Nhóm nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu nghiên cứu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ tin học an phát (Trang 48 - 52)

a. Môi trường kinh tế

- Tỷ lệ lạm phát: Khi tỷ lệ lạm phát tăng làm cho đồng tiền mất giá, giá bán

hàng hóa của công ty tăng thì sẽ làm cho người mua cảm thấy hàng hóa cũng đắt lên. Điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến công tác bán hàng của công ty ở chỗ

khi giá cả tăng người mua phải trả khoản tiền lớn hơn để có được sản phẩm. Điều

này làm cho họ suy nghĩ nhiều hơn và quyết định mua hàng chậm hơn, nhiều khi là không mua hàng nữa do không có khả năng thanh toán.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước khá cao, thu nhập của người dân

ngày một tăng, đời sống ngày một nâng cao nhu cầu về các thiết bị tin học văn

phòng và các giải pháp kỹ thuật ngày một tăng. Trong điều kiện công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ như hiện nay, internet được kết nối về tận gia đình thì yêu cầu cần có các công cụ hỗ trợ trở nên cần thiết. Sản phẩm mà công ty kinh doanh phục vụ cho lĩnh vực này. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác bán hàng của

công ty. Tuy nhiên với sự tăng lên của số lượng khách hàng thì số lượng nhà cung cấp cũng tăng lên, có nhiều nhà cung cấp sản phẩm tin học hơn. Điều này là một khó khăn cho công ty tiêu thụ sản phẩm của mình.

b. Môi trường chính trị - pháp luật

Công ty TNHH TMDV Tin học An Phát hiện tại chỉ kinh doanh ở khu vực

Miền Bắc mà chủ yếu là khu vực quanh Hà Nội nên môi trường kinh doanh là môi trường trong nước. Do đó điều kiện về chính trị xã hội tác động đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty là môi trường quen thuộc trong nước. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho công ty, công ty không phải tìm hiểu các yếu tố chính trị xã hội mới của thị trường mới.

Pháp luật Việt Nam với chính sách nền kinh tế mở, đa dạng các thành phần

kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho công ty với loại hình doanh nghiệp TNHH hoạt động thuận lợi.

c. Môi trường kỹ thuật – công nghệ

Công ty kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin nên khi kỹ thuật công

nghệ càng phát triển càng tạo điều kiện cho công ty nhập những mặt hàng mới, cập

nhật đáp ứng nhu cầu, những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.

Là doanh nhgiệp thương mại không sử dụng nhiều thiết bị máy móc đắt tiền

nên công ty không phải mất nhiều vốn để thay thế máy móc, công ty cũng không

yêu cầu nhiều về công nghệ máy móc mới. Công ty cần cập nhật và áp dụng những

phương pháp quản lý doanh nghiệp và quản lý bán hàng mới nhất.

d. Môi trường văn hóa xã hội

Kinh doanh trong nước lại kinh doanh lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của các yếu

tố văn hóa nên công ty cũng thuận lợi trong môi trường này. Công ty có thể bán

hàng cho mọi đối tượng trong xã hội, có thể thâm nhập mọi thị trường mà không cần tìm hiểu đến vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng… Điều này giúp công ty thuận lợi

trong việc thâm nhập thị trường mới, tiếp xúc với khách hàng,…

Khi dân số ngày càng tăng, nhu cầu về thông tin, tin học và các thiết bị phục

vụ cho cuộc sống số ngày một tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bán hàng của công ty. Tuy nhiên trình độ ngày một tăng, nhu cầu cũng ngày một tăng theo,

khách hàng yêu cầu về các sản phẩm nhiều tính năng hơn, khả năng xử lý dữ liệu tinh vi hơn,… Vì vậy Công ty cần không ngừng tìm hiểu, cung cấp thêm nhiều

e. Môi trường tự nhiên

Các mặt hàng của công ty là những mặt hàng kỵ nước, chúng không thể gặp

nước được. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm và mưa rào lớn của khí hậu miền Bắc gây khó khăn cho việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa của công ty.

