CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
3.2. HOÀN THIỆN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
3.2.2.3. Xây dựng khuôn mẫu lý thuyết về hệ thống kiểm soát nộ
Việt Nam
Như chúng ta đã biết Báo cáo COSO 1992 là khn mẫu lý thuyết hồn chỉnh về hệ thống KSNB của Hoa Kỳ vì thế đối tượng mà COSO hướng đến là các
doanh nghiệp ở Hoa Kỳ. Đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam có những điểm
khác biệt so với các doanh nghiệp của Hoa Kỳ về qui mô, phong cách quản lý điều hành, đặc điểm lao động,… Chính vì thế mà khi vận dụng COSO để đánh giá hệ
thống KSNB của các doanh nghiệp ở Việt Nam phát sinh nhiều điểm không phù hợp. Thật ra, khái niệm hệ thống KSNB cũng đã được Bộ Tài chính đề cập đến trong Chuẩn mực kiểm toán số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ ban hành theo Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính. Chuẩn mực đưa ra khái niệm hệ thống KSNB và ba yếu tố cấu thành bao
gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm sốt. Nhưng nhìn chung, hệ thống KSNB mà Việt Nam đề cập đến dưới góc nhìn hạn hẹp mang tính chất kiểm tốn, phục vụ cho kiểm tốn viên; chưa thấy được tầm quan trọng của
KSNB trong quản trị. Đồng thời, hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhất là
các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa rõ ràng về lý luận và việc vận dụng hầu như mang tính tự phát.
Vì những lý do trên nên cần thiết xây dựng một khuôn mẫu lý thuyết về hệ thống KSNB của Việt Nam, phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, giúp các doanh nghiệp có thể nhận thức được vai trị và lợi ích của hệ thống KSNB; có kiến thức nhất định về các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB; và xây
Để có thể làm được điều này địi hỏi Nhà nước, đặc biệt là Bộ Tài chính
cần phải nghiên cứu kỹ về lý luận KSNB, tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB ở các quốc gia trên thế giới và xây dựng một khuôn mẫu lý thuyết về hệ
thống KSNB phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay.
Sau khi đã xây dựng khuôn mẫu hệ thống KSNB của Việt Nam, vấn đề đặt ra là trong tương lai nên chăng Nhà nước bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện việc báo cáo về KSNB, tương tự như luật Sarbanes – Oxley 2002 ở Hoa Kỳ, trong đó báo cáo về trách nhiệm của Ban giám đốc về việc thiết lập, duy trì cơ cấu và thủ tục kiểm soát nội bộ đầy đủ cho việc lập BCTC và đánh giá về tính hữu hiệu của cơ cấu KSNB vào cuối năm tài chính.
Điều này có thể khả thi bởi vì kết quả khảo sát cho thấy có 95% doanh
nghiệp đồng ý thực hiện việc xây dựng và báo cáo về hệ thống KSNB hàng năm
kèm với BCTC. Nhà nước có qui định như thế thì đương nhiên các doanh nghiệp bắt buộc phải hồn thiện và xây dựng cho mình hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
Để có được hệ thống KSNB hữu hiệu, cần có sự nổ lực đáng kể từ bản thân
của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của hệ thống KSNB và xây dựng các tiêu chí có liên quan đến hệ thống KSNB phù hợp với doanh nghiệp mình; đồng thời, cần xác định rõ trách nhiệm của từng chức năng trong đơn vị đối với việc hoàn thiện và xây dựng hệ thống KSNB.
Bên cạnh đó, về phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải có
những hành động cụ thể để hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong q trình hồn thiện và xây dựng hệ thống KSNB.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận ở chương 1 và thực trạng hệ thống KSNB của các doanh nghiệp được trình bày ở chương 2, chương 3 của Luận văn đã đề xuất một số giải pháp để giúp các doanh nghiệp có hệ thống KSNB chưa hữu hiệu và các doanh nghiệp chưa xây dựng được hệ thống KSNB có cơ sở để hoàn thiện và xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu cho riêng mình.
Mong rằng những giải pháp đề xuất trong luận văn là những đóng góp nhất
định trong việc nâng cao chất lượng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và
Kiểm soát nội bộ được xem là biện pháp giúp doanh nghiệp phát hiện và
cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý. Qua đó, doanh nghiệp có thể ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót và rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động đồng thời
giám sát việc tuân thủ các chính sách và quy định của cơng ty, từ đó giúp việc quản trị doanh nghiệp thêm thuận lợi. Chính vì thế việc xây dựng cho mình một hệ thống KSNB hữu hiệu là việc làm cần thiết của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ nói riêng và ở Việt Nam nói riêng.
Qua nội dung đề tài này, người viết khảo sát thực trạng xây dựng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống
KSNB đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời có sự khác biệt trong hệ thống KSNB giữa nhóm doanh nghiệp có quan tâm xây dựng với doanh nghiệp khơng quan tâm xây dựng. Nhóm có quan tâm xây dựng hệ thống KSNB thì nhìn chung có được một hệ thống tương đối hữu hiệu hơn. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cho thấy việc xây dựng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Từ đó, người viết đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và
xây dựng hệ thống KSNB cho các doanh nghiệp. Mong rằng những giải pháp đề xuất trong luận văn là những đóng góp nhất định trong việc nâng cao chất lượng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai.
