.6 Vốn FDI cam kêt theo lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp chiến lược phát triển chi nhánh công ty cổ phần xi măng thăng long giai đoạn 2011 2020 (Trang 37)

29

Nguồn: Bộ Cơng thương, T.cty xi măng Hình 2.7 Nhu cầu tiêu thụ và tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành xi măng

Qua phân tích và căn cứ vào dự báo nhu cầu tiêu thụ và tốc độ tăng trưởng hằng năm ngành xi măng của Bộ công thương, Tổng công ty xi măng Việt Nam có thể rút ra kết luận: xi măng là ngành còn tiềm năng phát triển mạnh trong vòng 10 năm tới, đây là cơ hội để xi măng Thăng Long huy động các nguồn lực sản xuất hết công suất nhằm thực hiện khấu hao thu hồi vốn ngay trong những năm đầu dự án đi vào hoạt động.

Cơ hội: tốc độ tăng trưởng của ngành cao (O1 - SWOT). 2.3.1.2. Các yếu tố chính phủ, luật pháp và chính trị

Chính phủ xác định mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước về số lượng và chủng loại, có thể xuất khẩu khi có điều kiện; đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành cơng nghiệp mạnh, có cơng nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong tiến

30

trình hội nhập. Trong quy hoạch phát triển ngành xi măng của chính phủ giai đoạn 2010-2020 theo quyết định 108/2005/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2005 dự đoán nhu cầu tiêu thụ như sau:

Bảng 2.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn quốc Đơn vị: triệu tấn

Năm Mức dao động Mức trung bình

2005 27,5 - 30,5 29

2010 42,2 - 51,4 46,8

2015 59,5 - 65,6 62,5

2020 68 – 70

Bảng 2.3 Bảng dự báo nhu cầu của các vùng kinh tế Đơn vị: triệu tấn

NHU CẦU XI MĂNG CÁC NĂM VÙNG KINH TẾ 2005 2010 2015 Tây Bắc 0,43 0,7 0,94 Đông Bắc 2,41 3,98 5,32 Đồng bằng sông Hồng 7,95 13,10 17,5 Bắc Trung Bộ 2,98 4,92 6,56 Nam Trung Bộ 2,27 3,74 5,0 Tây Nguyên 0,72 1,17 1,56 Đông Nam Bộ 7,78 12,17 16,25

Đồng bằng sông Cửu Long 4,46 7,02 9,37

Quy hoạch phát triển ngành xi măng giai đoạn 2010 – 2020, bảng 2.2 & bảng 2.3 thì:

31

- Nhu cầu tiêu thụ xi măng sẽ tiếp tục tăng.

- Hai thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất nước là đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, chiếm khoảng 50% thị phần.

Chính phủ cịn có các chính sách về xây dựng hạ tầng kỹ thuật mà khi thực hiện sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ xi măng và tạo điều kiện cho ngành công nghiệp xi măng phát triển.

- Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 7 năm 2008 về việc “Phê duyệt Quy hoạch thăm dị, khai thác và sử dụng khống sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020”.

- Quyết định số 758/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 6 năm 2009 về việc “Phê duyệt Chương trình nâng cấp đơ thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020” với nguồn vốn nâng cấp đô thị cho các đô thị từ loại IV trở lên khoảng 175.000 tỷ đồng.

- Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 1 tháng 12 năm 2008 về việc xây dựng đường cao tốc với tổng nguồn vốn đầu tư 766.220 tỷ đồng. Theo quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 gồm 22 tuyến với tổng chiều dài 5.873km phổ biến 4-6 làn xe, một số tuyến rộng 8 làn xe, và triển khai xây dựng một số tuyến bằng đường bê tông xi măng.

Đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ bằng bê tông xi măng nhất là hệ thống đường cao tốc, là một trong những giải pháp kích cầu tiêu thụ xi măng tốt và hiệu quả. Đường bê tông xi măng có nhiều ưu điểm là thời gian sử dụng lâu, ít gây ơ nhiễm mơi trường, chi phí duy tu bảo dưỡng thấp. Thời điểm hiện nay thuận lợi cho việc làm đường bê tông xi măng, do trước đây giá nhựa đường rẻ, giá xi măng cao, nguồn cung cấp xi măng mác cao ít làm chi phí xây dựng mặt đường bê tơng xi măng cao hơn mặt đường bê tông nhựa, ngồi ra cơng nghệ thi cơng phức tạp, chưa hồn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu với từng công nghệ ở cấp quốc gia nên chưa được phát triển mạnh mẽ.

