Tạo sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 74 - 81)

- Tình hình thiếu việc làm giai đoạn 2006

4 Nghề đi xuất khẩu lao động 1.000 100 550

3.2.2. Tạo sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, xã hộ

Kinh tế là tiền đề để giúp cho một xã hội phát triển và ổn định. Kinh tế phát triển giúp người lao động có nhiều cơ hội việc làm, tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống sinh hoạt. Vì vậy, ta cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao và ổn định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp. Ta cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ tích cực bằng cách tăng nhanh tỷ trọng trong các khu công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng trong khu vực nông nghiệp, nhằm tạo cơ cấu một nền kinh tế có khả năng tạo thêm nhiều việc làm mới, nhất là cho một lực lượng lớn người lao động bị thu hồi đất đang khơng có việc làm trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng.

Bên cạnh đó, các nhà quy hoạch cần chú trọng đến việc quy hoạch, sử dụng hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ở từng cùng sao cho có hiệu quả. Thơng qua việc cơng khai minh bạch quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất; xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng khu, cụm công nghiệp cùng với hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào và ngoại hàng rào. Kiên quyết thu hồi các diện tích mặt đất, mặt nước để khơng hoặc sử dụng không hiệu quả đã giao cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trước đây để cho các nhà đầu tư khác thuê để tham gia quá trình hoạt động sản xuất. Từ đó góp phần tăng việc làm cho người lao động bị thu hồi đất đang trong tình trạng thất nghiệp.

Phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới trên cơ sở dành Quỹ hỗ trợ việc làm địa phương, ưu tiên cho đối tượng ở những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp vay vốn để chuyển nghề và tự tạo việc làm mới. Phát huy hiệu quả quỹ đào tạo nghề để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp.

Chính quyền địa phương cần quan tâm đến việc mở rộng cơ cấu các ngành nghề, phát triển dịch vụ kinh doanh vừa và nhỏ, mơ hình kinh tế hộ gia đình. Việc khuyến khích người lao động bị thu hồi đất tham gia hoạt động

kinh tế chủ yếu để người dân lao động tại chỗ, khai thác và huy động nguồn nhân lực một cách tối đa, tránh tình trạng người lao động sau khi bị thu hồi đất khơng có việc làm, phải di cư qu các vùng khác để sinh sống gây mất cân bằng cung - cầu giữa khu vực nội thành và ngoại thành. Tuy nhiên, ngồi việc khuyến khích người lao động kinh doanh, sản xuất ngay tại địa phương, chính quyền cũng cần phải có sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt, nhằm tránh tình trạng vi phạm pháp luật, cạnh tranh khơng công bặng giữa các cơ sở sản xuất, rễ tạo sự rối loạn trong việc quản lý và sản xuất kinh tế.

Nhất là đối với nhóm dân cư làm nghề thủ cơng truyền thống, cần giúp họ thấy được ý nghĩa của việc nâng cai kiến thức, tay nghề, khả năng sáng tạo trong cơng việc. Từ đó, họ có thể mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thị trường tiêu thu ra nhiều nơi từ đó tăng thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.

Triển khai và phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao ở các làng nghề trong đó tiêu biểu là các làng: Lai Cách, Ngọc Hà (xã Xuân Giang); Thu Thủy, Xuân Lai (xã Xuân Thu); Xuân Dương, Kim Trung (xã Kim Lũ)…

Cần phát triển các làng nghề theo hướng cung cấp sản phẩm du lịch, nhất là các làng nghề có tham gia đóng góp vào lễ hội đền Gióng đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể (Dị hoa tre, gậy tre đằng ngà). Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm sau khi bị thu hồi đất, người lao động thường gặp khó khăn trong cơng việc tìm kiếm việc làm. Do đặc thù của huyện Sóc Sơn sau khi bị thu hồi đất, tuổi của những lao động thường khơng cịn trẻ nên việc đào tạo, bố trí cơng việc mới trở nên rất khó khăn. Do đó, chính quyền địa phương cần kết hợp với các chủ đầu tư và doanh nghiệp khuyến khích sử dụng lao động địa phương thơng qua những hình thức ưu đãi về mặt bằng sản xuất, cơ chế quản lý, tuyển dụng lao động… Đề ra các giải pháp giúp sử dụng được chính nguồn lực lao động đơng đảo có sẵn ở mỗi địa phương, khơng để lao động đổ dồn về một số nơi xẩy ra

tình trạng mất cân bằng cung - cầu. Đồng thời giải pháp giúp địa phương thu hút được nguồn lao động có tay nghề và trình độ tri thức cao, đáp ứng được yêu cầu của các chủ sử dụng lao động.

Với những người lao động tuổi cịn trẻ, họ có sức khỏe và trình độ khá, có thể hướng hộ chuyển đổi nghề từ lao động nông nghiệp sang lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ. Để chuyển đổi nghề, họ cần được chính quyền các địa phương và các cơ sở dạy nghề giúp đỡ để đào tạo chuyên mơn, nâng cao tay nghề, có thể đáp ứng tốt dược yêu cầu của các chủ lao động.

Ngoài ra, một số lao động trẻ vẫn muốn tiếp tục lao động kiếm sống bằng nghề nông, họ thường sang những địa phương khác chưa bị thu hồi đất để thuê và tiến hành hoạt động sản xuất. Địa phương có thể kết hợp với các lớp khuyến nông để phổ biến các kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất cho người lao động, giúp mở ra nhiều hướng sản xuất cho người lao động lựa chọn. Bên cạnh các vụ chính, người lao động có thể tập trung vào trồng cây luân canh theo vụ, tránh để đất bỏ trống, nhưng cũng khơng để đất rơi vào tình trạng bạc màu, khơng có dinh dưỡng.

Bên cạnh việc trồng trọt, các cơ quan cũng nên hướng người lao động tập trung vào phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Bởi đây là ngành sản xuất chính làm giàu cho người dân. việc phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hố lớn, ứng dụng kỹ thuật chăn ni tiên tiến, giữ vệ sinh môi trường, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.Tập trung phát triển chăn ni bị sữa, bị thịt chất lượng cao, lợn nạc, gia cầm chất lượng cao, chăn nuôi lợn, gia cầm quy mô lớn ở vùng đồi gị, bán sơn địa. Tận dụng tồn bộ các loại mặt nước, cải tạo một phần diện tích đất mặt nước chưa sử dụng, chuyển đổi một phần đất lúa vùng úng trũng để chun ni trồng thuỷ sản theo hình thức bán thâm canh và thâm canh bằng thức ăn công nghiệp. Chuyển đổi đất lúa vùng úng trũng, sản

xuất vụ mùa không ăn chắc sang canh tác lúa và cá. Từ đó giúp người lao động có việc làm, tăng thêm thu nhập và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, vẫn còn những người lao động kén chọn nghề nghiệp hoặc ngại lao động nặng nhọc, hoặc khơng muốn làm những cơng việc có thu nhập thấp, chính quyền địa phương cần giáo dục tư tưởng, vận động khả năng lao động tự tìm và tạo việc làm.

Với những người lao động bị thu hồi đất nhưng đã lớn tuổi, họ thường khơng có trình độ và sức khoẻ để đáp ứng được những yêu cầu các doanh nghiệp đề ra, vì vậy họ khó có cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy vậy , họ cũng khơng có kiên nhẫn để tham gia vào q trình đào tạo mà có tâm lý muốn kiếm được việc làm ngay, bởi phần lớn họ là trụ cột trong gia đình, cần có thu nhập để khơng chỉ ni sống bản thân mà cịn cả gia đình, con cái. Vì vậy đây là nhóm đối tượng bị thu hồi đất chính quyền cần dành nhiều sự quan tâm và tích cực áp dụng các biện pháp hỗ trợ.

Thực tế, có một số người lao động có vốn, có cơ sở vật chất và có khả năng lao động, nhưng họ lại khơng có kiến thức để bắt đầu một công việc như thế nào, phải thực hiện cơng việc đó ra sao, làm thế nào để thu được lợi nhuận từ cơng việc đó. Do tay nghề thấp, trình độ chun mơn khơng có, họ khơng phát huy được thế mạnh đang có, thậm chí cịn khơng tạo việc làm cho bản thân. Vì vậy, thành phố cũng cần kết hợp với các trường, lớp, trung tâm đào tạo nghề tổ chức các lớp học nghề ngắn hạn để hỗ trợ và đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

Chính quyền địa phương cần tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt tập thể theo định kỳ giữa những người lao động để họ có thể trao đổi kinh nghiệm và học hỏi thêm những kinh nghiệm trong q trình sản xuất,… Đề ra những chính sách đãi ngộ, khen thưởng, thể hiện sự coi trọng những lao động giỏi, có trình độ tay nghề cao, có ý thức phấn đấu cũng là cũng là một cách để thúc đẩy người lao động bị thu hồi đất học hỏi nhiều hơn, đồng thời cải thiện được

suy nghĩ của người lao động về quá trình tham gia đào tạo và dạy nghề, từ đó giúp họ nhanh chóng có được việc làm và tăng được thu nhập cho bản thân cũng như cho gia đình và xã hội.

