Các đối thủ tiềm ẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp chiến lược phát triển chi nhánh công ty cổ phần xi măng thăng long giai đoạn 2011 2020 (Trang 48)

1.3.2.1.d Ma trận SWOT

2.3. Phân tích mơi trường vĩ mô và vi mô tác động đến Chi nhánh công ty cổ

2.3.2.1 Các đối thủ tiềm ẩn

Trước nguy cơ dư thừa nguồn cung ngay từ năm 2010 (khoảng 2 triệu tấn) cùng với nhiều dự án sắp đi vào hoạt động, Thủ tướng Chính phủ có quyết định ngừng phê duyệt tiếp các dự án đầu tư xi măng từ nay đến 2020 để phát huy hết công suất thiết kế của các dự án xi măng đang hoạt động hay đang đầu tư xây dựng, đảm bảo ngành công nghiệp xi măng phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả. Như vậy, đây là rào cản lớn cho các doanh nghiệp muốn tham gia ngành trong giai đoạn 2010–2020, có thể giai đoạn này không xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới.

40

2.3.2.2 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Hiện nay thị trường xi măng có khoảng 90 cơng ty, trong đó: khoảng 33 thành viên thuộc tổng cơng ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác. Nhiều thương hiệu định vị tốt như Hải Phòng, Bỉm Sơn, Hồng Thạch ở phía Bắc, Hà Tiên ở phía nam và các thương hiệu liên doanh Holcim, Nghi Sơn, Sao Mai. Vai trò chi phối thị trường tập trung chủ yếu ở Tổng công ty xi măng Việt Nam.

Mặc dù các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam vẫn dẫn đầu về cung cấp xi măng cho thị trường, thị phần của Tổng Công ty đang bị sụt giảm. Năm 2004, Tổng Công ty chiếm gần 50% thị phần, tuy nhiên, thị phần này đã giảm xuống và chỉ còn 37%, nguyên nhân do xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới là các công ty xi măng liên doanh, tư nhân và cổ phần.

Nguồn: Tcty xi măng Việt Nam Hình 2.9 Sản lượng cung cấp và doanh thu từ năm 1995-2007 của T.cty

41

Nguồn: Tcty xi măng Việt Nam Hình 2.10 Sự thay đổi thị phần xi măng trong nước

Sự xuất hiện của các liên doanh, các công ty xi măng mới làm tăng tính cạnh tranh nhưng mức độ cạnh tranh còn ở mức thấp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xi măng được tạo ra dựa trên các yếu tố sau:

- Gần nguồn nguyên liệu và gần các thị trường tiêu thụ chính.

- Sử dụng cơng nghệ mới, ít gây ơ nhiễm mơi trường, tiêu hao ít ngun liệu và nhiên liệu.

- Lợi thế về quy mô.

- Việc xây dựng các cảng đón nhận tàu lớn sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận chuyển.

- Năng lực tài chính: nguồn lực tài chính mạnh giúp doanh nghiệp có điều kiện hỗ trợ tốt cho nhà phân phối, nhà cung cấp hay chủ động về kế hoạch tài chính.

42

Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu tài chính của nhà máy xi măng có cơng suất lớn

Đơn vị: nghìn đồng Mã/ Chỉ tiêu HT Hà Tiên BCC Bỉm Sơn BTS Bút Sơn SCC Sông Đà VĐL 870.000.000 900.000.000 900.000.000 19.800.000 TTS 1.968.826.034 1.968.611.143 2.190.092.087 43.182.330 DT (2007) 2.195.322.093 1.547.001.074 1.061.576.424 60.960.017 LN (2007) 100.238.751 139.044.095 101.221.271 4.674.592 ROA (%) 4,24 5,75 4,36 11,19 ROE (%) 10,44 13,13 9,79 12,28 EPS 1,100 1,490 1,120 2,140

Nguồn: Báo cáo nghành xi măng tháng 9-2009 Trong đó: VĐL – vốn điều lệ, TTS – Tổng tài sản, DT – Doanh thu, LN – Lợi nhuận, ROA – Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets) , ROE – Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty), EPS - lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu (Earning Per Share).

Các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực kinh tế rất mạnh, nắm thị phần lớn nên công ty xi măng Thăng Long không thể đương đầu trực tiếp mà áp dụng chiến lược theo sau, bám theo đối thủ dẫn đầu thị trường thông qua chiến lược mô phỏng để tiết kiệm nhiều loại chi phí doanh nghiệp dẫn đầu phải đầu tư như chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chi phí phát triển thị trường … và đặc biệt là căn cứ vào giá bán của các doanh nghiệp này để định giá bán sản phẩm. Tuy khả năng tài chính khơng mạnh nhưng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh khác thì cơng ty xi măng Thăng Long có khả năng để cạnh tranh với các đối thủ.

