Tên vùng Miền núi phía Bắc Đồng bằng sơng Hồng Bắc Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Trữ lượng 21,87 9,68 11,35 0,19 0,5 0,58 Tỷ lệ 48,9% 21,64% 25,37% 0,05% 1,27% 1,3% Nguồn: QĐ số 105/2008/QĐ TTg về Quy hoạch khoáng sản làm xi măng
Trong vòng 50 năm vùng trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sơng Hồng, Bắc trung bộ có khả năng cung cấp cho sản xuất vài trăm triệu tấn xi măng; các vùng khác như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, khả năng cung cấp cho sản xuất khoảng 5 - 6 triệu tấn/năm.
Việt Nam có tiềm năng lớn về nguyên liệu cho phát triển công nghiệp xi măng, nên các doanh nghiệp có thể chủ động về nguyên vật liệu chính. Vấn đề cịn
44
lại là các yếu tố khác như: điện, than đá, dầu, bao bì… các doanh nghiệp xi măng cần phải có kế hoạch chu đáo để khơng bị động trong q trình sản xuất.
2.3.2.5 Hàng thay thế
Xi măng là nguyên liệu chủ yếu của ngành xây dựng và khó có thể tìm được ngun liệu thay thế hồn hảo mặc dù hiện nay xuất hiện khá nhiều các loại vật liệu mới như tấm tôn, tấm thép dựng tường thay cho tường xây bằng gạch và xi măng tuy nhiên chỉ mang tính ngắn hạn và độ bền kém hơn rất nhiều.
Trong tương lai dài, xi măng vẫn là ngun liệu chính của ngành xây dựng vì xi măng là thành phần chính của bê tơng có đặc điểm: tuổi thọ cao, dễ tạo hình, chịu nén tốt.
2.3.3 Phân tích mơi trường nội bộ
Mơi trường nội bộ bao gồm hệ thống các yếu tố hữu hình và vơ hình, tồn tại trong các quá trình hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị chiến lược. Mỗi doanh nghiệp có mơi trường nội bộ khác nhau, có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu và thay đổi theo thời gian. Vì vậy, phân tích mơi trường nội bộ là cơ sở giúp doanh nghiệp biết rõ các điểm mạnh và các điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
Như vậy, để có thể quản lý mơi trường kinh doanh hiệu quả, việc hiểu biết mơi trường bên ngồi cần nhưng chưa đủ, nhà quản trị các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời những thông tin cốt lõi về các nguồn lực kể cả nguồn lực vơ hình và q trình hoạt động của các bộ phận chức năng trong nội bộ nhằm tận dụng điểm mạnh để khai thác các cơ hội thị trường đồng thời giảm điểm yếu để tránh các nguy cơ bên ngoài. Việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mơi trưịng nội bộ được thực hiện thông qua những nội dung cơ bản sau đây:
45
2.3.3.1 Nguồn nhân lực
Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốc gia. Vì vậy nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị của các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu dài cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần thực hiện.
Hiện nay, Chi nhánh công ty xi măng Thăng Long có đội ngũ cán bộ cơng nhân viên khoảng 70 người gồm 2 thành phần:
+ Ban quản lý dự án xây dựng trạm nghiền tại Hiệp Phước: 8 kỹ sư cơ khí, 5 kỹ sư điện, 12 kỹ sư xây dựng và 3 kỹ sư hóa silicat; 10 cử nhân kinh tế, luật phụ trách công tác kế tốn cơng trường, hành chính nhân sự.
+ Văn phịng chi nhánh đặt tại trung tâm thành phố có nhiệm vụ thực hiện giao dịch với khách hàng, xây dựng mạng lưới phân phối,… với số lượng nhân viên là 32 người
Đây là nguồn cán bộ sẽ quản lý điều hành khi nhà máy đi vào sản xuất, nhìn chung lực lượng này đã có kinh nghiệm làm việc tại nhà máy xi măng như Hà Tiên, Cotec,…và giữ các chức vụ quản lý về sản xuất, bảo trì, kinh doanh,… cụ thể:
- Giám đốc là phó giám đốc kinh doanh công ty xi măng Hà Tiên.
