giải pháp trên, các ngành cần phối
hợp với doanh nghiệp mở các lớp dạy nghề mới miễn phí cho nơng dân để họ có thể chuyển sang lao động trong các lĩnh vực khác. Đề xuất chính sách cho vay vốn ưu tiên để nông dân chuyển nghề và ưu tiên cho con cái họ về học tập, công ăn việc làm sau khi ra trường. Dùng tiền đền bù đất tham gia đóng góp cổ phần vào xí nghiệp, nhà máy trên vùng đất của họ trước đây, hoặc giúp đỡ, hướng dẫn hộ sử dụng vốn có hiệu quả... Đây chính là giải pháp chủ lực, là đòn bẩy mạnh mẽ để người lao động nông thôn ổn định cuộc sống vươn lên làm giàu chính đáng.
Những ưu thế sẵn có, cộng với chính sách thích hợp và quyết tâm cao của lãnh đạo thành phố, tin rằng chúng ta sẽ gặt hái được thành quả quan trọng hơn trong công tác đào tạo nghề, xây dựng được nguồn nhân lực đủ mạnh phục vu cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, trước thực trạng ở một số địa phương vẫn thiếu việc làm, thừa lao động. doanh nghiệp tuyển dụng cũng cần phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của họ; có doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại chỗ một thời gian rồi lại thải hồi vì họ khơng đáp ứng yêu cầu công việc. Một trong những nguyên nhân là do người lao động không chịu học nghề một các nghiêm túc. Cần phải tuyên truyền thêm, vận động thêm người lao động có trách nhiệm hơn.
Người nơng dân có duy nhất đất nơng nghiệp là cơng cụ sản xuất, khi bị thu hồi rồi người ta khơng cịn cơng cụ sản xuất nữa. Chính vì vậy mà nhu cầu chuyển đổi việc làm là rất cần thiết. Những người đang trong độ tuổi lao động phải đi tìm lấy một nghề để học và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Người nơng dân phải tự vay kinh phí từ các chương trình và tự học nghề, sau đó họ tự tạo việc làm. Các huyện ngoại thành, các ngành nghề chưa phát triển lắm, phần lớn là thuần nơng, cho nên có sự chênh lệch về trình độ đào tạo, giáo dục phổ thơng so với người dân trong nội thành.
Ngồi ra, các cơ sở dạy nghề tại các vùng nông thôn cịn ít. Bên cạnh đó, mặt bằng dân trí học vấn và lao động dạy nghề, lao động ở nơng thơn cịn thấp, không chỉ riêng ở Hà Nội mà các tỉnh khác cũng vậy. Theo điều tra hàng năm thì tỷ lệ lao động nơng thơn có việc làm rất thấp. Tỷ lệ lao động địa phương vào làm việc tại khu công nghiệp Đông Anh theo tôi được biết chỉ chiếm tỉ lệ từ 35-40%, cịn đào tạo ngắn hạn thì hiện nay họ đã đào tạo được 1,5 triệu nông dân bị thu hồi đất ở các vùng Hà Nội bằng các nguồn kinh phí chương trình mục tiêu của Quốc gia giải quyết việc làm.