32

- Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010 về “Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam” với tổng vốn đầu tư 28.132,3 tỷ đồng được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 đến năm 2020 là 16.012,7 tỷ đồng, giai đoạn 2 sau năm 2020 là 12.119,6 tỷ đồng.

- Quyết định số 567/QĐ-TTg về “Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020” nhằm: Phát triển sản xuất và sử dụng loại vật liệu không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015 và 30-40% vào năm 2020. Đây là một cơ hội cho ngành xi măng bởi nhu cầu gạch xây rất lớn. Năm 2007 cả nước tiêu thụ 21 tỷ viên gạch tiêu chuẩn, năm 2008 khoảng 23 tỷ viên, dự kiến năm 2009 là 25 tỷ viên, năm 2015 là 32 - 33 tỷ viên. Tuy nhiên, đến năm 2008, tỷ lệ này chỉ dừng ở mức 7,5 - 8,0%. Nếu đến năm 2015 đạt được mục tiêu đề ra, tức là sản xuất được 6,5 - 8 tỷ viên gạch khơng nung tiêu chuẩn, thì lượng xi măng được tiêu thụ để sản xuất khối lượng gạch khơng nung nói trên cần khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đang triển khai một số đề án về nhà ở như: Đề án nhà ở xã hội giai đoạn 2009 – 2015, Đề án phát triển nhà ở cho công nhân, xây dựng cơng trình sinh hoạt văn hố, cơ sở phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp. Chương trình phát triển nhà ở đã đặt ra các mục tiêu: phát triển tăng thêm khoảng 58,5 triệu m2 sàn, trong đó diện tích nhà ở đơ thị là 30,2 triệu m2 sàn, diện tích nhà ở nơng thơn là 28,3 triệu m2 sàn, xây dựng 450 nghìn m2 nhà ở xã hội (Nguồn Viện vật liệu xây dựng – Bộ xây dựng). Ngồi những chương trình trọng điểm nêu trên, các chương trình khác như: kiên cố hố kênh mương nội đồng, phát triển đường bê tông nông thôn, kiên cố hoá trường học cũng đang được tiếp tục triển khai… sẽ góp phần tiêu thụ lượng xi măng khá lớn.

Những chính sách vĩ mơ cho thấy nhu cầu xi măng trong giai đoạn 2010 – 2020 là rất lớn, một cơ hội tốt. Tuy nhiên, hoạt động của Công ty cổ phần xi măng Thăng Long chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về đầu tư, cổ phần hóa, chứng khốn … trong hồn cảnh Luật và các văn bản dưới luật đang trong q trình

33

hồn thiện. Sự thay đổi về mặt chính sách ln có thể xảy ra và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xi măng:

Cơ hội:

Các chính sách ưu đãi, kích cầu của chính phủ (O2 - SWOT).

Nguy cơ:

Sự thay đổi bất lợi của chính sách về luật pháp (T1 - SWOT).

2.3.1.3. Các yếu tố công nghệ

Công nghệ sản xuất xi măng hiện nay đang áp dụng ở Việt Nam có 3 loại: ƒ Cơng nghệ xi măng lị đứng.

ƒ Cơng nghệ xi măng lị quay châu Âu. ƒ Cơng nghệ xi măng lị quay Trung Quốc.

Cơng nghệ xi măng lị đứng phát triển mạnh từ thập kỷ 80 thế kỷ trước. Hiện nay, sản lượng xi măng lò đứng đạt 3,5 triệu tấn/năm.

Bên cạnh hạn chế năng suất của mỗi lò, 80.000 tấn/năm, đặc điểm cố hữu của lò đứng là cơng nghệ tháo bằng ghi quay. Cấu hình lị đứng ghi quay hay gặp sự cố “hố lò” (do phân phối phase lỏng trong clinker giữa các khu vực không đều nhau). Đây là sự cố đáng ngại nhất trong lò đứng, nên các nhà chế tạo xi măng lò đứng phải giữ phối liệu ở các hệ số n (moldul silicat n =

Fe Al

S

+ là tỷ lệ Silic với nhôm và sắt) và p (moldul silicat p =

Fe

Al là tỷ lệ nhôm và sắt) thấp để giữ hàm lượng phase lỏng trong clinker ở mức cao nhằm tăng mức độ đồng đều của liên kết giữa các hạt clinker. Hậu quả của các giới hạn này là sự hạn chế về chất lượng

34

clinker; hiện clinker lò đứng chỉ sản xuất mặt hàng xi măng PCB 30. Những yếu kém nêu trên và với sự phát triển mạnh mẽ của năng lực sản xuất xi măng cơng nghệ lị quay hiện đại hiện nay, xi măng lò đứng sẽ bị loại bỏ.

