.6 Cơ cấu lao động theo trình độ lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp chiến lược phát triển chi nhánh công ty cổ phần xi măng thăng long giai đoạn 2011 2020 (Trang 85)

Stt Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Đại học 85 36.64

2 Cao đẳng 39 16.81

3 Trung cấp 20 8.62

4 Công nhân kỹ thuật 48 20.69

5 Lao động phổ thông 40 17.24

Tổng cộng 232 100

- Chính sách lao động: đảm bảo 100% lao động được ký kết hợp đồng lao động, mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm toàn diện thân thể, bảo hiểm rủi ro. Người lao động được trang bị bảo hộ lao động, được khám sức khỏe định kỳ. Xây dựng nhà ăn tập thể đảm bảo phục vụ người lao động một suất ăn ca và bồi dưỡng tại chỗ bằng nước giải khát hàng ngày. Điều kiện lao động như hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh,

CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ

36.64% 16.81% 8.62% 20.69% 17.24% Đại học Cao đẳng Trung cấp CNKT LĐPT

77

nhà thay quần áo, hệ thống điều hịa khơng khí, thơng gió, cảnh quan môi trường, cây xanh v.v… luôn được đảm bảo.

- Bố trí ca kíp: Do đặc thù là ngành có yếu tố độc hại cao và yêu cầu sản

xuất liên tục 24/24 nên để đảm bảo nghỉ luân phiên và khả năng phục hồi sức lao động của nhân cơng thì khối sản xuất sẽ bố trí theo mơ hình làm việc 03 ca/ 04 kíp (trong đó 01 kíp thực hiện việc thay thế nghỉ ln phiên).

- Xe đưa đón: Vị trí trạm nghiền xi măng Hiệp Phước cách trung tâm thành

phố Hồ Chí Minh 15km nên cơng ty có xe đưa đón tại Hàng Xanh và cơng viên Hồng Văn Thụ, quận Tân Bình.

- Chế độ đãi ngộ: Đảm bảo việc làm ổn định và thu nhập cho người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 8 triệu đồng/người/1 tháng. Điều kiện lao động của cán bộ công nhân luôn được cải thiện, quyền lợi được đảm bảo, thu nhập ổn định, tương xứng với kết quả lao động và ở mức khá so với mặt bằng chung của lao động cả nước để nhân viên an tâm cống hiến cho công ty.

- Phát triển đội ngũ nhân viên nghiên cứu: xác định sản phẩm của chi

nhánh công ty cổ phần xi măng Thăng Long sẽ cạnh trạnh bằng chất lượng và chủng loại đa dạng nên đội ngũ nhân viên nghiên cứu sẽ được ưu tiên đào tạo và phát triển. Các giải pháp là:

* Tuyển dụng các sinh viên khá, giỏi tốt nghiệp nghành Hóa silicat.

* Hợp tác với Viện vật liệu xây dựng – Bộ xây dựng trong công tác nghiên cứu sản phẩm xi măng, đào tạo phát triển nhân viên.

3.3. Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ

- Giá bán xi măng: Chính phủ cho phép thực hiện nhiệm vụ "Bình ổn giá cả thị trường xi măng" dựa trên quan điểm động; nghĩa là việc ban hành chính sách giá bán xi măng phải được căn cứ vào tổng thể các mối quan hệ kinh tế-xã hội trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Lâu nay giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao, chỉ số giá cả hàng tiêu dùng tăng tới 8,3%, giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng tương ứng khác tăng; nhưng giá xi măng nhiều năm nay vẫn không thay đổi nhiều, nếu xét

78

trong trạng thái động thì giá xi măng đang giảm dần. Việc định giá như hiện nay sẽ trái với quy luật của cơ chế kinh tế thị trường, khơng khuyến khích được việc đẩy nhanh tốc độ đầu tư thúc đẩy ngành công nghiệp Xi măng phát triển. Vì vậy cần thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường bằng các giải pháp tích cực, phù hợp với sự hoạt động của các quy luật khách quan.

- Điều chỉnh lùi tiến độ xây dựng của các cơng trình nhà máy xi măng tại khu vực miền Bắc và có các chính sách kích thích tiêu thụ xi măng, khuyến khích xuất khẩu để xây dựng ngành công nghiệp xi măng phát triển bền vững.

