2.2. Việc áp dụng hệ thống Basel II trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt
2.2.1. Các văn bản pháp luật
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN Việt Nam và các TCTD Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động NH cũng như nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của các NHTM tiến dần từng bước đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo đó, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực của Basel II được đặc biệt chú trọng, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu thời gian qua. Trong đó, có định hướng một số chỉ tiêu và hoạt động NH.
Bảng 2.11 Một số chỉ tiêu và hoạt động NH giai đoạn 2006- 2010.
Tăng trưởng bình qn tín dụng (%/năm) 18 - 20 Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010 (%) không dưới 8 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đến năm 2010 (%) dưới 5
Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2010 Chuẩn mực quốc tế Basel I Dự trữ quốc tế tối thiểu đến năm 2010 12 tuần nhập khẩu
Nguồn: theo quyết định 112/2006/QĐ-TTg.
Về phía cơ quan quản lý, đã mở các cuộc hội thảo và ban hành các văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng:
Ngày 25/1/2005 Tổ chức hội thảo "Hiệp định Basel II và khả năng tác động đối với hoạt động tài trợ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam" do Trung Pháp - Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG) tổ chức.
Ngày 22 và 23/9/2010, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, NHNN đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo về Basel II - Kỹ thuật giảm thiểu rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng.
Quyết định 296/1999/QĐ-NHNN Quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng; Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM; Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 qui định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD và NHNN cũng đang khẩn trương hoàn thiện để ban hành quy định mới về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các TCTD. Đây là bước tiến quan trọng trong việc từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel II tại Việt Nam.
Về phía các TCTD VN, Basel II đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, nhất là năng lực quản lý rủi ro. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định của NHNN, các TCTD cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro của NH mình cho phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể của mỗi NH và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II.