CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
2.2. THỰC TRẠNG KHẢO SÁT HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
2.2.3.1. Phân chia trách nhiệm
Bảng 2.14: THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÂN CHIA TRÁCH NHIỆM
ĐVT: Doanh nghiệp
Chỉ tiêu Nhóm A Nhóm B Tổng
Tổng số mẫu điều tra 62 100(%) 34 100(%) 96 100(%)
Bảo quản tài sản và kế toán 42 67,7 32 94,1 74 77,1 Phê chuẩn nghiệp vụ và bảo quản tài sản 40 64,5 31 91,2 71 74,0 Thực hiện nghiệp vụ và kế toán 36 58,1 33 97,1 69 71,9
Để kiểm soát nội bộ hữu hiệu thì một cá nhân khơng được tham gia thực
hiện tồn bộ quy trình nghiệp vụ cũng như kiêm nhiệm chức năng ở các khâu quan trọng. Những chức năng quan trọng khơng được kiêm nhiệm đó là giữa việc bảo
quản tài sản và việc ghi chép kế toán, việc phê chuẩn nghiệp vụ và bảo quản tài sản, việc thực hiện nghiệp vụ và ghi chép kế tốn,… Mục đích của phân chia trách
nhiệm nhằm để các nhân viên kiểm sốt lẫn nhau, nếu có các sai sót xảy ra sẽ được phát hiện nhanh chóng đồng thời giảm cơ hội cho bất kỳ thành viên nào trong q trình thực hiện nhiệm vụ có thể gây ra và giấu diếm những sai phạm của mình.
Kết quả điều tra được thống kê ở bảng trên cho thấy có sự khác biệt đáng
kể giữa hai nhóm doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp nhóm B thực hiện rất tốt việc phân chia trách nhiệm (chiếm tỷ trọng hơn 90%) thì các doanh nghiệp nhóm A không quan tâm nhiều đến việc này (chiếm tỷ trọng khoảng 60%). Kết quả này
cho thấy tiềm ẩn các rủi ro về gian lận và sai sót có khả năng xảy ra rất lớn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là những doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng hệ thống KSNB trong doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, cũng phải chấp nhận một thực tế rằng các doanh nghiệp này có quy mơ khơng lớn, số lượng nhân viên không nhiều, nên việc kiêm nhiệm là điều khó tránh khỏi. Nhưng để hạn chế
rủi ro có khả năng xảy ra, các nhà quản lý cần quan tâm để hạn chế việc kiêm nhiệm này trong doanh nghiệp.