Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh đồng nai , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 69 - 70)

3.2 Giải pháp hồn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT CN

3.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam và của chi nhánh, đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng

địa bàn, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hĩa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và bảo đảm an

tồn. Chính sách này cần được cơng bố rộng rãi cho cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng thực hiện cĩ định hướng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp. Chi nhánh cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tư của Chi nhánh, phát huy được những thế mạnh của địa phương và cĩ giải pháp hạn chế trong đầu tư tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề khơng cĩ lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.

- Đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần của chi

nhánh, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hĩa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an tồn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận

được. Đồng thời, phải phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của chi nhánh so với

các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

- Phân chia địa lý: Từng bước phát triển vào thị phần tại các khu cơng nghiệp, hạn chế cấp tín dụng ngồi tỉnh Đồng Nai. Các chi nhánh loại 3 phải thực hiện nghiêm túc việc cấp tín dụng theo địa bàn đã phân chia, việc đầu tư ngồi địa bàn phải cĩ sự

đồng ý của chi nhánh tỉnh.

- Danh mục đầu tư: thận trọng đầu tư đối với những dự án lớn, hạn chế đầu tư

trong lĩnh vực bất động sản và mở rộng cấp tín dụng một số lĩnh vực đang là thế mạnh của địa phương như hàng mộc xuất khẩu, thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, xuất khẩu, kinh doanh nơng sản và cho vay tiêu dùng bảo lãnh cơ quan nhà nước: nguồn trả nợ ổn định của cho vay tiêu dùng do 1 phần gốc được trả dần hàng tháng và hiện nay đang phát triển mạnh về dịch vụ thẻ và quy định của Nhà nước trả lương qua ATM.

- Lãi suất: thực hiện lãi suất linh động theo TT 07/2010/TT-NHNN, văn bản hướng dẫn số 930/NHNo-KHTH ngày 27/02/2010 của NHNo&PTNT Việt Nam. Và tùy vào từng đối tượng khách hàng, khu vực địa lý để xây dựng chính sách lãi suất phù

hợp. Ưu tiên lãi suất thấp đối với lĩnh vực nơng nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu và

khu vực nơng thơn.

- Chính sách khách hàng: sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp

tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ. Trên cơ sở phương pháp lượng hĩa đã được áp dụng trong xếp hạng

tín dụng doanh nghiệp, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của khách hàng.

- Định hướng khách hàng: Ổn định chất lượng tín, rà sốt để thu hồi những khoản nợ cĩ nghi ngờ, đồng thời khơng ngừng khai thác các dự án, khách hàng cĩ hiệu quả. Tập trung phát triển khách hàng là khách hàng xuất khẩu, lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn và DN vừa và nhỏ đang được sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức nước

ngồi. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ

giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước. Như vậy các DNNVV sẽ cĩ khả năng phát triển mạnh mẽ về chất và

lượng trong tương lai, là điều kiện thuận lợi cho cấp tín dụng. Thực tế trong thời gian qua một số DNNN hoạt động kém hiệu quả trong thời kỳ hội nhập, một phần khác do một số doanh nghiệp đã cổ phần hĩa và tỉnh Đồng Nai là một tỉnh phát triển mạnh các khu cơng nghiệp, nên đã thu hút các NHTM về mở chi nhánh với cơ chế cấp tín dụng của NHTMCP thơng thống, thủ tục nhanh gọn thì khả năng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn như hiện nay của chi nhánh sẽ rất hạn chế. Vì vậy, việc lựa chọn phát triển phân khúc thị trường DNNVV là một lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều

kiện kinh tế ở Việt Nam, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, đặc biệt càng cĩ ý nghĩa khi các quy định về trích lập dự phịng rủi ro của NHNN càng nghiêm ngặt làm gia tăng chi phí nên phân tán rủi ro vào DNNVV trở nên quan trọng do đối tượng này thường cĩ tài sản bảo đảm, đồng thời khoản cấp tín dụng giá trị nhỏ, rủi ro xảy ra sẽ cĩ ảnh hưởng khơng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh đồng nai , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)