Cơng nghệ xi măng lị quay châu Âu, Nhật Bản được sử dụng ở các nhà máy xi măng Thăng Long, Hạ Long, Cẩm Phả, Hà Tiên, Sông Gianh .... gồm khoảng 15 nhà máy với tổng năng lực sản xuất 30 triệu tấn clinker/năm. Công nghệ sản xuất xi măng lị quay có các đặc điểm sau:

ƒ Đồng nhất trước cho cả đá vôi và đất sét với hệ số đồng nhất đạt > 7. Nhờ vậy, so với các nguyên liệu thô đầu vào, dao động thành phần CaCO3 của bột liệu nạp lị giảm được gần 50 lần (7×7) so với lị đứng, với các ngun liệu sống có sai lệch tiêu chuẩn thành phần CaCO3 đầu vào ± 10 %, đảm bảo dao động thành phần CaCO3 của bột nạp lò ± 0,2 %.

ƒ Hệ thống xử lý đầu lị và ống khói châu Âu đều trang bị sao cho bụi lị có thể tùy ý điều khiển đi theo hai đường: một đường lên nóc si lơ bột liệu; còn đường kia là quay trở lại lị (theo bột nạp lị). Vì vậy trong bụi ra khỏi lị này có chứa nhiều hạt mịn hơn bột nạp lò.

Ngồi ra, cơng nghệ xi măng lị quay châu Âu thường đồng nhất trước than thơ bằng hệ thống rải đống kiểu Chevron (bằng thiết bị rải đống kiểu băng tải cần - Boom Stacker) và thiết bị rút đống kiểu cầu (Bridge Reclaimer) có bừa gạt mặt đống. Trang bị cân cấp liệu than bột (áp dụng ngun lý đo lực coriolite) có độ chính xác cao (± 0,5%) để ổn định chất và lượng than bột phun vào lị cũng như calciner.

Nhìn chung, các dây chuyền chế tạo xi măng châu Âu ở nước ta hồn tồn có thể sử dụng để sản xuất các sản phẩm Clinker CPC50 TCVN7024-2002 và Xi măng PCB 40 TCVN 2682-1992.

Công nghệ sản xuất xi măng lị quay Trung Quốc có một số khác biệt so với công nghệ sản xuất xi măng lò quay châu Âu, nhưng hai khác biệt lớn nhất là:

35

1. Cấu tử sét thường được rải đống kiểu băng tải cần và rút đống bằng thiết bị rút kiểu bên (Side Reclaimer) chung với các đống quặng sắt, cát (cao silic) hay bauxite. Vì vậy hệ thống chế tạo bột liệu của các dây chuyền sản xuất xi măng lị quay cơng nghệ Trung Quốc khó đảm bảo dao động thành phần CaO của bột liệu nạp lò nằm trong giới hạn (±0,2%) mà xi măng Portland sản xuất xi măng mong muốn. Đây là điểm yếu lớn nhất của cơng nghệ xi măng lị quay Trung Quốc làm cho nó kém ổn định về năng suất lẫn chất lượng hơn so với công nghệ xi măng lò quay châu Âu.

2. Hệ thống xử lý khí đầu lị và ống khói chỉ đổ bụi lò (bụi hứng được từ các tháp điều hòa và lọc bụi lị) lên đỉnh si lơ đồng nhất bột liệu sống, có thể đóng góp thêm sai lệch thành phần bột liệu nạp lị trong q trình sản xuất.

Thiết bị ngành xi măng cũng như sản phẩm xi măng là ít bị đe dọa bởi sự thay thế của cơng nghệ mới, nó địi hỏi phải cải tiến từ từ trong thời gian dài.

Bảng 2.4 Bảng so sánh thiết bị của các nhà máy xi măng tại Tp. HCM

Cơng ty Lị nung, máy nghiền Hệ thống điện

Thăng Long ABB, công nghệ Polysius – Đức ABB

Hà Tiên ABB, công nghệ Polysius – Đức ABB

Holcim Công nghệ Thụy Sĩ Thụy Sĩ

Fico Gerb.Pfeiffer AG – Đức Hãng ABB

Chinfon Công nghệ Nhật Bản Mitsubishi

Nghi Sơn Công nghệ Nhật Bản Mitsubishi

Hạ Long Hãng F.L.Smith – Đan Mạch Simens

Nguồn: Điều tra của tác giả Công nghệ sản xuất xi măng của công ty Thăng Long là tiên tiến hiện đại, đồng bộ giúp giảm chi phí sản xuất và bảo dưỡng.

36

Điểm mạnh:

Cơng nghệ mới, cơng suất lớn, tiết kiệm chi phí sản xuất (S1 - SWOT).