Thị trường xi măng hiện nay có những nguy cơ sau:

- Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng (T4 - SWOT).

43

2.3.2.3 Khách hàng

Sản lượng xi măng hàng năm luôn tăng nhưng vẫn tiêu thụ hết do yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, cơng trình cơng cộng, nhà ở. Khách hàng của sản phẩm xi măng bao gồm: các nhà thầu xây dựng (tiêu thụ 75%) và người dân (tiêu thụ 25%).

2.3.2.4 Người cung ứng nguyên vật liệu

Theo số liệu thống kê năm 2008, tài nguyên đá vôi làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng ở nước ta rất lớn, khoảng 44,739 tỷ tấn. Trong đó, 89 mỏ đá vơi có trữ lượng trên 100 triệu tấn, 88 mỏ có quy mơ vừa (từ 20 - 100 triệu tấn), còn lại là các mỏ có quy mơ nhỏ (trữ lượng nhỏ hơn 20 triệu tấn).

Bảng 2.6 Trữ lượng đá vôi cung cấp cho sản xuất xi măng Đơn vị: tỷ tấn

Tên vùng Miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Trữ lượng 21,87 9,68 11,35 0,19 0,5 0,58 Tỷ lệ 48,9% 21,64% 25,37% 0,05% 1,27% 1,3% Nguồn: QĐ số 105/2008/QĐ TTg về Quy hoạch khống sản làm xi măng

Trong vịng 50 năm vùng trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sơng Hồng, Bắc trung bộ có khả năng cung cấp cho sản xuất vài trăm triệu tấn xi măng; các vùng khác như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, khả năng cung cấp cho sản xuất khoảng 5 - 6 triệu tấn/năm.

Việt Nam có tiềm năng lớn về nguyên liệu cho phát triển công nghiệp xi măng, nên các doanh nghiệp có thể chủ động về ngun vật liệu chính. Vấn đề cịn

44

lại là các yếu tố khác như: điện, than đá, dầu, bao bì… các doanh nghiệp xi măng cần phải có kế hoạch chu đáo để khơng bị động trong quá trình sản xuất.

2.3.2.5 Hàng thay thế

Xi măng là nguyên liệu chủ yếu của ngành xây dựng và khó có thể tìm được ngun liệu thay thế hoàn hảo mặc dù hiện nay xuất hiện khá nhiều các loại vật liệu mới như tấm tôn, tấm thép dựng tường thay cho tường xây bằng gạch và xi măng tuy nhiên chỉ mang tính ngắn hạn và độ bền kém hơn rất nhiều.

Trong tương lai dài, xi măng vẫn là nguyên liệu chính của ngành xây dựng vì xi măng là thành phần chính của bê tơng có đặc điểm: tuổi thọ cao, dễ tạo hình, chịu nén tốt.

2.3.3 Phân tích mơi trường nội bộ

Môi trường nội bộ bao gồm hệ thống các yếu tố hữu hình và vơ hình, tồn tại trong các quá trình hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị chiến lược. Mỗi doanh nghiệp có mơi trường nội bộ khác nhau, có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu và thay đổi theo thời gian. Vì vậy, phân tích mơi trường nội bộ là cơ sở giúp doanh nghiệp biết rõ các điểm mạnh và các điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh.

Như vậy, để có thể quản lý môi trường kinh doanh hiệu quả, việc hiểu biết mơi trường bên ngồi cần nhưng chưa đủ, nhà quản trị các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời những thông tin cốt lõi về các nguồn lực kể cả nguồn lực vơ hình và q trình hoạt động của các bộ phận chức năng trong nội bộ nhằm tận dụng điểm mạnh để khai thác các cơ hội thị trường đồng thời giảm điểm yếu để tránh các nguy cơ bên ngồi. Việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mơi trưịng nội bộ được thực hiện thơng qua những nội dung cơ bản sau đây:

45

2.3.3.1 Nguồn nhân lực

Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành cơng hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốc gia. Vì vậy nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị của các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu dài cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần thực hiện.

Hiện nay, Chi nhánh công ty xi măng Thăng Long có đội ngũ cán bộ cơng nhân viên khoảng 70 người gồm 2 thành phần:

+ Ban quản lý dự án xây dựng trạm nghiền tại Hiệp Phước: 8 kỹ sư cơ khí, 5 kỹ sư điện, 12 kỹ sư xây dựng và 3 kỹ sư hóa silicat; 10 cử nhân kinh tế, luật phụ trách cơng tác kế tốn cơng trường, hành chính nhân sự.

