Một vài công cụ phái sinh đã xuất hiện ở Việt Nam và những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản phẩm phái sinh bất động sản tại việt nam (Trang 68 - 71)

Trong những năm qua cùng với việc hội nhập nền kinh tế tồn cầu thì các sản phẩm phái sinh cũng đã bắt đầu “xuất hiện” và có những bước “chuyển động” nhất định ở Việt Nam. Nói đến cơng cụ phái sinh ở Việt Nam thì phải đầu tiên phải nói đến thị trường option ngoại tệ, đây là một cơng cụ hữu ích cho các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro về tỷ giá. Dịch vụ này được phát triển tuy không phổ biến nhưng lại tập trung chủ yếu ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên do sự hiểu biết của các đối tượng khách hàng cịn hạn chế, do quy mơ phát triển chưa cao cùng với nhu cầu sử dụng thấp của khách hàng nên công cụ này cũng chưa phát triển mạnh trong những năm trở lại đây. Bên cạnh đó, option tiền đồng cũng có những đóng góp nhất định trong việc giúp các nhà đầu tư giảm thiểu và quản lý rủi ro. Đây cũng là một bước đột phá của ngân hàng Nhà nước nhằm cung cấp thêm cơng cụ tài chính phái sinh cho thị trường tiền tệ. Đây là bước ngoặc quan trọng trong việc đưa cơ chế hình thành tỷ giá ở nước ta theo hướng linh hoạt và uyển chuyển hơn. Đồng thời, nó cũng là một cơng cụ thiết thực để đáp ứng mong mỏi của giới đầu tư và kinh doanh mà thu nhập và lợi nhuận của họ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự bất ổn tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ. Bên cạnh cơng cụ option ngoại tệ và đồng Việt Nam thì ở Việt Nam cũng hình thành cơng cụ option vàng và lãi suất. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hai công cụ này vẫn chưa phát triển mạnh như mong muốn. Do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan mà hai cơng cụ này vẫn cịn khá mới mẻ và chưa mang lại niềm tin nơi khách hàng. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp khơng sẵn lịng tham gia vào các nghiệp vụ này dẫn đến khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc phát triển các nghiệp vụ phái sinh. Điều này cũng cho thấy rằng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam công tác Marketing ngân hàng với các hoạt động tuyên truyền , tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ mới còn nhiều hạn chế. Trong hoạt động của các cơng cụ tài chính này ta có thể thấy rõ ở Việt Nam số lượng khách hàng cũng như các dịch vụ về sản phẩm phái sinh là cực kỳ hạn chế. Thêm vào đó, chủ yếu chỉ là cơng cụ option nên vẫn chưa đa dạng về hình thức và phương thức hoạt động; do vậy khó khăn lại càng khó khăn. Qua thống kê trên cho thấy, thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh đã hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên cịn rất nhỏ bé và chưa phổ biến . Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, trên thị trường còn thiếu vắng các nhà đầu

tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính tốn lợi nhuận từ các nghiệp vụ này. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức khơng nhỏ trong q trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam. Khi mà rủi ro luôn là bạn đường của các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thì phát triển thị trường các nghiệp vụ phái sinh được xem như là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với những nhà đầu tư. Vì vậy phát triển thị trường phái sinh là rất cần thiết hiện nay.

Trước thực tế đó, một cuộc khảo sát nhỏ ở Việt Nam phỏng theo nghiên cứu của trường kinh doanh Wharton ( Mỹ) về việc sử dụng sản phẩm phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tài chính và sự hiểu biết của các nhà đầu tư. Tổng hợp số liệu nghiên cứu đã cho chúng ta thấy nhiều số liệu thống kê rất có giá trị: ( Nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, trong bài viết “ Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro tài chính như thế nào?”, Tạp chí Phát triển Kinh tế số ra 212 tháng 06 năm 2008)

 Khoảng 41% bảng câu hỏi thu về là hợp lý; hơn 10% trong số đó là các doanh nghiệp tài chính, 19% là doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao và hơn 10% là các doanh nghiệp có chức danh CFO.

 Xét tổng thể thì hầu như rất ít người sử dụng sản phẩm phái sinh để phịng chống rủi ro; nếu xét theo bình qn thì thị trường hầu như khơng sử dụng các cơng cụ tài chính này. Nếu xét theo tỷ lệ thì số doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh chỉ chiếm khoảng 25% số doanh nghiệp tham gia điều tra khảo sát.

 Mức độ thành cơng trung bình của các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh là 3,21 – đây là một tỷ lệ rất khiêm tốn ( thành cơng tính theo tiêu chí lợi nhuận).

 Theo kết quả thống kê, trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát thì mức độ am hiểu về sản phẩm kỳ hạn là cao nhất; nhóm các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh có độ am hiểu cao hơn so với nhóm khơng sử dụng, tuy nhiên mức độ chênh lệch này là tương đối nhỏ và chỉ mang tính chất tương đối.