2.3.1.4. Các yếu tố xã hội

Hiện nay, 70% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 35, cùng với tốc độ đơ thị hóa tăng trung bình khoảng 30 – 33%, nhu cầu về nhà ở vẫn được xác định sẽ tăng trong vài năm tới. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, đến năm 2015, dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, chiếm 38% dân số và năm 2025 khoảng 52 triệu người, chiếm 50%. Vì vậy, nhu cầu về xi măng để xây dựng nhà ở cho người dân, đặc biệt là ở đô thị sẽ rất lớn.

Theo số liệu của Tổng cục thống kế, với dân số nước ta đã hơn 86 triệu người, bình quân đầu người về xi măng của Việt Nam là 162kg/người, còn rất thấp so với các nước khác trên thế giới như Hàn Quốc 1022kg/người, Đài Loan 964kg/người, Hồng Kông 724kg/người, Nhật Bản 538kg/người, Thái Lan 535kg/người, Malaysia 584kg/người. Nếu lấy mức tiêu thụ bình quân theo đầu người của các nước thì nhu cầu về xi măng cịn rất lớn.

Cơ hội:

Nhu cầu xi măng tăng trong thời gian tới (O3 - SWOT).

2.3.1.5. Các yếu tố tự nhiên

Vị trí trạm nghiền đặt tại khu cơng nghiệp Hiệp Phước là vùng đất thuộc sơng Sồi Rạp, Nhà Bè. Đây là địa điểm hết sức thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ cho việc khai thác nhiều phương tiện vận chuyển cung ứng xi măng đến các tỉnh miền Đông, miền Tây nam bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, nơi tiêu thụ gần 1/2 xi măng toàn miền. Về đường biển có 2 luồng chính:

37

- Tuyến sơng Lịng Tàu: tuyến luồng này lịng sơng sâu, ổn định, chiều sâu đáy luồng -8,9m, điều kiện thủy văn tốt. Luồng này có thể đón tàu 10.000 -15.000 tấn, khoảng cách từ phao số 0 vào trạm nghiền theo luồng này khoảng 68km.

- Tuyến sơng Sồi Rạp: có thể tiếp nhận tàu 30.000 – 50.000 DWT. Khi đó tuyến luồng vào cảng của Trạm nghiền có khoảng cách 40km từ phao số 0.

Như vậy, tuyến vận chuyển clinker đường biển từ Nhà máy chính ở Quảng Ninh tới trạm nghiền là hết sức thuận lợi, với khoảng cách khoảng 1.750km.

Tuyến đường thủy nội địa đi đến địa phận 11 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gồm hai nhánh tuyến chính như sau:

- Tuyến Tp.HCM – Cần Thơ – Cà Mau qua kênh Xà No, cho phép tàu 250HP/750 tấn đi qua, tổng chiều dài của tuyến 340km.

- Tuyến Tp.HCM – Kiên Lương cho phép tàu 250HP/750 tấn đi qua, chủ yếu vận tải clinker, xi măng có tổng chiều dài 336km.

- Tuyến thuộc vùng đơng và bắc Sài Gịn: bao gồm các tuyến đi Tây Ninh cự ly 195km, đi Bình Phước 32 km, đi Đồng Nai 59km, Trị An 89km từ sơng Sồi Rạp có thể kết nối với sơng Thị Vải.

Về giao thơng bộ, từ Thành phố HCM có thể kết nối với các tỉnh khu vực phía Nam và miền Trung, miền Bắc bằng các trục đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1, 52, 13, 22, 50. Tuyến cao tốc xuyên Á từ Bangkok đi Phnompenh tới Mộc Bài theo quốc lộ 22 về Thành phố Hồ Chí Minh qua xa lộ Đại Hàn ra quốc lộ 51 tới Vũng Tàu.

Điểm mạnh:

- Vị trí thuận lợi cho vận chuyển xi măng (S2 - SWOT).

38

2.3.1.6 Ma trận các yếu tố bên ngoài

TT Các yếu tố bên ngoài Mức độ

quan trọng

Phân

loại Điểm Yếu tố kinh tế

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao 0.08 2 0.16

2 Ngành xi măng tăng trưởng mạnh 0.08 2 0.16

3 Giá than, điện, clinker tăng cao 0.15 3 0.45

Yếu tố chính trị, luật pháp

4 Chính phủ hỗ trợ ngành xi măng phát triển 0.05 3 0.15 Nhu cầu xã hội ngày càng tăng cao 0.08 3 0.24

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp chiến lược phát triển chi nhánh công ty cổ phần xi măng thăng long giai đoạn 2011 2020 (Trang 37)