Đánh giá các rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM việt nam (Trang 46)

Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của hệ thống NHTM từ năm 2004- 2009 bình quân trong khoảng từ 25% - 31%. Năm 2005 tăng 31% so với năm 2004; năm 2006 tăng 26%; năm 2007 tăng 54%; năm 2008 tăng 21%. Trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng rất mạnh điều này làm tỷ lệ nợ xấu trong năm 2007 giảm còn 1.38%, việc tỷ lệ nợ xấu giảm không phải xuất phát từ lý do các ngân hàng đã thu được nợ xấu mà từ nguyên nhân dư nợ cho vay tăng làm giảm tỷ lệ nợ xấu sẽ là một rủi ro tiềm ẩn lớn.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 ngàn tỷ 2004 2005 2006 2007 2008 2009 năm

Biểu đồ 2.2 Tình hình cho vay của các NHTM VN (2004- 2009).

Nguồn: số liệu báo cáo thường niên của NHNN.

Tình hình nợ xấu đã được cải thiện qua các năm giảm từ 4.6% năm 2004 xuống 1.38% năm 2007, nhưng đến năm 2008 lại tăng lên 3.5%, nguyên nhân là do trong năm 2007 dư nợ tăng trưởng mạnh làm che dấu nợ xấu đang tiềm ẩn đồng thời nợ xấu phát sinh trong năm này còn xuất phát từ nguyên nhân cho vay bất động sản.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 2004 2005 2006 2007 2008 2009năm %

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM (2004 -2009).

Nguồn: số liệu báo cáo thường niên của NHNN.

Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống các NHTM năm 2008 tăng lên đến 3,5% và ở thời điểm cuối năm 2009 tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,5% nhưng vẫn còn thấp hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế 5%. Tuy nhiên, vẫn còn một số NH, khi áp dụng phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đã phân loại nợ chưa triệt để, nên chưa phản ánh đầy đủ tình hình nợ xấu thực tế của toàn hệ thống NHTM. Với báo cáo nợ xấu của tất cả các NHTM bình quân khoảng 1,28%/ tổng dư nợ, nhưng khi kiểm tra có NH lên tới 12%. Đó là theo chuẩn kế tốn Việt Nam, cịn chuẩn quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu sẽ được đánh giá cao hơn nhiều. Lý do là nợ xấu (NPL) theo cách tính của quốc tế là các khoản nợ khơng

có khả năng trả hoặc gần như khơng có khả năng trả. Trong khi đó, cách của Việt Nam chỉ tính khoản nợ đến hạn và việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn trả

nợ, thiếu các sự đánh giá kết hợp nên không phản ánh đúng thực chất khoản nợ Việc tăng trưởng tín dụng cao đã dẫn đến chất lượng các khoản vay đi xuống, chạy đua tăng trưởng dư nợ thường làm các NHTM bỏ qua các quy định nên tiềm ẩn rủi ro có xu hướng tăng. Đặc biệt các nhóm NHTM NN tỷ lệ nợ xấu cao hơn NHTM CP, như: trong năm 2009 tỷ lệ nợ xấu của Agribank 2.6%, BIDV 2.82%. Trong khi đó của ACB 1.2%, Sacombank 0.76%.

Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM. TỶ LỆ NỢ XẤU (%) TỶ LỆ NỢ XẤU (%) STT NGÂN HÀNG 2007 2008 2009 1 AGRIBANK 1.9 2.68 2.6 2 MHB 1.11 2.5 2.03 3 BIDV 3.98 2.71 2.82 4 VCB 3.87 4.61 2.47 5 SACOMBANK 0.24 1.1 0.76 6 Eximbank NA 4.71 3.3 7 ACB 0.44 0.9 1.2

Nguồn: số liệu báo cáo của các NHTM. (NA: khơng có số liệu)

Từ nhiều nguyên nhân để lý giải vấn đề này nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các NHTM NN có khách hàng vay lớn chủ yếu là DNNN:

+ Mối quan hệ truyền thống, cùng hình thức sở hữu, nhu cầu vay lớn và khả năng cho vay lớn (NHTM CP khó đáp ứng).

