Bên cạnh những mặt đã đạt được thì Công ty cũng còn nhiều những tồn tại
cần giải quyết:
Công ty mới chỉ tiêu thụ mạnh trên thị trường Hà Nội, còn các thị trường khác như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Lạng sơn, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,... chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ thậm chí là chưa có
khách hàng nào. Các khách hàng ở những thị trường này chủ yếu là người quen.
Nguyên nhân là do công ty có nguồn vốn nhỏ nên chưa có đủ nguồn lực để mở rộng
thị trường. Công ty bán hàng tại các thị trường ngoài Hà Nội chủ yếu là cử người đi tham gia đấu thầu hoặc do người quen giới thiệu đến giao dịch trực tiếp tại doanh
nghiệp, cơ quan nơi làm việc của khách.
Hoạt động marketing chưa mạnh mẽ chỉ chủ yếu là khuyến mại. Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này còn hạn chế. Nhân viên phụ trách kinh doanh còn đảm
nhận thêm những công việc khác nữa, vì vậy nên chưa đi vào chuyên môn hóa sâu.
Hiệu quả marketing chưa cao, công tác marketing chưa được quan tâm đúng mức. Đội ngũ nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh còn chưa thực sự chuyên nghiệp.
Công ty chưa lên kế hoạch tiêu thụ cho từng năm, từng thị trường, chưa có
những thống kê cụ thể từng loại chí phí rõ ràng.
Về công tác phân phối và mạng lưới bán hàng: Nhìn vào mạng lưới bán hàng của công ty chúng ta nhận thấy mạng lưới phân phối quá hẹp, có thể nói là quá đơn
giản và chỉ tập trung tại Hà Nội. Công ty cũng liên kết với những công ty khác để
họ mua những sản phẩm mình có ưu thế, ngược lại công ty mua lại những sản phẩm
họ có ưu thế về tiêu thụ lại.
Công ty chưa đầu tư cho hình thức tiêu thụ nào mà dàn trải để khách hàng muốn theo xu thế nào thì bán theo hình thức đó.
Công ty chưa thành lập đại lý hay nhà phân phối nào ngoài thị trường Hà Nội.
Về chính sách chiêu thị xúc tiến bán hàng: Công ty rất quan tâm đến các hoạt động này. Nhưng chủ yếu là các hoạt động khuyến mại. Công ty chưa tham gia hội
chợ hay triển lãm nào. Các hoạt động tài trợ xã hội nhằm quảng bá thương hiệu
cũng chưa có. Hoạt động quảng cáo chưa được thực hiện một cách có quy mô lớn
mà chủ yếu là quảng cáo qua website và một số tờ báo của lĩnh vực công nghệ
thông tin. Điều này là do nguồn kinh phí của công ty còn hạn chế, công ty chưa thể đầu tư cho các hoạt động đó được. Hàng tồn kho của công ty năm 2007 có xu hướng tăng.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CHO CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN
HỌC AN PHÁT
Tiêu thụ sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Với đặc điểm là doanh nghiệp chỉ thực hiện công tác tiêu thụ như công ty An Phát thì tiêu thụ lại càng là vấn đề sống còn. Tìm hiểu thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm
tại công ty Thưong mại Dịch vụ Tin Học An Phát ta thấy doanh thu từ tiêu thụ sản
phẩm chiếm tỷ trọng lớn, doanh thu từ vụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 2%) thì tiêu thụ
sản phẩm lại càng cần được quan tâm nhiều hơn. Doanh thu tiêu thụ liên tục tăng qua các năm. Mặc dù vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ngày nay, công ty phải
cạnh tranh với các đối thủ ngang tầm cũng như các đối thủ lớn thì công ty càng phải
nghiên cứu đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ của mình.
Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty: