CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
2.2. THỰC TRẠNG KHẢO SÁT HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
2.2.1.1. Triết lý quản lý và phong cách điều hành
Bảng 2.7: THỐNG KÊ VỀ TRIẾT LÝ QUẢN LÝ VÀ PHONG CÁCH ĐIỀU HÀNH TRONG DOANH NGHIỆP
ĐVT: Doanh nghiệp
Chỉ tiêu Nhóm A Nhóm B Tổng
Tổng số mẫu điều tra 62 100(%) 34 100(%) 96 100(%)
Có quan tâm lập BCTC 54 87,1 33 97,1 87 90,6 Có điều chỉnh sai sót BCTC 50 80,6 32 94,1 82 85,4 Có chấp nhận rủi ro kinh doanh 23 37,1 20 58,8 43 44,8 Thường xuyên tiếp xúc và trao đổi
trực tiếp với nhân viên 55 88,7 31 91,2 86 89,6
- Trong công việc hàng ngày 47 78,3 23 74,2 70 76,9
- Trong các buổi cơm trưa 3 5,0 0 0 3 3,3
- Trong các buổi họp mặt nhân viên 33 55,0 23 74,2 56 61,5 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009-2010)
Qua kết quả điều tra, có 90,6% doanh nghiệp có nhà quản lý quan tâm đến việc lập báo cáo tài chính. Để có báo cáo tài chính phản ảnh tồn diện kết quả hoạt
động của doanh nghiệp thì địi hỏi việc lập báo cáo tài chính cần được nhà quản lý
trình bày và cơng bố báo cáo tài chính; xem xét kỹ trước khi ký duyệt báo cáo tài chính, tránh trường hợp kế tốn lập, giám đốc ký theo qn tính. Nhóm doanh nghiệp có quan tâm đến việc xây dựng hệ thống KSNB thì càng quan tâm đến vấn
đề này, chiếm đến 97,1%; trong khi, nhóm cịn lại chiếm 87,1%.
Bên cạnh đó, có 85,4% doanh nghiệp có nhà quản lý sẵn lịng điều chỉnh
báo cáo tài chính khi có sai sót trọng yếu. Qua kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ ở
nhóm B (94,1%) cao hơn nhóm A (80,6%); tuy tỷ lệ khá cao nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này và sẽ gây ảnh hưởng đến
kết quả hoạt động của đơn vị. Nhà quản lý có tính nghiêm khắc, thật thà thì họ sẽ chấp nhận sửa sai, nhưng cũng có những nhà quản lý khơng chấp nhận sửa sai sẽ dẫn đến việc phản ánh không trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính, đồng thời làm giảm đi sự tơn trọng từ phía nhân viên dẫn đến tình trạng ứng xử khơng trung thực tại đơn vị.
Khi nhà quản lý càng quan tâm đến việc lập báo cáo tài chính và điều chỉnh các sai sót thì khi đó vấn đề kiểm soát tại doanh nghiệp sẽ càng được quan tâm và xây dựng chặt chẽ hơn; từ đó sẽ hạn chế được những sai phạm từ nhân viên. Điều này là một yếu tố khá thuận lợi trong việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của nó để
phát huy cho tốt hơn.
Cũng theo thống kê ở bảng trên có 44,8% các nhà quản lý (đặc biệt là các công ty cổ phần) chấp nhận những hoạt động kinh doanh có mức rủi ro cao nhưng thu được nhiều lợi nhuận. Con số này ở nhóm B chiếm đến 58,8%, trong khi nhóm A là 37,1%. Điều này cho thấy các nhà quản lý của nhóm doanh nghiệp có quan tâm
đến việc xây dựng hệ thống KSNB có phần hơi mạo hiểm trong kinh doanh hơn các
nhà quản lý của nhóm doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng hệ thống KSNB. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm, bởi vì khi đầu tư vào những lĩnh vực càng rủi ro thì càng cần phải tăng cường kiểm sốt và kênh nhận thơng tin thật tốt thì mới có thể đem đến kết quả tốt cho doanh nghiệp.
Tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với nhân viên là một cách thể hiện của phong cách điều hành của nhà quản lý. Có đến 86 doanh nghiệp (chiếm 89,6% doanh
nghiệp được phỏng vấn) mà nhà quản lý thường xuyên tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với nhân viên trong doanh nghiệp.
Hình thức tiếp xúc chiếm tỷ trọng lớn nhất là trong công việc hàng ngày. Khi tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với nhân viên trong công việc hàng ngày thì nhà quản lý sẽ hiểu rõ hơn về cơng việc của từng nhân viên để có biện pháp kịp thời khen thưởng nếu nhân viên làm tốt công việc hay đôn đốc, nhắc nhở nếu nhân viên chưa chú tâm vào công việc. Tuy nhiên, chỉ có 70 trong tổng số 96 doanh nghiệp thực hiện vấn đề này (chiếm tỷ trọng 76,9%).
Đồng thời, nhà quản lý còn trao đổi với nhân viên trong các buổi họp mặt
nhân viên (chiếm tỷ trọng 61,5%). Theo kết quả điều tra, có 23 doanh nghiệp thuộc nhóm B sử dụng hình thức này, chiếm 74,2%; trong khi đó, các doanh nghiệp nhóm A chưa áp dụng tốt hình thức này, chỉ có 33 doanh nghiệp, chiếm 55%. Đây là điều
đáng lưu ý bởi vì thơng qua những buổi họp mặt nhân viên thì nhà quản lý có thể tiếp
nhận nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi, đề xuất từ phía nhân viên để biết được những bất cập trong quản lý và có cách thức quản lý, điều hành công ty phù hợp hơn.
Có thể nói rằng khi nhà quản lý càng gần gũi với nhân viên thì càng hiểu rõ hơn về cơng việc của từng nhân viên cũng như có những thơng tin bổ ích góp phần làm cho hệ thống KSNB hữu hiệu hơn. Tuy nhiên, trong kết quả khảo sát thì các doanh nghiệp chưa chú trọng đến vấn đề này, điều này có thể dẫn đến những bất cập trong quản lý và việc xây dựng hệ thống KSNB cũng kém hữu hiệu hơn.