- Thuế: giảm thuế giá trị gia tăng để bù đắp các ảnh hưởng của việc gia tăng

giá nguyên vật liệu.

- Giá than và điện: đề nghị chính phủ can thiệp với Tập đồn điện lực và Tập đồn than khống sản để ưu đãi giá bán cho các đơn vị sản xuất xi măng.

- Triển khai các dự án về cơ sở hạ tầng, bất động sản để kích cầu tiêu thụ xi măng.

3.3.2 Kiến nghị với ngành xi măng

- Cân đối cung cầu thị trường phía Nam: khu vực miền Nam chỉ có 4 nhà máy

xi măng lị quay sản xuất xi măng đi từ nguyên liệu đá vôi là Xi măng Hà Tiên công suất 1,5 triệu tấn/năm; Xi măng Holcim Việt Nam công suất 2 triệu tấn/năm; Xi măng Tây Ninh công suất 1,4 triệu tấn; Xi măng Bình Phước cơng suất 2,3 triệu tấn và 1 nhà máy xi măng lị đứng tại Bình An, Kiên Giang công suất 88.000 tấn/năm. Tổng công suất các nhà máy trên là 7,3 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ xi măng các tỉnh phía Nam theo thống kê 5 năm trở lại đây, thường chiếm từ 38 - 40% nhu cầu xi măng cả nước nên năng lực sản xuất của các nhà máy tại chỗ chưa đáp ứng đủ. Vì vậy, khối lượng clinker, xi măng vận chuyển từ phía Bắc vào miền Nam là khá lớn, ngành xi măng cần yêu cầu các đơn vị có kế hoạch về phương án vận chuyển, kho tàng, bến bãi để tập kết clinker, xi măng.

79

Về lâu dài, để tăng nguồn cung tại khu vực, đề nghị nghành xi măng yêu cầu chủ đầu tư của 4 nhà máy xi măng là: công ty Xi măng Hà Tiên, công ty Xi măng Holcim, Nhà máy Xi măng An Phú Bình Phước, Nhà máy Xi măng Minh Tâm Bình Phước đẩy nhanh tiến độ đầu tư để đưa cơng trình vào hoạt động, góp phần giải quyết sự mất cân đối cung cầu xi măng tại khu vực phía Nam.

- Chương trình khuyến mãi, chiết khấu: Hiệp hội xi măng quản lý các cơng ty xi măng thay vì chạy đua tăng khuyến mãi và chiết khấu kéo dài, chỉ cần giảm giá bán trực tiếp từ đầu nguồn để mang lại lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng.

Kết luận chương 3

Phân tích tình hình thị trường xi măng và thực trạng hoạt động của Chi nhánh công ty cổ phần xi măng Thăng Long giúp khát quát về những mặt mạnh, mặt hạn chế cũng như thách thức, cơ hội. Từ đó, Chương 3 đưa ra các giải pháp chiến lược phát triển Chi nhánh công ty cổ phần xi măng Thăng Long, bao gồm: giải pháp chiến lược xâm nhập thị trường để quảng bá thương hiệu, giải pháp chiến lược phát triển thị trường, giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm, giải pháp chiến lược về vốn, giải pháp chiến lược về nguồn nhân lực. Đồng thời, chương 3 cũng đưa ra các kiến nghị về một số chính sách, cơ chế liên quan đối với chính phủ và ngành xi măng nhằm thực hiện chủ trương phát triển ngành xi măng bền vững.

80

Kết luận chung

Chi nhánh công ty cổ phần xi măng Thăng Long được thành lập với nhiệm vụ quản lý thị trường từ Bình Thuận trở vào và tiêu thụ 50% lượng clinker sản xuất tại Quảng Ninh. Vì vậy, việc xây dựng giải pháp chiến lược phát triển Chi nhánh có ý nghĩa to lớn đối với cơng ty và nhiều lợi ích kinh tế, xã hội.

- Giúp công ty quản lý và xâm nhập tốt thị trường phía Nam.

- Góp phần cân đối cung, cầu xi măng giữa miền Bắc và miền Nam.

