Hệ số vòng quay hàng tồn kho cao thì công ty được đánh giá là kinh doanh có hiệu quả do giảm được vốn do việc dự trữ hàng hóa, nhưng nếu hệ số này quá cao có thể dẫn đến nguy cơ mất khách hàng vì hàng hóa trong kho không đủ cung cấp cho nhu cầu của khách hàng.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho của công ty được thể hiện qua bảng số liệu
Bảng 2.13: Hệ số vòng quay hàng tồn kho trong 3 năm
(Đvt: 1.000 đồng)
So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
+/- % +/- % 1. Giá vốn hàng bán 27.183.684 53.775.836 81.372.960 26.592.152 97,82 27.597.124 51,32 2. Hàng tồn kho bq 1.891.474 2.346.399 4.951.596 454.925 24,05 2.605.197 111,03 3. Hệ số vòng quay HTK(1/2) 14,32 22,92 16,43 8,60 60,06 -6,48 -28,29 Kỳ luân chuyển HTK 25,14 15,71 21,91 -9,43 -37,52 6,20 39,46 Nguồn: Phòng kế toán Nhận xét:
Bảng 2.13 cho ta thấy hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2006 tăng nhanh so với năm 2005. Cụ thể năm 2005 hệ số vòng quay hàng tồn kho là 14.32 tức là một vòng mất 25.14 ngày. Sang năm 2006 hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng lên 22.92 tức là mất 15.71 ngày. Đây là điều tốt đối với công ty. Hệ số vòng quay tăng lên chứng tỏ vốn sử dụng để dự trữ hàng hoá giảm xuống. Do đó, công ty giảm được tình trạng ứ đọng vốn tồn kho, giảm được chi phí dự trữ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhưng sang năm 2007 hệ số vòng quay hàng tồn kho lại giảm
xuống 16.43 vòng tức là mất 21.91 ngày. Điều này chứng tỏ năm 2007 hàng tồn kho của công ty tăng do công ty nhập nhiều hàng mà chưa tiêu thụ hết làm ứđọng vốn
của công ty.