Do hạn chế về nhiều mặt nên đề tài không thể khơng có những thiếu sót.
Đề tài chỉ nghiên cứu các bộ phận cấu thành KSNB, chưa nghiên cứu KSNB theo
từng chu trình cụ thể, chưa xây dựng mơ hình tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB,… Chính vì thế, người viết hy vọng rằng những đề tài trong tương lai sẽ nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể xây dựng được lý luận về hệ
Tiếng Việt
1. Bộ mơn Kiểm tốn, trường Đại học kinh tế TP. HCM (2010), Kiểm soát nội
bộ, Nhà xuất bản Phương Đơng.
2. Bộ mơn Kiểm tốn, trường Đại học kinh tế TP. HCM (2007), Kiểm toán,
Nhà xuất bản Lao động xã hội.
3. Bộ tài chính (2001), Chuẩn mực kiểm toán số 400, Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, ban hành theo Quyết định 143/2001/QĐ-BTC.
4. PGS.TS. Nguyễn Thị Cành (2004), Giáo trình phương pháp và phương pháp
luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM.
5. Trần Cơng Chính (2007), Phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh
nghiệp Việt Nam trên cơ sở quản trị rủi ro doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ
kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
6. Chính phủ (2001), Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23.11.2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
7. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30.6.2009 về trợ giúp
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
8. Chính phủ (2010), Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05.05.2010 về việc triển
khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30.6.2009 của Chính phủ.
9. Cục thống kê thành phố Cần Thơ (2007), Niên giám thống kê 2006. 10. Cục thống kê thành phố Cần Thơ (2008), Niên giám thống kê 2007.
11. Vũ Hữu Đức (2003), Tổng quan về kiểm soát nội bộ, Tài liệu hội thảo khoa học về giảng dạy Khoa Kế toán - Kiểm toán, trường Đại học kinh tế
TP.HCM.
12. Vũ Hữu Đức, Nguyễn Phan Quang, Diệp Quốc Huy (1999), Kiểm toán nội
bộ - Khái niệm và Quy trình, Nhà xuất bản thống kê.
13. Trần Văn Đức (2000), Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống
kiểm soát nội bộ trong phục vụ cơng tác quản lý tài chính kế tốn tại các doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
14. Phan Trung Kiên (2006), Kiểm toán – Lý thuyết và thực hành, Nhà xuất bản tài chính.
15. TS. Lê Hồng Lan, “Đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ doanh
nghiệp”, trang điện tử webketoan.com, cập nhật ngày 16.9.2008.
16. Tạ Thị Thùy Mai (2008), Thực trạng và giải pháp nâng cao tính hiệu quả
của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
17. Lê Thị Thanh Mỹ (2010), Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đơng Á, Chi nhánh Bình Định, Luận
văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
18. Mai Đức Nghĩa (2003), Báo cáo COSO 1992, Tài liệu hội thảo khoa học về giảng dạy Khoa Kế toán – Kiểm toán, trường Đại học kinh tế TP.HCM. 19. Mekong Capital (2004), Giới thiệu về kiểm soát nội bộ.
20. ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt (2008), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đồng bằng sông Cửu Long, Đề tài cấp trường, trường Đại học Cần Thơ
21. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29.11.2005. 22. Phan Thụy Thanh Thảo (2007), Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với
nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
23. TS. Phạm Anh Tuấn, “Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức”, trang điện tử Doanh nhân 360, cập nhật ngày 18.8.2008.
24. Tạp chí quản lý, “Kiểm sốt nội bộ - Nhà quản trị cần biết”, trang điện tử quantri.com.vn, cập nhật ngày 30.7.2008.
25. Tổng cục thống kê (2010), Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỉ 21, Nhà xuất bản thống kê.
Tiếng Anh
26. COSO (1992), Internal Control - Integrated Framework Executive Summary, COSO Report.
27. COSO (1992), Internal Control - Integrated Framework Evaluation Tools,
COSO Report.
28. Lembi Noorvee (2006), Evaluation of the effectiveness of internal control
over financial reporting, Thesis submitted for obtaining the master artium
degree in economics, University of Tartu.
29. Putra (2009), “Effective Internal Control for Small Medium Busines”, http://accounting-financial-tax.com/2009/04/effective-internal-control-for- small-medium-business/
PHỤ LỤC
Trong phạm vi đề tài này, người viết tham khảo kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB cho các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa ở Estonia4, được Lembi Noorvee đúc kết từ việc khảo sát hệ thống KSNB của 3 doanh nghiệp trong quá
trình thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế “Đánh giá sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ
đối với báo cáo tài chính”5.
A. KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu hệ thống KSNB của 3 doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
khác nhau về hình thức sở hữu vốn. Tác giả đưa ra bảng câu hỏi dựa trên khuôn
mẫu lý thuyết về KSNB của COSO để đánh giá các bộ phận cấu thành KSNB và
KSNB đối với BCTC của các công ty này. Sau khi tiến hành khảo sát, tác giả đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của năm bộ phận cấu thành hệ thống KSNB cũng như
ước lượng về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, đặc biệt là đối với BCTC; từ đó so
sánh hệ thống KSNB của 3 doanh nghiệp với nhau, so sánh với COSO và đưa ra các kiến nghị để cải thiện hệ thống KSNB cho các cơng ty này nói riêng, cũng như đưa ra kinh nghiệm để xây dựng hệ thống KSNB cho các cơng ty ở Etonia nói chung. Dưới đây là phần tóm tắt nội dung của đề tài:
B. SƠ LƯỢC VỀ CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC KHẢO SÁT
Tất cả 3 doanh nghiệp được khảo sát là các doanh nghiệp sản xuất có trụ sở tại Estonia, vì tính bảo mật nên tên thật của 3 doanh nghiệp đã được thay đổi là
doanh nghiệp A, B và C.
Doanh nghiệp A là doanh nghiệp liên doanh giữa Estonia và Pháp được thành lập năm 1989, và năm 1995 đã được chuyển nhượng cho tập đoàn sản xuất nước ngoài Scandinavia. Hơn 80% sản phẩm của doanh nghiệp được xuất khẩu
sang các thị trường chính như Nga, Phần Lan, Bỉ, Ba Lan và Thụy Điển.
4 Cộng hòa Estonia là một quốc gia ở khu vực ở Bắc Âu, trước đây thuộc Liên Bang Xô Viết
Doanh nghiệp B bắt đầu hoạt động ở Estonia vào năm 1994, là doanh
nghiệp liên doanh giữa Estonia và Đan Mạch. Năm 1996, tất cả cổ phần của cơng ty
đã thuộc tập đồn nước ngồi. Thị trường chính của cơng ty ở Estonia, nhưng
khoảng 10-20% sản phẩm được bán ở nước láng giềng Latvia, Phần Lan và Thụy Điển.
Doanh nghiệp C là doanh nghiệp tư nhân được thành lập vào những thập niên 1960; đến đầu những thập niên 1990 doanh nghiệp C đã bán 75% cổ phần cho 3 doanh nghiệp khác ở trong nước, các cổ phần còn lại được bán cho nhà quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp thuộc về 3 doanh nghiệp (mỗi doanh nghiệp sở hữu 25% cổ phần) và 2 cá nhân là người quản lý doanh nghiệp (mỗi cá nhân sở hữu 12,5% cổ phần); thị trường chính của doanh nghiệp là ở trong nước, tuy nhiên những năm gần đây đã xuất khẩu sản phẩm sang Latvia.
Dưới đây là bảng dữ liệu về những thơng tin chính của các doanh nghiệp:
Dữ liệu năm 2005 Doanh nghiệp A
Doanh nghiệp B
Doanh nghiệp C
Lĩnh vực Sản xuất Sản xuất Sản xuất Hình thức sở hữu 100% sở hữu bởi công ty mẹ ở nước ngồi 100% sở hữu bởi cơng ty mẹ ở nước ngoài 75% sở hữu bởi 3 công ty, 25% sở hữu bởi cá nhân (vốn trong nước)
Số lượng nhân viên 193 93 238
Doanh thu bán hàng (triệu EEK) 299 174 265
Lợi nhuận ròng (triệu EEK) 124 21 41
Tổng tài sản (triệu EEK) 285 106 166
C. SƠ LƯỢC VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy hệ thống KSNB của doanh nghiệp A và B, đặc biệt là doanh nghiệp B, tương đối tốt hơn doanh nghiệp C. Hệ thống
KSNB của doanh nghiệp A và B được xây dựng có hệ thống và rõ ràng, được qui
định bằng văn bản, được các cấp quản lý hiểu rõ việc xây dựng hệ thống KSNB và
có truyền thơng đến các nhân viên trong cơng ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn tồn tại một số điểm khơng tương thích cần phải khắc phục như: cơng ty có xây dựng hệ
thống KSNB nhưng chưa có văn bản hướng dẫn các bước thực hiện cụ thể, cũng như chưa xác định rõ ràng các trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan đến việc xây dựng đó. Cịn đối với doanh nghiệp C thì điểm yếu nổi bật của hệ thống KSNB
đó là những rủi ro liên quan đến các hoạt động của công ty chỉ dừng lại ở mức độ
của nhà quản lý, việc truyền thông rộng rãi đến các thành viên trong doanh nghiệp
để cùng nhau đối phó với rủi ro thì chưa được thực hiện ở doanh nghiệp C. Xét về
mặt định lượng thì mơi trường kiểm sốt và giám sát được điểm cao, thông tin và truyền thơng ở mức trung bình, đánh giá rủi ro thấp nhất. Về mặt định tính, những
điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống KSNB liên quan đến 5 bộ phận cấu thành của
các doanh nghiệp được mô tả tóm tắt dưới đây:
1. Mơi trường kiểm sốt
- Doanh nghiệp A:
+ Có bảng mơ tả cơng việc qui định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm, nhưng chỉ được xây dựng cho những chức năng chính mà thơi, vì thế tồn tại sự
chồng chéo nhiệm vụ ở một số bộ phận.