+ Văn phòng chi nhánh đặt tại trung tâm thành phố có nhiệm vụ thực hiện giao dịch với khách hàng, xây dựng mạng lưới phân phối,… với số lượng nhân viên là 32 người

Đây là nguồn cán bộ sẽ quản lý điều hành khi nhà máy đi vào sản xuất, nhìn chung lực lượng này đã có kinh nghiệm làm việc tại nhà máy xi măng như Hà Tiên, Cotec,…và giữ các chức vụ quản lý về sản xuất, bảo trì, kinh doanh,… cụ thể:

- Giám đốc là phó giám đốc kinh doanh cơng ty xi măng Hà Tiên.

- Tổ trưởng tổ giám sát cơ điện là giám đốc kỹ thuật của xi măng cotec.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thì tổng số cán bộ cơng nhân viên của trạm nghiền xi măng được biên chế là 232 người như sau:

46

Bảng 2.7 Biên chế nhân lực chi nhánh công ty cổ phần xi măng Thăng Long

STT ĐƠN VỊ ĐỊNH BIÊN SỐ LƯỢNG HIỆN BỔ SUNG ĐIỀU CHUYỂN TỪ DỰ ÁN CẦN TUYỂN 1 BAN GIÁM ĐỐC 3 3 - 2 TRỢ LÝ 2 1 1 1 3 TÀI CHÍNH-KẾ TỐN 12 5 7 7 4 HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ 15 11 4 4 5 PHÒNG QUẢN LÝ KHO 12 - 12 12

6 AN TỒN VÀ MƠI TRƯỜNG 11 5 6 6

7 PHÒNG SẢN XUẤT 82 - 82 82

8 PHÒNG KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN 22 - 22 12 10

9 PHÒNG THƯƠNG VỤ 30 13 17 17

10 PHÒNG GIAO HÀNG 21 5 16 16

11 PHÒNG MUA HÀNG 7 - 7 7

12 PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN 15 28 (13) (13)

TỔNG CỘNG 232 71 161 13 148

Như vậy, đội ngũ nhân lực hiện tại của công ty chỉ mới đáp ứng công việc xây dựng nhà máy và bước đầu xây dựng thị trường thông qua việc phân phối xi măng Thăng Long từ nhà máy chính ở Quảng Ninh vận chuyển vào. Khi nhà máy tại Hiệp Phước đi vào hoạt động, quý 1 năm 2011 thì cịn thiếu khoảng 148 cơng nhân và cán bộ quản lý sản xuất, vận hành, bảo trì, nghiên cứu phát triển,…Đây là một khó khăn lớn của cơng ty, địi hỏi bộ phận nhân sự phải có một chiến lược tốt Nguồn: Tài liệu Chi nhánh công ty xi măng Thăng

47

nhằm thu hút nhân tài, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu sản xuất sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Điểm yếu:

Nguồn nhân lực còn mỏng và thiếu (W2 - SWOT). 2.3.3.2 Nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng máy móc thiết bị, ngun vật liệu dự trữ, thơng tin mơi trường kinh doanh v.v... Mỗi doanh nghiệp có các đặc trưng về các nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

- Nguồn lực công nghệ: Nhà máy xi măng Thăng Long sử dụng thiết bị

mới 100%, đồng bộ của hãng Polysius – Cộng hòa liên bang Đức. Đây là công nghệ tiên tiến trên thế giới được các nhà máy xi măng có tiềm lực mạnh áp dụng như: xi măng Hà Tiên, xi măng Sơng Gianh,… vì chi phí sản xuất tiết kiệm hơn, năng suất cao, bảo vệ môi trường tốt.

- Nguồn nguyên vật liệu: thành phần chính để sản xuất xi măng là clinker, thạch cao và phụ gia.

Công ty xi măng Thăng Long có thế mạnh là nguồn clinker khai thác tại mỏ đá vơi ở Quảng Ninh đáp ứng hồn toàn các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong TCVN6260-1997, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, một số chỉ tiêu có yêu cầu cao hơn: Bề mặt riêng xác định theo Blaine ≥ 3600 cm2/g; hàm lượng kiềm R2O ≤0.6%.

Nguồn clinker PC50 cung cấp cho trạm nghiền vận chuyển bằng tàu biển có trọng tải 15.000 DWT, đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật:

- Cỡ hạt: ≤ 30mm.

- Độ ẩm: <0.5%.