- Tổ trưởng tổ giám sát cơ điện là giám đốc kỹ thuật của xi măng cotec.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thì tổng số cán bộ công nhân viên của trạm nghiền xi măng được biên chế là 232 người như sau:
46
Bảng 2.7 Biên chế nhân lực chi nhánh công ty cổ phần xi măng Thăng Long
STT ĐƠN VỊ ĐỊNH BIÊN SỐ LƯỢNG HIỆN CÓ BỔ SUNG ĐIỀU CHUYỂN TỪ DỰ ÁN CẦN TUYỂN 1 BAN GIÁM ĐỐC 3 3 - 2 TRỢ LÝ 2 1 1 1 3 TÀI CHÍNH-KẾ TỐN 12 5 7 7 4 HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ 15 11 4 4 5 PHÒNG QUẢN LÝ KHO 12 - 12 12
6 AN TỒN VÀ MƠI TRƯỜNG 11 5 6 6
7 PHÒNG SẢN XUẤT 82 - 82 82
8 PHÒNG KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN 22 - 22 12 10
9 PHÒNG THƯƠNG VỤ 30 13 17 17
10 PHÒNG GIAO HÀNG 21 5 16 16
11 PHÒNG MUA HÀNG 7 - 7 7
12 PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN 15 28 (13) (13)
TỔNG CỘNG 232 71 161 13 148
Như vậy, đội ngũ nhân lực hiện tại của công ty chỉ mới đáp ứng công việc xây dựng nhà máy và bước đầu xây dựng thị trường thông qua việc phân phối xi măng Thăng Long từ nhà máy chính ở Quảng Ninh vận chuyển vào. Khi nhà máy tại Hiệp Phước đi vào hoạt động, quý 1 năm 2011 thì cịn thiếu khoảng 148 công nhân và cán bộ quản lý sản xuất, vận hành, bảo trì, nghiên cứu phát triển,…Đây là một khó khăn lớn của cơng ty, địi hỏi bộ phận nhân sự phải có một chiến lược tốt Nguồn: Tài liệu Chi nhánh công ty xi măng Thăng
47
nhằm thu hút nhân tài, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu sản xuất sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
• Điểm yếu:
Nguồn nhân lực còn mỏng và thiếu (W2 - SWOT). 2.3.3.2 Nguồn lực vật chất
Nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh v.v... Mỗi doanh nghiệp có các đặc trưng về các nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
- Nguồn lực công nghệ: Nhà máy xi măng Thăng Long sử dụng thiết bị
mới 100%, đồng bộ của hãng Polysius – Cộng hịa liên bang Đức. Đây là cơng nghệ tiên tiến trên thế giới được các nhà máy xi măng có tiềm lực mạnh áp dụng như: xi măng Hà Tiên, xi măng Sơng Gianh,… vì chi phí sản xuất tiết kiệm hơn, năng suất cao, bảo vệ môi trường tốt.
- Nguồn nguyên vật liệu: thành phần chính để sản xuất xi măng là clinker, thạch cao và phụ gia.
Cơng ty xi măng Thăng Long có thế mạnh là nguồn clinker khai thác tại mỏ đá vôi ở Quảng Ninh đáp ứng hoàn toàn các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong TCVN6260-1997, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, một số chỉ tiêu có yêu cầu cao hơn: Bề mặt riêng xác định theo Blaine ≥ 3600 cm2/g; hàm lượng kiềm R2O ≤0.6%.
Nguồn clinker PC50 cung cấp cho trạm nghiền vận chuyển bằng tàu biển có trọng tải 15.000 DWT, đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật:
- Cỡ hạt: ≤ 30mm.
- Độ ẩm: <0.5%.
48
Phụ gia được khai thác tại mỏ ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
* Mỏ puzzơlan Núi Thơm – Long Đất – Bà Rịa – Vũng Tàu (phương án chính) * Mỏ puzzơlan Vĩnh Tân – Đồng Nai (phương án dự phòng).
Thạch cao sử dụng làm phụ gia điều chỉnh được nhập trực tiếp từ Thái Lan về bằng
tàu biển có các chỉ tiểu kỹ thuật:
Thành phần SiO2 Al203 Fe2O3 MgO CaO SO3
Hàm lượng % 5,3-6,1 0,05-0,06 0,15-0,33 0,3-3,4 27,22-30,52 37,32-37,4
Doanh nghiệp sản xuất xi măng chịu tác động nhiều từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên cũng như mức độ dồi dào của nguồn nguyên liệu này. Do vậy lợi thế về địa lý là rất quan trọng, những doanh nghiệp khơng có được lợi thế gần các mỏ khai thác nguyên liệu thì chi phí vận tải ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần xi măng Thăng Long đã có được lợi thế từ vùng đất Quảng Ninh nằm trong khu vực mỏ đá vơi có trữ lượng lớn và chất lượng cao. Tuy nhiên, Chi nhánh công ty cổ phần xi măng Thăng Long khơng có được lợi thế về địa lý do phải vận chuyển clinker hơn 1750 km từ Quảng Ninh vào sẽ làm chi phí sản xuất tăng.