+ Cho vay theo các hội chứng kinh tế, phong trào khẩu hiệu phát triển kinh tế hay chủ nghĩa thành tích. Do đó, các NHTM NN chuyển hướng cho vay nhiều vào tổng cty nhà nước mà thực lực tài chính và khả năng quản trị rất yếu kém. Thực trạng cho vay với mức dư nợ tới 35 - 40% vào nhóm khách hàng đang báo động về chất lượng tín dụng. Trong đó, điển hình là các tổng cty thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải (tàu biển) đang trở thành con nợ lên tới 11 ngàn tỷ đồng mà trong đó theo báo cáo của Bộ Tài chính có tới trên 90% khoản nợ nói trên thuộc vốn vay của NHTM NN.

+ Do cùng hình thức sở hữu Nhà nước nên trong thời gian dài có trào lưu đầu tư tín dụng theo chương trình của Chính phủ hoặc cho vay theo chương trình phát triển theo khu vực kinh tế vùng của các cấp chính quyền. Ví dụ: cho vay theo chỉ thị và theo chương trình mía đường, giao thơng, đánh bắt xa bờ…

Các NHTM NN cũng là những NH có tỷ trọng dư nợ tín dụng cao, các hoạt động dịch vụ NH hạn chế thì độ phân tán rủi ro càng thấp và mức độ rủi ro càng cao. Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN thì sắp tới sẽ quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động tối đa là 80% .

Bảng 2.8 Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động của một số NHTM VN năm 2008, 2009. TỶ LỆ CẤP TÍN DỤNG TỪ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG (LDR) (%) STT TÊN NGÂN HÀNG 2008 2009 1 VCB 57 61 2 BIDV 73 77 3 VIETIN 69 74 4 ACB 38 46 5 STB 59 65 6 TECHCOM 51 51 7 EXIM 63 75 8 MB 41 50 9 MARITIME 38 40

Nguồn: số liệu thống kê của NHNN.

Theo đó, tỷ lệ LDR trung bình của 10 NHTM VN lớn nhất năm 2008 là 54% và năm 2009 là 60%. Nhìn vào bảng tính tốn LDR trên, một số NH có tỷ lệ LDR gần chạm ngưỡng 80%, như: BIDV 77%, CTG 74% và EIB 75%. Đây cũng là các NH mà nguồn thu chính vẫn là từ tín dụng nên số dư cho vay thường cao là vấn đề cần quan tâm điều chỉnh trong thời gian tới.

* Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:

Qua phân tích trên cho thấy một số ngun nhân có liên quan đến tình hình hoạt động tín dụng chưa tốt, tỷ lệ nợ xấu còn cao ở các NHTM VN:

Về phía Ngân hàng:

- Các NHTM VN chưa chấp hành nghiêm túc qui chế tín dụng và điều kiện cho vay.

- Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng khơng phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của NH.

- Do cán bộ NH chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như: công tác thẩm định đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, giải ngân khơng đúng u cầu dịng tiền trong dự án thẩm định, thiếu TSĐB, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, thiếu trách nhiệm kiểm tra giám sát tiền vay… vừa qua có NHTM

giải ngân trước khi đi đăng ký giao dịch đảm bảo để kẻ gian lừa đảo bằng TSTC giả, … đã làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

- Do trình độ nghiệp vụ của CBTD cịn yếu nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay cịn chưa tốt, cịn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay, ví dụ: trong năm 2007 thị trường bất động sản đang nóng nhưng NH vẫn định giá tài sản thế chấp là bất động sản theo giá thị trường mà khơng tiên đốn được xu hướng nhất thời của thị trường và diễn biến giá cả trong tương lai dẫn đến định giá cao và cho vay cao. Cuối năm 2008, thị trường bất động sản đóng băng, giá bất động sản giảm khách hàng khơng có khả năng trả nợ.

- Cán bộ ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh như thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ. ví dụ: đầu năm 2010 cán bộ tại một NH đã cùng khách hàng lập hồ sơ cho vay đối với những cổ phiếu giả đã làm thất thốt hơn 120 tỷ đồng.

- Cơng tác cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin tín dụng tại nhiều NHTM vẫn cịn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng về dư nợ tín dụng, cịn có tình trạng một khách hàng vay vốn tại nhiều NHTM nhưng khơng có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro. Việc tìm kiếm thơng tin cực kỳ khó khăn, tình trạng thơng tin bất cân xứng là phổ biến (CBTD chủ yếu lấy thông tin từ chính sự khai báo của khách hàng).

- Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợi nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh.

- Do áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- Do tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong nội bộ ngân hàng.

Về phía người đi vay:

Nguyên nhân là do năng lực điều hành của DN còn hạn chế, những thay đổi trong môi trường kinh doanh làm DN khơng có khả năng ứng phó hay do bản thân khách hàng cố tình lừa đảo,.. Năm 2008 vụ việc của khu du lịch sinh thái An Khánh do một số tập đoàn tư nhân chuyển giao cho nhau và đã bị thế chấp để vay vốn một NHTMCP, nhưng Cty vẫn bán 47 lô biệt thự tại khu này cho các hộ dân.

Do thực hiện các chính sách vĩ mơ:

Do những tác nhân về chính sách tiền tệ nới lỏng như tự do hóa về lãi suất, nới lỏng điều kiện vay vốn đã làm cho con số tăng trưởng tín dụng tăng tới mức khó tin. Trong đó, đáng chú ý là cho vay kinh doanh đầu tư BĐS và CK.

Vấn đề lạm phát gia tăng Chính phủ buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và từ đây đã gây ra hậu quả: lãi suất thực âm, trần lãi suất huy động bị khống chế, dẫn đến nguồn tiền trên thị trường cấp 1 bị cạn, trong khi khơng ít NH đã cho vay lỡ trớn và khả năng trả nợ của DN bị yếu kém.

2.1.4.2. Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản làm giảm thu nhập, uy tín, mất khả năng thanh toán. Trong ngắn hạn, có lẽ các NH sợ nhất tình trạng này, đặc biệt khi thơng tin rủi ro bị lọt ra bên ngoài. Liên quan đến rủi ro thanh khoản, ta thấy có mối quan hệ giữa LS và thanh khoản. Mỗi khi thanh khoản hệ thống có vấn đề, LS, đặc biệt là LS huy động và LS liên NH lại bị đẩy lên cao khiến NH gặp rủi ro về thu nhập và giá trị tài sản của NH chịu ảnh hưởng bất lợi của những biến động LS. Từ đó lại dẫn đến rủi ro thanh khoản. Đây là một cái vịng luẩn quẩn, nếu khơng có khung quản trị rủi ro tốt thì các NH khơng thể thốt ra được.

Từ năm 2007, khi hệ thống NH Việt Nam đã gặp phải hai vấn đề lớn gồm: rủi ro về mặt thanh khoản và rủi ro từ các hoạt động liên quan đến CK và BĐS. Rủi ro thanh khoản của hệ thống NH gia tăng do cung tiền được mở rộng với tốc độ cao cộng với sự mở rộng quá nhanh của một số NH, nhất là các NH nhỏ. Điều này đã tạo ra sự mất cân đối trong việc huy động vốn và cho vay của các NH. Nên khi lạm phát ở mức báo động, chính sách thắt chặt tiền tệ được đưa ra một cách quá mạnh và có phần đột ngột đã làm lộ ra những vấn đề về quản lý cũng như rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Năm 2008, tình trạng khan hiếm tiền đồng, đã đẩy các NHTM vào cuộc chạy đua LS làm mặt bằng LS huy động tăng dần lên từ 12% lên tới 18,6%/năm. Mặc dù LS huy động tăng cao nhưng thực tế đồng Việt Nam thu hút về NH lại

không được như ý muốn của các nhà quản lý và tình trạng thanh khoản vẫn luôn bị những áp lực rất căng thẳng.

Bảng 2.9 Chỉ số trạng thái tiền mặt của một số NHTM.