Với địa thế nằm tại trung tâm thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế văn hóa chính trị xã hội của đất nước, nơi có nhu cầu lớn về các thiết bị văn phòng, tin học là điều kiện

thuận lợi về thị trường tiêu thụ của công ty.

f. Nhà cung cấp

Đặc điểm kinh doanh của công ty là doanh nghiệp thương mại dịch vụ vì vậy công ty chỉ nhập hàng từ các nhà sản xuất về cung cấp lại cho khách hàng. Bên cạnh đó công ty cung cấp các giải pháp kỹ thuật, các dịch vụ bảo hành của nhà sản

xuất và của công ty cho khách hàng. Nhà cung cấp của công ty là những nhà sản

xuất hàng đầu về thiết bị tin học văn phòng, công ty lại là đại lý hoặc nhà phân phối

của họ. Vì thế áp lực từ các nhà cung cấp với công ty là không lớn, quan trọng là nhà cung cấp cần cung cấp hàng đúng thời hạn, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng để giữ uy tín với khách hàng.

g. Khách hàng

Khách hàng là nhân tố sống còn của công ty, bởi lẽ có khách hàng thì công ty mới tiêu thụ được sản phẩm của mình. Không có khách hàng tức là không có người

mua hàng thì công ty không bán được sản phẩm, không có doanh thu do đó sẽ đi

vào tình trạng không hoạt động được. Khách hàng của An Phát là mọi đối tượng có

nhu cầu về thiết bị và dịch vụ trong lĩnh vực tin học, tự động hóa. Muốn bán được

hàng công ty cần có chiến lược Marketing thật tốt, bởi lẽ không mua hàng của công

ty khách hàng cũng có thể dễ dàng mua hàng của công ty khác.

Để lôi kéo khách hàng về phía mình công ty luôn tâm niệm: “Hãy phục vụ

khách hàng như phục vụ chính mình”. An Phát luôn mong muốn được phục vụ

khách không chỉ một lần mà mãi mãi.

Khách hàng của công ty là khách hàng trực tiếp và cả những người mua hàng của công ty về bán lẻ. Muốn tiêu thụ được tốt thì công ty cần có chính sách khuyến

mại cho khách hàng, chiết khấu cho người mua sản phẩm với số lượng lớn để

khuyến khích, lôi kéo khách hàng mua.

h. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Đây là nhân tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều

phải quan tâm. Doanh nghiệp phải biết các đối thủ cạnh tranh để có những chính sách kinh doanh thích hợp để tồn tại.

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh là nhằm nắm bắt được điểm mạnh, điểm

yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách kinh doanh thích hợp nhằm tạo thế đứng

vững chắc trong môi trường kinh doanh sôi động.

Càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc tiêu thụ hàng hoá của công ty càng gặp nhiều khó khăn, khi càng nhiều người bán thì người mua càng có nhiều lựa

chọn nhà cung cấp để mua được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của họ. Vì vậy việc

kinh doanh của công ty cần phải sáng tạo, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm

yếu, có những chính sách cạnh tranh với đối thủ để tồn tại và phát triển.

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều công ty cùng kinh doanh một lĩnh

vực với An Phát. Vì vậy khách hàng có rất nhiều lựa chọn để mua hàng. Với mức

giá không chênh lệch quá nhiều điều này làm cho công tác tiêu thụ của công ty gặp

nhiều khó khăn. Để tiêu thụ được tốt công ty cạnh tranh về thái độ phục vụ chính

sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng.

i. Đối thủ tiềm ẩn

Bên cạnh các đối thủ hiện tại, công ty còn có mối lo về các đối thủ tiềm ẩn.

Họ bao gồm đông đảo các công ty, các doanh nghiệp sắp vào kinh doanh cùng mặt

hàng với công ty. Đây là một lĩnh vực kinh doanh không bao giờ cũ trong thời đại

ngày nay, nó lại là ngành kinh doanh rất dễ tham gia vào thị trường. Vì vậy khi các đối thủ mới xuất hiện, các đối thủ cũ mạnh lên ngày một chia sẻ chiếc bánh thị phần

với công ty, gây khó khăn cho công ty trong việc bán sản phẩm ra thị trường.

Tuy nhiên không phải là công ty không có thế mạnh so với họ, nhưng dù sao

thêm đối thủ cũng là thêm khó khăn. Vì vậy, công ty cần có những nỗ lực bản thân

và nghiên cứu cụ thể về đối thủ tạo uy tín thương hiệu trên thị trường - những điều mà đối thủ mới vào ngành sẽ không làm được ngay.

k. Sản phẩm thay thế

Ngày nay chưa có sản phẩm có thể thay thế được những sản phẩm tin học mà

công ty đang kinh doanh. Hơn nữa công ty là doanh nghiệp thương mại nên không cần nghiên cứu sản phẩm mới mà chỉ cần nhập được những sản phẩm mới nhất từ

các công ty sản xuất, các nhà cung ứng để cung cấp cho khách hàng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ tin học an phát (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)