- Tình hình thiếu việc làm giai đoạn 2006
4 Nghề đi xuất khẩu lao động 1.000 100 550
3.2.3. Chú trọng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn bị thu hồi đất
nông thôn bị thu hồi đất
Đào tạo, dạy nghề cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thu hút họ vào các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc tự tạo việc làm mới ở địa phương bị thu hồi đất.
Nhu cầu sử dụng lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất rất lớn, nên việc đào tạo, dạy nghề cho lao động mất việc làm là là hướng trọng điểm. Trước hết, cần chú trọng phát triển mở rộng dạy bổ túc văn hoá cho lao động trẻ, khoẻ dưới 35 tuổi để họ có đủ trình độ vào các lớp đào tạo tập trung theo học những nghề mà khu công nghiệp, khu chế xuất,… cần tuyển dụng.
Mơ hình tạo việc làm thông qua du nhập ngành nghề thủ cơng và hình thành, phát triển làng nghề. Các nghề thu hút được nhiều người vào làm việc như: may mặc, mây tre đan, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng… Những nghề này thu nhập còn thấp nhưng dễ học và quy mơ sản xuất có thể mở rộng, sản phẩm được mua, bán, trao đổi với số lượng lớn trên thị trường trong nước và cả quốc tế, đem lại nguồn lợi cho người lao động và tăng thu nhập ngân sách địa phương.
Một trong những nguyên nhân khiến cho lao động nơng thơn bị thu hồi đất khơng có việc làm là do đa số là những người khơng có tay nghề, trình độ cịn thấp (87%). Nhiều người thất nghiệp khi thử đi tìm kiếm việc làm đều khơng được là do họ khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật. Chính vì vậy,
việc cải thiện và nâng cao trình độ và chất lượng tay nghề cho người lao động là một việc làm vô cùng bức thiết. Đây là một vấn đề có tính chiến lược lâu dài đối với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Do đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, cộng đồng và người lao động bị thu hồi đất nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho người lao động.
Cần chú trọng đến giáo dục hướng nghiệp; tập trung phát triển đào tạo nghề, nhất là công nhân kỹ thuật cao, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của huyện và phục vụ xuất khẩu lao động. Triển khai các quy định của huyện về việc hỗ trợ đào tạo và giáo dục đối với người dân bị thu hồi đất. Đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình hỗ trợ đào tạo của các chủ dự án sử dụng đất thu hồi, trong đó, số lao động được chủ dự án hỗ trợ tỷ lệ với phần trăm đất bị thu hồi.
Xây dựng các trường đào tạo nghề mới ở nhiều nơi trong thành phố. Nâng cấp, mở rộng quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề. Xây dựng và triển khai dự án trường trung cấp đa ngành mang tầm khu vực về quy mô, trang thiết bị và chất lượng đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo; xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao. Xây dựng trung tâm ngoại ngữ, tin học đạt tiêu chuẩn quốc tế. Rà soát lại đội ngũ giáo viên nhằm tạo ra đội ngũ giáo viên có chất lượng tốt, khả năng truyền đạt kiến thức sâu rộng đến cho người lao động.
Việc nâng cấp hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất thôi chưa đủ, các địa phương cần phải nâng cao nhận thức của người dân. Chính quyền địa phương cần tuyên truyền lợi ích sau khi được đào tạo và dạy nghề, người lao động sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm với thu nhập cao hơn. Nhất là với nhóm dân cư làm nghề thủ cơng truyền thống, cần giúp họ thấy được ý nghĩa của việc nâng cao kiến thức, tay nghề, khả năng sáng tạo trong cơng việc. Từ đó, họ có thể mở rộng quy mơ sản xuất,
phát triển thị trường tiêu thụ ra nhiều nơi, từ đó tăng thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.
Khuyến khích người dân bị thu hồi đất tham gia các khoá học đào tạo bằng cách hỗ trợ chi phí đào tạo nghề với mức tối đa là 3 triệu đồng/người/ khoá học. Người học nghề sau khi học làm việc ổn định được nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay tín dụng để tự tạo nghề mới cho bản thân.
Giám sát chặt chẽ quá trình đào tạo và hỗ trợ việc làm cho người dân bị thu hồi đất của các doanh nghiệp.
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều dự án cơng nghiệp xây dựng được tiến hành. Đây là nơi có tiềm lực giúp giải quyết số lượng lao động bị thu hồi đất khơng có việc làm. Tuy nhiên lực lượng lao động này thường không đáp ứng được yêu cầu của các chủ đầu tư. Vì vậy, ta cần đề ra các chính sách, buộc chủ dự án phải đào tạo số lượng những lao động này, đồng thời phải tiến hành tuyển dụng và ký hợp đồng dài hạn với họ. Các cơ quan chức năng ngoài việc hỗ trợ đào tạo nghề công nghiệp cho người dân như điện, điện tử, cơ khí, động lực tại các trung tâm đào tạo nghề ở các quận, huyện, giới thiệu việc làm cho người lao động còn phải theo dõi, kiểm tra sát sao, tránh tình trạng doanh nghiệp tiếp nhận lao động chỉ là đối phó, nhận một thời gian rồi tìm lý do để sa thải họ.
Tạo mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, chủ đầu tư với các trường lớp đào tạo nghề và hướng tới đào tạo nghề theo nhu cầu của các doanh nghiệp. Từ đó đẩy mạnh cơng tác xã hội hố dạy nghề, quy hoạch và phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo, đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động cũng như nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Tạo điều kiện để những người dân bị thu hồi đất trở thành cổ đông của doanh nghiệp lấy đất. Phần đất bị thu hồi là phần phần góp vốn của lao động bị thu hồi đất. Doanh nghiệp phải trả cổ tức theo tỷ lệ thoả thuận với người
lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản hay ngừng hoạt động , đất đai sẽ được trả lại cho người dân.
Đồng thời, từng địa phương cần phải phối hợp với Sở Lao động TB&XH và các ban ngành, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, cùng các trung tâm hỗ trợ, xúc tiến việc làm để thực hiện tuyên truyền, phổ biến cho người dân nâng cao nhận thức của việc học nghề, có tay nghề đối với người lao động; nhất là những học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và đối với tầng lớp thanh niên trong địa phương. Công tác hướng nghiệp giúp ta có thể phân phối lao động ở các ngành nghề một cách hợp lý, giúp cho những người lao động tìm được việc làm phù hợp với khả năng của mình.
Những biện pháp trên khơng chỉ giúp người dân có thể nâng cao được trình độ dân trí, tránh khỏi tình trạng thất nghiệp mà cịn giúp xã hội ngày càng phát triển, các tệ nạn xã hội ngày càng giảm, nền kinh tế ngày càng đi lên mạnh mẽ.
Chính sách ưu tiên, giới thiệu, tư vấn việc làm miễn phí, thơng qua hội chợ việc làm, hỗ trợ tìm việc cũng là một hướng mở tích cực tạo ra cơ hội có việc làm cho lao động. Kinh nghiệm ở một số đơn vị là thành lập tổ cơng tác phối hợp vơí chính quyền để cùng với các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín mở hội nghị chun đề về đào tạo giải quyết việc làm, xúc tiến xây dựng các đề án kinh tế dài hạn có tính khả thi cho hộ gia đình có đất bị thu hồi. Các xã, thơn có hộ gia đình bị thu hồi đất từ 40% - 50% diện tích trở nên thì địa phương hỗ trợ thực hiện quy hoạch tại nông thôn. Cấp đất kinh doanh dịch vụ và kết hợp huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện các hộ bị thu hồi đất tổ chức lại chỗ ở và hoạt động sản xuất, kinh doanh.