CHỈ SỐ TRẠNG THÁI TIỀN MẶT (%) STT NGÂN HÀNG

NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009

1 AGRIBANK 2.51 5.39 12.57 2 BIDV 1.94 2.31 6.77 3 ACB 8.07 11.73 26.86 4 ĐÔNG Á 8.35 13.83 NA 5 EXIMBANK 7.35 15.79 24.34 6 HDBANK 14.68 21.71 34.18 7 SACOMBANK 7.28 15.54 25.51 8 VIB 1.38 22.78 30.61 9 VCB 2.77 5.92 29.8 10 VIỆT Á 30.49 24.3 18.13 11 GIA ĐỊNH 36.09 41.54 12.34 12 HÀNG HẢI 1.01 48.44 26.72 13 NAM Á 33.33 15.79 34.1 14 SCB 13.29 2.76 10.84 15 HABUBANK 1.98 0.97 27

Nguồn: báo cáo tài chính của các NHTM. (NA: khơng có số liệu)

Trong năm 2007, 2008 và 2009 một số NHTM có chỉ số này rất thấp như SCB, VCB, BIDV, Agribank. Những NH này khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất sẽ khó có khả năng đáp ứng.

Hầu hết các NHTM ở VN có chỉ số CK thanh khoản với tỷ lệ thấp. Đặc biệt, có những NH có tỷ lệ nắm giữ CK cực kỳ thấp như: ACB, Đông Á, HDBank, Việt Á, Nam Á. Cuối năm 2007 thị trường CK VN xuống dốc nghiêm trọng do đó việc nắm giữ các CK của các NH đã không làm tăng khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, năm 2008 một số NH tăng cường nắm giữ các CK thanh khoản như SCB, Habubank, ngược lại một số NH đã giảm nghiêm trọng việc nắm giữ các CK như Eximbank, VIB, VCB mà lý do chính là thị trường CK chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh.

Bảng 2.10 Chỉ số chứng khoán thanh khoản của một số NHTM.

CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THANH KHOẢN (%) STT NGÂN HÀNG

1 AGRIBANK 8.75 9.63 5.93 2 BIDV 12.85 12.95 10.27 3 ACB 2.53 1.03 0.1 4 ĐÔNG Á 3.18 1.22 NA 5 EXIMBANK 16.88 2.63 12.99 6 HDBANK 0.22 0.32 6.74 7 SACOMBANK 17.66 12.67 9.64 8 VIB 17 14.03 15.57 9 VCB 19.22 14.32 8.23 10 VIỆT Á 1.3 2.96 1.02 11 GIA ĐỊNH 5.47 3.54 3.36 12 HÀNG HẢI 12.35 12.04 13.34 13 NAM Á 3.76 2.6 1.56 14 SCB 3.64 10.84 16.66 15 HABUBANK 9.44 14.27 12.2

Nguồn: báo cáo tài chính của các NHTM. (NA: khơng có số liệu)

Năm 2009 giữa tốc độ tăng vốn huy động và tốc độ tăng vốn cho vay của các NHTM mất cân đối, tốc độ tăng vốn cho vay lên tới 29,3%, cao hơn tốc độ tăng vốn huy động (22%). Đồng thời, cơ cấu kỳ hạn cũng mất cân đối, người có tiền gửi tiết kiệm thường chọn kỳ hạn ngắn và nhiều NHTM đã dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn vượt quá tỷ lệ quy định. Việc mất cân đối cơ cấu kỳ hạn cũng tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản.

* Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro thanh khoản trong thời gian qua tại các NHTM VN:

Tăng trưởng tín dụng q nóng: dịng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong XH vào các NHTM bị hạn chế do tác động của lạm phát và lòng tin. Trong khi tăng trưởng tín dụng q nóng (năm 2007 là 53,89%) so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ huy động. Mất cân đối trong cơ cấu tài sản,cơ cấu đầu tư không hợp lý do NH đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Chính điều này đã tạo ra sự rủi ro thanh khoản cao đối với NHTM. Đồng thời, các NHTM không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của NHNN nên khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt một cách quyết liệt thì một số NHTM khơng thể xoay chuyển kịp thời, bị mất thanh khoản.

Do các NHTM đã khơng thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản: sự yếu kém từ quản trị TS nợ, có của các

NHTM và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu… NHNN cũng khó nắm bắt chắc chắn tình hình thanh khoản cũng như sự thay đổi lớn trong TS của mỗi NHTM để điều chỉnh quy định của mình. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các NH, chỉ cần một vài NH mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống NH.

Do sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu của ngân hàng trong thời gian qua.

Có nguyên nhân từ việc nhà đầu tư nhận thấy rằng khủng hoảng thanh khoản đang hoặc sắp xảy ra với ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)