- Thị trường xi măng có thêm sản phẩm mới chất lượng.

- Giải quyết công ăn việc làm cho gần 250 lao động tại nhà máy.

Luận văn được xây dựng dựa vào cơ sở lý luận, thu thập và xử lý thông tin và phân tích thực trạng của thị trường xi măng Việt Nam, Chi nhánh công ty cổ phần xi măng Thăng Long nên luận văn có tính khả thi cao.

Bên cạnh đó, qua q trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả đưa ra dự báo về xu hướng phát triển của thị trường xi măng Việt Nam như sau:

- Thị trường xi măng tiếp tục phát triển mạnh trong vòng 10 năm tới với tốc độ là 11%/năm đến năm 2015, sau đó là 5% đến năm 2020.

- Vài năm tới, hàng loạt các dự án xi măng lớn đi vào sản xuất kinh doanh, lượng xi măng cung cấp cho thị trường sẽ tăng đột biến, nhu cầu xây dựng có tăng nhưng vẫn chậm hơn so với tốc độ phát triển của ngành xi măng. Do đó tình hình cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt, nguồn cung xi măng sẽ dư thừa nếu Chính phủ khơng điều tiết tốt.

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Thị Kiều An & Ngơ Thị Ánh & Nguyễn Văn Hóa & Nguyễn Hoàng Kiệt & Đinh Phượng Vương (2004), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Thống kê, Tp.HCM.

2. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp & Th.S Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược

và sách lược kinh doanh, NXB Lao động – xã hội, Tp.HCM.

3. TS Dương Ngọc Dũng (2009), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết

Michael E. Porter, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM.

4. Ths Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình

quản trị nhân lực, NXB ĐH Kinh tế quốc doanh, Hà Nội.

5. Phạm Côn Sơn (2006), 30 bài kinh nghiệm tiếp cận thị trường, NXB Lao động, Tp.HCM.

6. TS Hoàng Lâm Tịnh (2008), Bài giảng Quản trị chiến lược, Đại học kinh tế Tp.HCM.

7. TS Đinh Công Tiến (2009), Bài giảng Quản trị marketing, Đại học kinh tế Tp.HCM.

8. Ths Nguyễn Kim Anh & Ths Đỗ Thanh Nam (2007), “Vài nét về thị trường

xi măng hiện nay”, www.ximangsonggianh.vn

9. Văn Thiệp & Xuân Tâm (2009), “Thực trạng nghành công nghiệp xi

măng Việt Nam”, Tạp chí xi măng Việt Nam, Số 9-12.

10. TS Bùi Anh Thi (), “Tổng công ty xi măng đang chủ động hội nhập nền

kinh tế thế giới”, Tạp chí xi măng Việt Nam, số -

11. TS Bùi Anh Thi (), “Tổng công ty xi măng đang chủ động hội nhập nền

82

12. Lương Xuân Thanh (2009), “Tổng công ty xi măng đang chủ động hội

nhập nền kinh tế thế giới”, Tạp chí xi măng Việt Nam, số - .

13. Công ty tư vấn đầu tư phát triển xi măng (2001), Báo cáo nghiên cứu khả

thi Trạm nghiền xi măng Thăng Long, Hà Nội.

14. Tổng công ty xi măng Việt Nam (2009), Báo cáo tổng kết sản xuất kinh

doanh năm 2009, Hà Nội.

15. Cơng ty cổ phần chứng khốn Bản Việt (2009), Báo cáo nghành xi măng –

Phân tích các cơng ty tiêu biểu trong nghành Hà Tiên 1, Hà Tiên 2, Bỉm Sơn, Bút Sơn.

16. Simon Ramo & Ronald Sugar (2009), Dự báo chiến lược trong kinh doanh, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM.

17. Randy Schwantz (2008), Làm thế nào loại bỏ đối thủ cạnh tranh, NXB Trẻ. 18. Website: http://www.vnca.org.vn (Website của Hiệp hội xi măng Việt Nam) 19. Website: http://www.vicem.vn (Tổng công ty xi măng Việt Nam).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp chiến lược phát triển chi nhánh công ty cổ phần xi măng thăng long giai đoạn 2011 2020 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)