 Mức độ am hiểu trung bình của nhóm doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh cao hơn nhóm khơng sử dụng sản phẩm phái sinh và sự khác

biệt này có ý nghĩa thống kê từ 1% đến 10%; có nghĩa là độ tin cậy thấp nhất của kết luận này là 90%. Kết quả này cho thấy: vì mức độ am hiểu của các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh cao hơn doanh nghiệp không sử dụng sản phẩm phái sinh về lợi ích phòng ngừa rủi ro nên doanh nghiệp đó sẽ thường xuyên thực hiện hơn. Như vậy, vai trò đào tạo và làm cho doanh nghiệp am hiểu, nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng sản phẩm phái sinh cần được nhấn mạnh. Mặt khác, kết quả trên cũng có thể cho thấy rằng việc sử dụng sản phẩm phái sinh ngoại trừ phụ thuộc vào mức độ hiểu biết, còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp và lợi ích của sản phẩm phái sinh. Sự chênh lệch trung bình giữa mức độ am hiểu của hai nhóm sử dụng và khơng sử dụng sản phẩm phái sinh là tương đối thấp…do vậy có thể ngụ ý rằng: am hiểu sản phẩm phái sinh chỉ mới lá điều kiện cần để thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng sản phẩm tài chính này; ngồi ra cịn một số yếu tố khác nữa.

 Về mức quan tâm đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong tương lai thì có sự khác biệt rõ ràng giữa hai nhóm sử dụng và khơng sử dụng sản phẩm phái sinh. Theo số liệu thống kê từ khảo sát, đa phần các doanh nghiệp đã từng sử dụng sản phẩm phái sinh lựa chọn sẽ tiếp tục sử dụng. Đa số các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh đánh giá mức độ thành công trong sử dụng rất thấp, điều này phản ánh tâm lý “ làm có lời thì làm tiếp”, mặt khác nó cũng cho thấy các doanh nghiệp chỉ sử dụng sản phẩm phái sinh ở mức “cầm chừng” hoặc theo “kiểu du kích” chứ chưa đưa phòng ngừa rủi ro vào chiến lược kinh doanh của mình và chưa đưa thành quy định khi nào bắt buộc sử dụng những công cụ này. Đây sẽ là một trở ngại cho việc thực hiện sản phẩm phái sinh trong phịng ngừa rủi ro mang tính chiến lược. Phịng ngừa rủi ro hiện nay chỉ mang tâm lý ngắn hạn và mang tính tình thế. Chúng ta chưa xây dựng một cách tiếp cận quản trị rủi ro công ty (enterprise risk management approach) trong chiến lược kinh doanh. Cịn về nhóm chưa sử dụng sản phẩm phái sinh thì họ chỉ đang dừng lại ở mức có quan tâm sản phẩm và có thể sẽ “dùng thử” nhưng khơng biết dùng thế nào. Điều

này gợi ý cần tiếp tục mở rộng điều tra nguồn thông tin về sản phẩm phái sinh cho doanh nghiệp để định vị hướng quảng bá hiệu quả hơn.

 Tổng kết số liệu khảo sát, cho thấy có 4 ngun nhân chính cản trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh của các doanh nghiệp là: khuôn khổ pháp lý; quy định hạch toán bất lợi; nâng cao nhận thức và trình độ của doanh nghiệp trong việc sử dụng sản phẩm phái sinh; nâng cao năng lực tư vấn của hệ thống ngân hàng. Việc am hiểu về sản phẩm phái sinh chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện duy nhất cản trở việc sử dụng. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và trình độ doanh nghiệp được các doanh nghiệp đồng thuận đánh giá là quan trọng nhất.

 Qua cuộc khảo sát, chúng ta thấy được các vấn đề quan trọng cần quan tâm chủ

yếu như sau: Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn cịn ít sử dụng sản phẩm phái sinh trong phòng ngừa rủi ro, mức độ thành công của việc sử dụng sản phẩm phái sinh trong phòng ngừa rủi ro còn hạn chế và doanh nghiệp chưa am hiểu cũng như chưa ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng sản phẩm phái sinh trong việc bảo vệ mình trước những rủi ro tài chính. Những phân tích thống kê và bảng biểu cho thấy việc sử dụng sản phẩm phái sinh theo tư duy tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn là phịng ngừa rủi ro, và họ sẽ tiếp tục sử dụng nếu sản phẩm phái sinh nếu lần đầu tiên sử dụng đem lại lợi ích cho họ. Những phát hiện này này gợi ý nhiều về vai trò của việc đào tạo và tư vấn trong việc sử dụng sản phẩm phái sinh. Rõ ràng theo các kiểm định thống kê là các doanh nghiệp có am hiểu nhiều về phái sinh hơn sẽ quan tâm sử dụng hơn. Ngồi vấn đề trình độ am hiểu của doanh nghiệp, các vấn đề về khung pháp lý, trình độ nhân lực của doanh nghiệp và tâm lý ngại trách nhiệm cũng là những rào cản nổi bật hạn chế doanh nghiệp tìm đến với sản phẩm phái sinh. Ngoài ra, một yếu tố chủ quan không được đề cập nhiều trong các nghiên cứu trước đây và trong các bài viết trên báo chí là khả năng marketing của đơn vị chào bán sản phẩm phái sinh cho doanh nghiệp cũng là một điểm cần cải thiện nếu muốn việc sử dụng sản phẩm phái sinh trong phòng ngừa rủi ro trở nên phổ biến hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản phẩm phái sinh bất động sản tại việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)