Cạnh tranh là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm. Doanh nghiệp phải biết các đối thủ cạnh tranh để có những
chính sách kinh doanh thích hợp nhằm tạo ra, duy trì và củng cố thế đứng của mình trên thị trường. Ngày nay ngành kinh doanh các mặt hàng tin học, điện tử có tính
trong nước công ty còn cạnh tranh với các công ty nước ngoài, hàng lậu, hàng kém chất lượng có giá cả thấp.
Ngoài những công ty lớn An Phát không cạnh tranh được mà còn nhập hàng của họ như Công ty thương mại quốc tế Thủy Linh 31 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội,
Công ty cổ phần Lam Phượng 26 Hoàng Cầu - Đống Đa - Hà Nội, Công ty TNHH máy tính Vĩnh Xuân 39 Trần Quốc Toản - Hoàn Kiếm - Hà Nội, thì công ty còn có những đối thủ cạnh tranh nhỏ như Gia Long, Mai Hoàng, Phúc Anh, Bảo An, An
Việt, Thiên Anh, Bình Minh, Gia Phát, Nam Việt, Tuấn Phát, Tùng Anh,… Các công ty kinh doanh cùng lĩnh vực với An Phát rất nhiều. Vì vậy việc tiêu thụ sản
phẩm của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung công ty không cạnh tranh gay gắt với một công ty nào kịch liệt,
và do quy mô nhỏ nên công ty không xác định thị phần cụ thể. Các công ty đều
nhập hàng từ các công ty lớn, các nhà sản xuất sản phẩm trao đổi qua lại với nhau
và bán lại cho người tiêu dùng. Khách hàng sẽ thấy sự cạnh tranh khác biệt ở sự đa
dạng về hàng hoá, chính sách khuyến mại, đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ và tư vấn kỹ
thuật cho khách hàng, bảo hành cho sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân viên công ty. An Phát luôn cố gắng hết mình để có giá bán tốt nhất, chất lượng phục vụ làm hài lòng khách hàng nhất để thu hút và giữ khách hàng đến với công ty.