• Điểm mạnh:
Mỏ đá vơi và đất sét với trữ lượng lớn, chất lượng tốt (S4 – SWOT).
• Điểm yếu:
Clinker phải vận chuyển từ Bắc vào (W1 – SWOT).
- Nguồn lực tài chính:
Chi nhánh cơng ty cổ phần xi măng Thăng Long đang quản lý dự án xây dựng Trạm nghiền Hiệp Phước nên nguồn lực tài chính được tập trung cho đầu tư.
49
Cơ cấu vốn đầu tư: bao gồm chi phí máy móc thiết bị, chi phí xây dựng và lắp đặt, chi phí khác, chi phí dự phòng, vốn lưu động và lãi vay trong thời gian xây dựng.
* Chi phí máy móc thiết bị: chi phí nhập khẩu thiết bị cơ, cơng nghệ, điện, phụ tùng dự phịng thuộc dây chuyền cơng nghệ. Chi phí gia cơng chế tạo thiết bị trong nước.
* Chi phí xây dựng và lắp đặt: giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. * Chi phí khác: lập báo cáo nghiên cứu khả thi và trình duyệt, tun truyền quảng cáo, chi phí và lệ phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, chi phí quản lý dự án, chi phí thẩm tra phê duyệt quyết tốn cơng trình và đào tạo cơng nhân kỹ thuật,…
* Chi phí dự phịng: dự phịng khối lượng phát sinh, trượt giá trong quá trình thực hiện đầu tư.
* Vốn lưu động: là toàn bộ chi phí để dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm,… và tiền mặt phục vụ nhu cầu chi tiêu thường xuyên tối thiểu để Trạm nghiền hoạt động bình thường và ổn định.
* Lãi vay trong thời gian xây dựng: khoản lãi phải trả cho khoản vốn vay trong thời gian xây dựng của dự án được tính theo phương án sử dụng vốn, kế hoạch sử dụng vốn, nguồn vốn và mức lãi suất dự kiến.
50
Bảng 2.8 Tổng mức đầu tư của dự án Đơn vị: tỷ đồng
STT Hạng mục Nội tệ Ngoại tệ Tổng cộng GTGT
I Vốn đầu tư cơ bản 232,94 356,2 598,14 12,12
1 Thiết bị cơ điện 9,52 337,63 347,15 0,95
2 Xây dựng 212,4 18,57 230,97 10,62
3 Lắp đặt 11,02 11,02 0,55
II Chi phí khác 45,19 30,34 75,53 4,37
III Dự phòng 27,81 38,65 66,47 1,65
IV Lãi vay trong thời gian xây dựng
15,01 23,57 38,58
V Vốn lưu động 15 15
VI Tổng mức đầu tư 335,95 448,76 784,71 18,15
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Trạm nghiền xi măng Thăng Long
Căn cứ tổng mức đầu tư và kế hoạch sử dựng vốn, tiến độ huy động vốn được thực hiện như sau:
- Vốn tự có: 36,34 tỷ đồng chiếm 4,63% tổng mức đầu tư. Vốn tự có được huy động từ các cổ đông (công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, công ty xây lắp và xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng và tổng công ty bảo hiểm Việt Nam).
51
- Vốn vay tổng công ty bảo hiểm Việt Nam: 159,9081 tỷ đồng kể cả lãi vay trong thời gian xây dựng, chiếm 8,6/năm lãi vay trong thời gian xây dựng được gốc hóa. Thanh toán gốc và lãi vay sẽ được thực hiện bằng 20 bán niên tính từ khi dự án đi vào hoạt động thương mại.
- Vốn vay từ quỹ hỗ trợ phát triển: 606,1999 tỷ đồng kể cả lãi vay trong thời gian xây dựng (trong đó vay cho nhập thiết bị 471,106 tỷ) chiếm 73,28 tổng mức đầu tư với lãi suất là 5,4%/năm và lãi vay trong thời gian xây dựng được gốc hóa. Thanh tốn gốc và lãi được thực hiện bằng 20 bán niên từ khi dự án đi vào hoạt động thương mại.