48

Phụ gia được khai thác tại mỏ ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

* Mỏ puzzơlan Núi Thơm – Long Đất – Bà Rịa – Vũng Tàu (phương án chính) * Mỏ puzzơlan Vĩnh Tân – Đồng Nai (phương án dự phòng).

Thạch cao sử dụng làm phụ gia điều chỉnh được nhập trực tiếp từ Thái Lan về bằng

tàu biển có các chỉ tiểu kỹ thuật:

Thành phần SiO2 Al203 Fe2O3 MgO CaO SO3

Hàm lượng % 5,3-6,1 0,05-0,06 0,15-0,33 0,3-3,4 27,22-30,52 37,32-37,4

Doanh nghiệp sản xuất xi măng chịu tác động nhiều từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên cũng như mức độ dồi dào của nguồn nguyên liệu này. Do vậy lợi thế về địa lý là rất quan trọng, những doanh nghiệp khơng có được lợi thế gần các mỏ khai thác ngun liệu thì chi phí vận tải ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần xi măng Thăng Long đã có được lợi thế từ vùng đất Quảng Ninh nằm trong khu vực mỏ đá vơi có trữ lượng lớn và chất lượng cao. Tuy nhiên, Chi nhánh công ty cổ phần xi măng Thăng Long khơng có được lợi thế về địa lý do phải vận chuyển clinker hơn 1750 km từ Quảng Ninh vào sẽ làm chi phí sản xuất tăng.

Điểm mạnh:

Mỏ đá vôi và đất sét với trữ lượng lớn, chất lượng tốt (S4 – SWOT).

Điểm yếu:

Clinker phải vận chuyển từ Bắc vào (W1 – SWOT).

- Nguồn lực tài chính:

Chi nhánh cơng ty cổ phần xi măng Thăng Long đang quản lý dự án xây dựng Trạm nghiền Hiệp Phước nên nguồn lực tài chính được tập trung cho đầu tư.

49

Cơ cấu vốn đầu tư: bao gồm chi phí máy móc thiết bị, chi phí xây dựng và lắp đặt, chi phí khác, chi phí dự phịng, vốn lưu động và lãi vay trong thời gian xây dựng.

* Chi phí máy móc thiết bị: chi phí nhập khẩu thiết bị cơ, cơng nghệ, điện, phụ tùng dự phịng thuộc dây chuyền cơng nghệ. Chi phí gia cơng chế tạo thiết bị trong nước.

* Chi phí xây dựng và lắp đặt: giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. * Chi phí khác: lập báo cáo nghiên cứu khả thi và trình duyệt, tuyên truyền quảng cáo, chi phí và lệ phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, chi phí quản lý dự án, chi phí thẩm tra phê duyệt quyết tốn cơng trình và đào tạo cơng nhân kỹ thuật,…

* Chi phí dự phòng: dự phòng khối lượng phát sinh, trượt giá trong quá trình thực hiện đầu tư.

* Vốn lưu động: là tồn bộ chi phí để dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm,… và tiền mặt phục vụ nhu cầu chi tiêu thường xuyên tối thiểu để Trạm nghiền hoạt động bình thường và ổn định.

* Lãi vay trong thời gian xây dựng: khoản lãi phải trả cho khoản vốn vay trong thời gian xây dựng của dự án được tính theo phương án sử dụng vốn, kế hoạch sử dụng vốn, nguồn vốn và mức lãi suất dự kiến.

50

Bảng 2.8 Tổng mức đầu tư của dự án Đơn vị: tỷ đồng

STT Hạng mục Nội tệ Ngoại tệ Tổng cộng GTGT

I Vốn đầu tư cơ bản 232,94 356,2 598,14 12,12

1 Thiết bị cơ điện 9,52 337,63 347,15 0,95

2 Xây dựng 212,4 18,57 230,97 10,62

3 Lắp đặt 11,02 11,02 0,55

II Chi phí khác 45,19 30,34 75,53 4,37

III Dự phòng 27,81 38,65 66,47 1,65

IV Lãi vay trong thời gian xây dựng

15,01 23,57 38,58

V Vốn lưu động 15 15

VI Tổng mức đầu tư 335,95 448,76 784,71 18,15

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Trạm nghiền xi măng Thăng Long

Căn cứ tổng mức đầu tư và kế hoạch sử dựng vốn, tiến độ huy động vốn được thực hiện như sau:

- Vốn tự có: 36,34 tỷ đồng chiếm 4,63% tổng mức đầu tư. Vốn tự có được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp chiến lược phát triển chi nhánh công ty cổ phần xi măng thăng long giai đoạn 2011 2020 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)