Xuất khẩu lao động phải được coi là một chương trình quốc gia giải quyết việc làm cho người lao động. Một việc đem lại nhiều lợi ích: lợi ích quốc gia, lợi ích cho người lao động.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay thị trường lao động thế giới có nhiều biến đổi: lao động phải được qua đào tạo, đạt trình độ chun mơn nhất định (tuỳ theo yêu cầu của từng loại công việc), nhu cầu lao động thủ cơng có xu hướng ngày càng giảm. Có nhiều quốc gia tham gia xuất khẩu lao động và ở nhiều nước họ cũng coi xuất khẩu lao động là chiến lược quan trọng, họ có cơng nghệ, có quy trình xuất khẩu lao động một cách nghiêm túc.

Do vậy, trong xuất khẩu lao động hiện nay tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn xuất khẩu lao động được cần phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường phải là người chiến thắng trong cạnh tranh.

Muốn vậy, chúng ta cần phải đổi mới toàn diện , đồng bộ trong công tác xuất khẩu lao động.

Thứ nhất, cần phải nghiên cứu nắm vững yêu cầu của thị trường về số

lượng, chất lượng lao động, thời gian cung cấp, các thoả thuận kèm theo…, mặt khác cũng cần phải nắm vững các đối thủ cạnh tranh (khả năng, tiềm lực, các biện pháp xâm nhập thị trường…). Qua đó dự đốn thị phần của chúng ta ở các thị trường, đồng thời xây dựng được chương trình chiến lược cạnh tranh, quảng bá lao động Việt Nam trên thị trường thế giới.

Thứ hai, lựa chọn người lao động thích hợp với từng thị trường.

Thứ ba, nâng cao chất lượng người lao động dành cho xuất khẩu. Trong

vấn đề này, cần xuất phát từ nhu cầu của từng thị trường, của từng loại công việc mà đào tạo người lao động cho phù hợp. Bên cạnh đào tạo chun mơn, nâng cao tay nghề, cịn phải đào tạo nâng cao ý thức tác phong của người lao động

trong thời đại CNH, HĐH, đào tạo kiến thức xã hội cộng đồng cho người lao động (ngôn ngữ, phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc chủ nhà). Qua đó nâng cao uy tín, thương hiệu của lao động Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ tư, đa dạng hoá và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Cần

phải mở rộng các thị trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống (mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông, Nhật, Châu Âu…).

Tăng tỷ trọng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong các ngành, các lĩnh vực cơng nghệ cao.

Xuất khẩu lao động giúp lao động có nhiều cơ hội việc làm hơn, góp phần trực tiếp tạo thu nhập cao hơn so với lao động trong nước. Ngoài ra, những lao động bị thu hồi đất, sau khi làm việc tại nước ngoài trở về nước, tay nghề sẽ được nâng cao, có thể tạo thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm việc làm tốt hơn trong nước hơn. Những lao động này sau khi về đã có tay nghề vững có thể nhận vào trong các khu cơng nghiệp xây dựng dự án của nước ngoài theo đúng nghề nghiệp đã theo làm ở nước ngồi.

Vì vậy, ta cần phải xây dựng, khuyến khích người lao động bị thu hồi đất tham gia vào q trình sản xuất lao động. Cần khuyến khích thành lập các trung tâm đào tạo và xuất khẩu lao động; coi trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao với các thị trường truyền thống của nước ta từ trước đến nay như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Malayxia,… Đồng thời, cần thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này gây ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.

Bên cạnh đó, chính quyền cũng cần giúp cho những người dân bị thu hồi đất có đủ năng lực, kiến thức, tay nghề, và ngoại ngữ cần thiết cũng như hiểu biết về các phong tục, tập quán, giúp người lao động có thể hồ nhập được với mơi trường làm việc, đơng thời có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngoài.

Đây là một trong những giải pháp cả trước mắt và lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người lao động và Nhà nước. Người lao động đi xuất khẩu, vừa có thu nhập cao, vừa có điều kiện nâng cao tay nghề. Tuy nhiên, cần quản lý chặt chẽ để hoạt động này đảm bảo chất lượng của lao động xuất khẩu, giữ được uy tín quốc gia đối với thị trường nhập khẩu; đồng thời giám sát để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn , không bị lừa đảo qua các vụ môi giới xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w