- Vốn vay ngắn hạn: 15 tỷ đồng chiếm 1,91% tổng mức đầu tư. Nguồn vốn này được huy động từ ngân hàng thương mại trong nước để đầu tư vốn lưu động, lãi suất 0,6%/tháng, gốc được trả vào cuối năm của mỗi năm hoạt động thương mại. Những thơng tin về nguồn lực tài chính của Chi nhánh công ty cổ phần xi măng Thăng Long cho thấy áp lực thu hồi vốn của công ty là rất lớn, có nhiều rủi ro với khoản vay ngoại tệ khi tỷ giá biến động. Công ty nên chủ động thanh toán nợ trước hạn, giúp giảm bớt sức ép về chi phí tài chính và những rủi ro liên quan đến tỉ giá.
- Năng lực cạnh tranh: Theo phân tích trong các phần trên thì bên cạnh
những điểm mạnh như nguồn tài nguyên vật liệu, hệ thống bến cảng, công nghệ sản xuất, giá bán thấp hơn các đơn vị khác,… Chi nhánh công ty cổ phần xi măng Thăng Long còn nhiều hạn chế như mới tham gia thị trường, nguồn nhần lực thiếu, hệ thống phân phối chưa hoàn chỉnh, năng lực cạnh tranh chưa cao. Một điểm hạn chế nữa là các thế mạnh của công ty xi măng Thăng Long đều đang ở dạng tiềm năng nên cần phải có chiến lược, biện pháp cụ thể nhằm khai thác hiệu quả. Đây là những điểm yếu mà công ty xi măng Thăng Long cần hạn chế để tận dụng cơ hội và tránh nguy cơ tác động đến hoạt động của mình. Khả năng cạnh tranh của chi nhánh cơng ty cổ phần xi măng Thăng Long được thể hiện qua ma trận hình ảnh cạnh tranh.
52
Nguồn: Tác giả tính tốn và lấy ý kiến chuyên gia Qua ma trận hình ảnh cạnh tranh, chúng ta có thể xác định thứ hạng cạnh tranh của công ty xi măng Thăng Long đứng sau cùng với khả năng cạnh tranh ở mức trung bình. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược cần phải hạn chế những mặt mạnh của các đối thủ như định vị thương hiệu, dịch vụ hỗ trợ như vận chuyển, thanh tốn.
Cơng ty xi măng Thăng Long Công ty xi măng Holcim Công ty xi măng Hà Tiên TT Các yếu tố Mức độ quan trọng Trọng số Điểm Trọng số Điểm Trọng số Điểm
1 Uy tín, mối quan hệ của ban lãnh đạo công ty.
0.10 2 0.20 2 0.20 3 0.30
2 Việc định vị thương hiệu 0.10 2 0.20 3 0.30 3 0.30
3 Giá bán sản phẩm thấp nhất. 0.15 4 0.60 2 0.30 3 0.45
4 Hệ thống phân phối của công ty chưa mạnh.
0.20 2 0.40 2 0.40 3 0.60
5 Dây chuyền cơng suất lớn, tiết kiệm chi phí
0.10 3 0.30 3 0.30 3 0.30
7 Chế độ hậu mãi tốt 0.05 3 0.15 3 0.15 3 0.15
8 Chất lượng sản phẩm 0.05 3 0.15 4 0.20 4 0.20
9 Khả năng cạnh tranh chưa cao
0.10 2 0.20 3 0.30 3 0.30
11 Khả năng tài chính 0.15 2 0.20 3 0.30 3 0.30
53
2.4. Ma trận các yếu tố bên trong
TT Các yếu tố bên trong
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng I Yếu tố về nguồn nhân lực
1 Ban lãnh đạo có tầm nhìn và chiến lược phát triển tốt. 0.15 4 0.60
2 Đội ngũ nhân lực còn thiếu. 0.10 3 0.30
Yếu tố về công nghệ
3 Dây chuyền sản xuất hiện đại, tiết kiệm chi phí 0.07 3 0.21
Yếu tố marketing
4 Cơng ty chưa có thương hiệu tại thị trường miền Nam. 0.15 4 0.60
5 Chiến lược Marketing chưa tốt 0.08 3 0.24
Yếu tố về cạnh tranh
6 Khả năng cạnh tranh chưa cao 0.10 3 0.30
Vị trí địa lý
7 Vị trí thuận lợi 0.05 2 0.10
Nguồn nguyên liệu
8 Vận chuyển từ Bắc vào 0.20 4 0.80
Yếu tố tài chính
9 Yêu cầu thu hồi vốn cao 0.10 2 0.20
Tổng cộng 3.35
Nguồn: Tác giả tính tốn và lấy ý kiến chuyên gia Tổng điểm quan trọng của Chi nhánh công ty cổ phần xi măng Thăng Long là 3.35, ở mức khá.